Thật vậy, theo các thông tin mới nhất được Tạp chí Army Recognition đăng tải, hệ thống phòng không Bavar-373 có khả năng tác chiến tương xứng với tên lửa S-300 nổi tiếng của Nga. Thậm chí, Bavar-373 vượt xa các thế hệ S-300P/PMU của Nga, tiệm cận các hệ thống S-300V4. Ảnh: DefanewsGiới truyền thông Iran cho hay, nguyên mẫu của Bavar-373 được chế tạo vào ngày 22/11/2011 và chính thức giới thiệu trong một buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Hassan Rouhani vào ngày 22/8/2019. Đây cũng được cho là phiên bản sản xuất hàng loạt hoàn chỉnh của Bavar-373 sau nhiều lần lộ diện không chính thức. Ảnh: WikipediaMột khẩu đội hệ thống tên lửa Bavar-373 bao gồm: 6 bệ phóng tự hành (mỗi bệ 4 đạn tên lửa); một đài radar điều khiển hỏa lực; một radar bám bắt mục tiêu băng S và một đài chỉ huy. Tất cả đều đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp 8x8 hoặc 10x10 bánh. Ảnh: DefanewsTrong ảnh là đài chỉ huy khẩu đội Bavar-373, nó được đặt trên khung gầm xe vận tải Zafar 8x8 bánh. Ảnh: DefanewsĐài radar bám bắt mục tiêu của Bavar-373. Kiểu dáng của nó trông khá giống đài 96L6E của tổ hợp S-300, S-400, tuy nhiên anten thô hơn nhiều. Tầm hoạt động của nó không được công bố, nhưng có nguồn tin cho rằng Bavar-373 có thể phát hiện đến 300 mục tiêu cùng lúc ở cự ly 300km. Đây có lẽ là tham số của radar, nó tương đương với đài 96L6 của Nga. Ảnh: DefanewsTrong ảnh là đài radar điều khiển hỏa lực Meraj-4 với công nghệ anten mạng pha có tầm phát hiện mục tiêu từ 400 tới 500km, theo dõi ở cự ly 200km, góc quét 360 độ. Ảnh: DefanewsVề bệ phóng, Bavar-373 thiết kế với các cụm ống phóng hình vuông trông rất đồ sộ thay vì thon gọn như S-300. Chúng được đặt trên khung gầm xe vận tải 10x10 bánh. Có vẻ như Bavar-373 học theo thiết kế của bệ phóng tên lửa Patriot PAC-2 của Mỹ. Ảnh: WikipediaTheo nguồn tin công nghiệp quốc phòng Iran, Bavar-373 sử dụng đạn tên lửa phòng không mang tên Sayyad 4. Nó có hình dạng tương tự đạn 48N6E trên S-300PMU. Chúng được giới thiệu có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên không bao gồm cả tên lửa đạn đạo. Ảnh: WikipediaTuy giống là vậy nhưng Sayyad 4 có tầm bắn lên tới 300km, độ cao đánh chặn đến 27km. Tham số này vượt trội đạn 48N6E vốn có tầm bắn chỉ 150km. Nếu các thông tin mà Iran công bố là chính xác thì Bavar-373 vượt trội hoàn toàn các hệ thống S-300P/PMU. Ảnh: TasnimVề khả năng tác chiến tổng thể, Bavar-373 có khả năng theo dõi cùng lúc 60 mục tiêu và hạ 6 mục tiêu cùng lúc gồm cả tên lửa đạn đạo. Ảnh: ISNAVới khả năng như vậy, tên lửa phòng không Bavar-373 hoàn toàn có thể giúp Iran đánh trả hiệu quả các cuộc tập kích đường không quy mô bằng tên lửa hành trình và máy bay ném bom chiến lược của Mỹ. Ảnh: WikipediaVideo Iran ra mắt hệ thống phòng thủ tên lửa Bavar-373 sản xuất trong nước - Nguồn: Vietmedia TV@Youtube
