Mới đây, trên các trang tin của Nga xuất hiện những hình ảnh về một hệ thống bệ phóng trên không khổng lồ với... 24 động cơ phản lực cỡ lớn giúp đưa những tàu con thoi nặng cả chục tấn lên độ cao 20 km so với mặt đất trước cất cánh. Nguồn ảnh: Sina.Với việc cất cánh từ độ cao lớn như vậy, các tàu con thoi có thể tận dụng được bề mặt cong của Trái Đất để trượt lên độ cao của quỹ đạo mà không cần các tên lửa đẩy tốn kém, chỉ dùng được một lần. Ngoài việc sử dụng vào việc phóng tàu con thoi, hệ thống này còn có thể sử dụng vào mục đích quân sự với việc phóng các tên lửa đạn đạo lên trên độ cao khí quyển. Nguồn ảnh: Sina.Cụ thể, các tên lửa đạn đạo chiến lược sẽ được đưa ra ngoài quỹ đạo trái đất từ hệ thống bệ phóng trên không này, sau đó, các tên lửa sẽ trôi lơ lửng xung quanh quỹ đạo trái đất trước khi nhận lệnh tấn công và bay ngược trở lại trái đất để tấn công. Việc nằm trên độ cao quỹ đạo sẽ khiến các tên lửa này nằm ngoài tầm với của hệ thống radar do đó chúng sẽ không thể bị đánh chặn. Nguồn ảnh: Sina.Nguyên gốc bản thảo chiếc máy bay Antonov 225 với 8 động cơ phản lực đẩy cỡ lớn. Antonov 225 hiện giờ đang là chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới và nếu hiện thực hóa được chiếc Antonov 8 động cơ này thì đẳng cấp "ngựa thồ" của Liên Xô sẽ được Nga và Ukraine nâng lên thêm một tầm cao mới. Nguồn ảnh: Sina.Một bản thảo khác với 14 động cơ phản lực đẩy. Thực tế, việc xây dựng các máy bay vận tải khổng lồ với hàng chục động cơ phản lực là điều hoàn toàn nằm có thể với các công nghệ đương thời. Tuy nhiên, sẽ rất lãng phí nếu như không tìm kiếm được một mục đích sử dụng hợp lý cho những chiếc "Siêu ngựa thồ bay" này. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù vậy, khi những cường quốc trên thế giới đang dần mở rộng tầm ảnh hưởng ra ngoài... vũ trụ thì việc phát triển những bệ phóng trên không này rõ ràng không phải là thừa thãi. Mỹ đã có các tên lửa đẩy có thể tự động hạ cánh và tái sử dụng nhiều lần và Nga vẫn đang cần một thứ gì đó tương tự để phục vụ cho cuộc đua "xâm chiếm" vũ trụ. Nguồn ảnh: Sina.Với chiếc phản lực Antonov 225 24 động cơ này, con đường lên vũ trụ của người Nga sẽ được rút ngắn đi rất nhiều cả về tiền bạc lẫn thời gian. Gần như sẽ không có bất cứ một bộ phận nào bị bỏ phí trong toàn bộ quá trình phóng tàu con thoi hoặc vệ tinh, tiết kiệm tối đa chi phí và hạn chế phát thải rác vào trong vũ trụ. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài việc sử dụng vào ngành hàng không vũ trụ, các máy bay cỡ siêu trường siêu trọng như chiếc Antonov 225 24 động cơ này còn có thể được sử dụng vào việc vận chuyển các thiết bị quân sự cỡ lớn, triển khai quân cực kỳ nhanh chóng hoặc vận tải hàng hóa với giá rẻ trong lĩnh vực dân sự. Nguồn ảnh: Sina.Hiện tại thì Antonov An-225 Mriya vẫn là chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới với khả năng chở được cả một tàu con thoi cất cánh vào vũ trụ. Vị trí thứ nhất này của Antonov 225 vẫn được giữ vững kể từ năm 1988 mặc dù hiện nay trên thế giới chỉ còn duy nhất một chiếc còn hoạt động tốt. Nguồn ảnh: Sina.