Thật vậy, theo các thông tin mới nhất được Tạp chí Army Recognition đăng tải, hệ thống phòng không Bavar-373 có khả năng tác chiến tương xứng với tên lửa S-300 nổi tiếng của Nga. Thậm chí, Bavar-373 vượt xa các thế hệ S-300P/PMU của Nga, tiệm cận các hệ thống S-300V4. Ảnh: Defanews
Giới truyền thông Iran cho hay, nguyên mẫu của Bavar-373 được chế tạo vào ngày 22/11/2011 và chính thức giới thiệu trong một buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Hassan Rouhani vào ngày 22/8/2019. Đây cũng được cho là phiên bản sản xuất hàng loạt hoàn chỉnh của Bavar-373 sau nhiều lần lộ diện không chính thức. Ảnh: Wikipedia
Một khẩu đội hệ thống tên lửa Bavar-373 bao gồm: 6 bệ phóng tự hành (mỗi bệ 4 đạn tên lửa); một đài radar điều khiển hỏa lực; một radar bám bắt mục tiêu băng S và một đài chỉ huy. Tất cả đều đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp 8x8 hoặc 10x10 bánh. Ảnh: Defanews
Trong ảnh là đài chỉ huy khẩu đội Bavar-373, nó được đặt trên khung gầm xe vận tải Zafar 8x8 bánh. Ảnh: Defanews
Đài radar bám bắt mục tiêu của Bavar-373. Kiểu dáng của nó trông khá giống đài 96L6E của tổ hợp S-300, S-400, tuy nhiên anten thô hơn nhiều. Tầm hoạt động của nó không được công bố, nhưng có nguồn tin cho rằng Bavar-373 có thể phát hiện đến 300 mục tiêu cùng lúc ở cự ly 300km. Đây có lẽ là tham số của radar, nó tương đương với đài 96L6 của Nga. Ảnh: Defanews
Trong ảnh là đài radar điều khiển hỏa lực Meraj-4 với công nghệ anten mạng pha có tầm phát hiện mục tiêu từ 400 tới 500km, theo dõi ở cự ly 200km, góc quét 360 độ. Ảnh: Defanews
Về bệ phóng, Bavar-373 thiết kế với các cụm ống phóng hình vuông trông rất đồ sộ thay vì thon gọn như S-300. Chúng được đặt trên khung gầm xe vận tải 10x10 bánh. Có vẻ như Bavar-373 học theo thiết kế của bệ phóng tên lửa Patriot PAC-2 của Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Theo nguồn tin công nghiệp quốc phòng Iran, Bavar-373 sử dụng đạn tên lửa phòng không mang tên Sayyad 4. Nó có hình dạng tương tự đạn 48N6E trên S-300PMU. Chúng được giới thiệu có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên không bao gồm cả tên lửa đạn đạo. Ảnh: Wikipedia
Tuy giống là vậy nhưng Sayyad 4 có tầm bắn lên tới 300km, độ cao đánh chặn đến 27km. Tham số này vượt trội đạn 48N6E vốn có tầm bắn chỉ 150km. Nếu các thông tin mà Iran công bố là chính xác thì Bavar-373 vượt trội hoàn toàn các hệ thống S-300P/PMU. Ảnh: Tasnim
Về khả năng tác chiến tổng thể, Bavar-373 có khả năng theo dõi cùng lúc 60 mục tiêu và hạ 6 mục tiêu cùng lúc gồm cả tên lửa đạn đạo. Ảnh: ISNA
Với khả năng như vậy, tên lửa phòng không Bavar-373 hoàn toàn có thể giúp Iran đánh trả hiệu quả các cuộc tập kích đường không quy mô bằng tên lửa hành trình và máy bay ném bom chiến lược của Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Video Iran ra mắt hệ thống phòng thủ tên lửa Bavar-373 sản xuất trong nước - Nguồn: Vietmedia TV@Youtube