Mới đây, trên các trang tin của Nga xuất hiện những hình ảnh về một hệ thống bệ phóng trên không khổng lồ với... 24 động cơ phản lực cỡ lớn giúp đưa những tàu con thoi nặng cả chục tấn lên độ cao 20 km so với mặt đất trước cất cánh. Nguồn ảnh: Sina.
Với việc cất cánh từ độ cao lớn như vậy, các tàu con thoi có thể tận dụng được bề mặt cong của Trái Đất để trượt lên độ cao của quỹ đạo mà không cần các tên lửa đẩy tốn kém, chỉ dùng được một lần. Ngoài việc sử dụng vào việc phóng tàu con thoi, hệ thống này còn có thể sử dụng vào mục đích quân sự với việc phóng các tên lửa đạn đạo lên trên độ cao khí quyển. Nguồn ảnh: Sina.
Cụ thể, các tên lửa đạn đạo chiến lược sẽ được đưa ra ngoài quỹ đạo trái đất từ hệ thống bệ phóng trên không này, sau đó, các tên lửa sẽ trôi lơ lửng xung quanh quỹ đạo trái đất trước khi nhận lệnh tấn công và bay ngược trở lại trái đất để tấn công. Việc nằm trên độ cao quỹ đạo sẽ khiến các tên lửa này nằm ngoài tầm với của hệ thống radar do đó chúng sẽ không thể bị đánh chặn. Nguồn ảnh: Sina.
Nguyên gốc bản thảo chiếc máy bay Antonov 225 với 8 động cơ phản lực đẩy cỡ lớn. Antonov 225 hiện giờ đang là chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới và nếu hiện thực hóa được chiếc Antonov 8 động cơ này thì đẳng cấp "ngựa thồ" của Liên Xô sẽ được Nga và Ukraine nâng lên thêm một tầm cao mới. Nguồn ảnh: Sina.
Một bản thảo khác với 14 động cơ phản lực đẩy. Thực tế, việc xây dựng các máy bay vận tải khổng lồ với hàng chục động cơ phản lực là điều hoàn toàn nằm có thể với các công nghệ đương thời. Tuy nhiên, sẽ rất lãng phí nếu như không tìm kiếm được một mục đích sử dụng hợp lý cho những chiếc "Siêu ngựa thồ bay" này. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù vậy, khi những cường quốc trên thế giới đang dần mở rộng tầm ảnh hưởng ra ngoài... vũ trụ thì việc phát triển những bệ phóng trên không này rõ ràng không phải là thừa thãi. Mỹ đã có các tên lửa đẩy có thể tự động hạ cánh và tái sử dụng nhiều lần và Nga vẫn đang cần một thứ gì đó tương tự để phục vụ cho cuộc đua "xâm chiếm" vũ trụ. Nguồn ảnh: Sina.
Với chiếc phản lực Antonov 225 24 động cơ này, con đường lên vũ trụ của người Nga sẽ được rút ngắn đi rất nhiều cả về tiền bạc lẫn thời gian. Gần như sẽ không có bất cứ một bộ phận nào bị bỏ phí trong toàn bộ quá trình phóng tàu con thoi hoặc vệ tinh, tiết kiệm tối đa chi phí và hạn chế phát thải rác vào trong vũ trụ. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài việc sử dụng vào ngành hàng không vũ trụ, các máy bay cỡ siêu trường siêu trọng như chiếc Antonov 225 24 động cơ này còn có thể được sử dụng vào việc vận chuyển các thiết bị quân sự cỡ lớn, triển khai quân cực kỳ nhanh chóng hoặc vận tải hàng hóa với giá rẻ trong lĩnh vực dân sự. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại thì Antonov An-225 Mriya vẫn là chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới với khả năng chở được cả một tàu con thoi cất cánh vào vũ trụ. Vị trí thứ nhất này của Antonov 225 vẫn được giữ vững kể từ năm 1988 mặc dù hiện nay trên thế giới chỉ còn duy nhất một chiếc còn hoạt động tốt. Nguồn ảnh: Sina.