Gần đây, thông tin nóng nhất về hoạt động xuất khẩu quân sự của Trung Quốc, là tin đồn Argentina mua 12 chiến đấu cơ JF-17, với tổng giá trị hợp đồng là 600 triệu USD (trung bình 50 triệu USD/chiếc) và nhiều khả năng đây sẽ là mẫu mới nhất Block III, được trang bị radar mảng pha chủ động KLJ-7A và động cơ RD-93MA mới nhất. JF-17 là chiến đấu cơ hạng nhẹ, có giá rẻ nhất thế giới; tuy nhiên hiện nay những máy bay chiến đấu thế hệ 4 hiện đại như F/A-18E/ F của Mỹ hay Su-30SM của Nga đã giảm xuống khoảng 50-60 triệu USD/chiếc; nhưng đây chỉ là giá máy bay không. Những chiếc JF-17 khi bán, được Trung Quốc và Pakistan xuất kèm vũ khí hỗ trợ, phụ tùng thay thế, dịch vụ bảo trì và thậm chí kèm cả dây chuyền sản xuất. Trên thực tế, nếu máy bay chiến đấu của phương Tây được bán theo gói, đơn giá thường rất cao. Ví dụ, đơn giá của Gripen NG của Thụy Điển, xuất khẩu sang Brazil đã vượt quá 100 triệu USD.Các cuộc đàm phán về việc bán JF-17 giữa Trung Quốc và Argentina bắt đầu vào năm 2013, nhiều lúc tưởng chừng hợp đồng đã được ký đến nơi; thậm chí nhà sản xuất máy bay Argentina còn nghĩ ra một cái tên mới cho JF-17 tự lắp ráp, mà được gọi là "Arrow III", tiếp nối máy bay cánh quét "Arrow II", từng biên chế trong lực lượng Không quân Argentina. Sau đó, Argentina thông báo rằng, họ sẽ không mua JF-17 vì thiết kế có quá nhiều điểm chưa hoàn thiện và thay vào đó là mua máy bay chiến đấu Kfir Block60, đã qua sử dụng của Israel. Tuy nhiên, thỏa thuận đã không được thông qua, mà cũng không có sự thảo luận nghiêm túc. Gần đây nhất, vào năm 2019, Argentina đã đàm phán với Hàn Quốc để mua 12 máy bay chiến đấu FA-50. Tuy nhiên, do mâu thuẫn với Anh về tranh chấp lãnh thổ, Anh đã từ chối cung cấp ghế phóng Martin Baker và Hàn Quốc không thể có sản phẩm thay thế, thỏa thuận lại thất bại.Hiện nay Anh đã chiếm vị trí độc quyền không thể tranh cãi, trong lĩnh vực ghế phóng ở phương Tây. Ngay cả các máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân và Hải quân Mỹ, cũng được sử dụng ghế phóng của Martin Baker đó là ACES và NACES. Trên thực tế, các hãng sản xuất máy bay vẫn còn có những lựa chọn tốt về ghế phóng, đó là ghế phóng K-36 nổi tiếng của Nga. Chỉ riêng về mức độ bảo đảm an toàn, ghế phóng K-36 đã hoàn toàn chứng minh được độ tin cậy của nó, thậm chí trong những điều kiện "như không tưởng". Rất nhiều phóng viên phương Tây đã tận mắt chứng kiến, với vô vàn máy quay tại Triển lãm Hàng không Paris năm 1989, khi phi công Liên Xô là Kovochul lái chiếc MiG-29 biểu diễn, do xuống độ cao quá thấp và bên phải động cơ va phải một con chim, nên máy bay không lấy lại được mức độ thăng bằng, chiếc MiG-29 đâm thẳng đầu xuống đất.Vào giây phút "nghìn cân treo sợi tóc", trong vòng 12 giây "sinh tử", Kovochul đã cố khắc phục sự cố, như bật thiết bị đốt sau của động cơ bên trái để tăng lực và cố gắng cải bằng máy bay; tuy nhiên chiếc máy bay tiêm kích MiG-29 vẫn tiếp tục cắm đầu lao thẳng xuống đất. Khi chiếc MiG-29 hoàn toàn rơi vào trạng thái thất tốc, không thể cải bằng, phi công Kovochul buộc phải bật ghế phóng dù K-36, nhảy dù thành công; chiếc MiG-29 đâm đầu xuống đất nổ tan tành, trước sự chứng kiến của hàng trăm ống kính phóng viên. Thiết kế của K-36 áp dụng khái niệm coi ghế phóng như một máy bay độc lập. Sau khi phóng, nó có thể duy trì trạng thái bay ổn định và có thể kiểm soát được, thông qua hai thanh cân bằng cứng dài tới 1,8m. Về lý thuyết, nó thậm chí có thể phóng ở tốc độ siêu thanh. Bộ thoát hiểm về mặt lý thuyết, tiên tiến hơn ghế phóng Martin Baker, được ổn định bằng dù.Là một ghế phóng được sử dụng từ những năm 1970, K-36 gần như là loại ghế tối tân trong việc bảo đảm an toàn cho phi công máy bay chiến đấu; có thể thích ứng với việc phóng ở nhiều tốc độ và điều kiện khác nhau, đồng thời chọn đúng thời điểm để mở dù. Hơn nữa, K-36 đã được trang bị cho nhiều loại máy bay chiến đấu khác nhau, từ máy bay ném bom chiến lược Tu-160, máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27, đến trực thăng vũ trang Ka-50. Về lý thuyết, Hàn Quốc có thể mua ghế phóng K-36, nhưng FA-50 trên danh nghĩa là máy bay chiến đấu của Hàn Quốc, nhưng hầu hết thiết kế cơ bản của nó đều đến từ máy bay huấn luyện siêu thanh T-50 của Lockheed Martin, do vậy Lockheed Martin không dễ để Hàn Quốc lắp ghế phóng của Nga. Những vấn đề về ghế phóng đối với JF-17 cũng giống với chiếc FA-50 của Hàn Quốc; mặc dù là mẫu máy bay chiến đấu giá rẻ, nhưng những thành phần quan trọng của JF-17 vẫn phải phụ thuộc vào một số thành phần của nước ngoài, như động cơ của Nga, ghế phóng của Anh.Trung Quốc đã đề nghị lắp ghế phóng HTY-5 và HTY-8 do Trung Quốc sản xuất, và đã được trang bị rộng rãi cho các máy bay chiến đấu J-10 và J-11 của nước này. Ý tưởng thiết kế của ghế phóng HTY-5 gần với các sản phẩm phương Tây hơn, khi sử dụng bộ điều khiển chương trình điện tử và công nghệ nắp nổ vi sai; về hiệu suất, theo phía Trung Quốc là "cơ bản" giống với ghế phóng PK16LE của Martin Baker.Tuy nhiên đề nghị của phía lắp ghế phóng do Trung Quốc sản xuất không được phía Argentina chấp nhận; phía Argentina cũng nói rõ, nếu JF-17 không trang bị ghế phóng của Martin Baker, thì họ kiên quyết nói "không" với JF-17; thậm chí có tin là Argentina đã quay sang hỏi mua Tejas MKII của Ấn Độ. Mặc dù là chiến đấu giá rất rẻ, kèm theo quá nhiều điều kiện ưu đãi, nhưng chiếc JF-17 do Trung Quốc và Pakistan sản xuất (chủ yếu là Trung Quốc) vẫn ế ẩm; hiện loại chiến đấu cơ này chỉ được trang bị cho Không quân Pakistan và xuất khẩu thử nghiệm sang Nigeria và Mianma. Đồng thời phải có sự đồng ý của Nga và Anh thì máy bay mới được phép xuất khẩu. Nguồn: Pinterest. Máy bay chiến đấu JF-17 của Trung Quốc trình diễn tại triển lãm hàng không. Nguồn: AIN.
Gần đây, thông tin nóng nhất về hoạt động xuất khẩu quân sự của Trung Quốc, là tin đồn Argentina mua 12 chiến đấu cơ JF-17, với tổng giá trị hợp đồng là 600 triệu USD (trung bình 50 triệu USD/chiếc) và nhiều khả năng đây sẽ là mẫu mới nhất Block III, được trang bị radar mảng pha chủ động KLJ-7A và động cơ RD-93MA mới nhất.
JF-17 là chiến đấu cơ hạng nhẹ, có giá rẻ nhất thế giới; tuy nhiên hiện nay những máy bay chiến đấu thế hệ 4 hiện đại như F/A-18E/ F của Mỹ hay Su-30SM của Nga đã giảm xuống khoảng 50-60 triệu USD/chiếc; nhưng đây chỉ là giá máy bay không.
Những chiếc JF-17 khi bán, được Trung Quốc và Pakistan xuất kèm vũ khí hỗ trợ, phụ tùng thay thế, dịch vụ bảo trì và thậm chí kèm cả dây chuyền sản xuất. Trên thực tế, nếu máy bay chiến đấu của phương Tây được bán theo gói, đơn giá thường rất cao. Ví dụ, đơn giá của Gripen NG của Thụy Điển, xuất khẩu sang Brazil đã vượt quá 100 triệu USD.
Các cuộc đàm phán về việc bán JF-17 giữa Trung Quốc và Argentina bắt đầu vào năm 2013, nhiều lúc tưởng chừng hợp đồng đã được ký đến nơi; thậm chí nhà sản xuất máy bay Argentina còn nghĩ ra một cái tên mới cho JF-17 tự lắp ráp, mà được gọi là "Arrow III", tiếp nối máy bay cánh quét "Arrow II", từng biên chế trong lực lượng Không quân Argentina.
Sau đó, Argentina thông báo rằng, họ sẽ không mua JF-17 vì thiết kế có quá nhiều điểm chưa hoàn thiện và thay vào đó là mua máy bay chiến đấu Kfir Block60, đã qua sử dụng của Israel. Tuy nhiên, thỏa thuận đã không được thông qua, mà cũng không có sự thảo luận nghiêm túc.
Gần đây nhất, vào năm 2019, Argentina đã đàm phán với Hàn Quốc để mua 12 máy bay chiến đấu FA-50. Tuy nhiên, do mâu thuẫn với Anh về tranh chấp lãnh thổ, Anh đã từ chối cung cấp ghế phóng Martin Baker và Hàn Quốc không thể có sản phẩm thay thế, thỏa thuận lại thất bại.
Hiện nay Anh đã chiếm vị trí độc quyền không thể tranh cãi, trong lĩnh vực ghế phóng ở phương Tây. Ngay cả các máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân và Hải quân Mỹ, cũng được sử dụng ghế phóng của Martin Baker đó là ACES và NACES.
Trên thực tế, các hãng sản xuất máy bay vẫn còn có những lựa chọn tốt về ghế phóng, đó là ghế phóng K-36 nổi tiếng của Nga. Chỉ riêng về mức độ bảo đảm an toàn, ghế phóng K-36 đã hoàn toàn chứng minh được độ tin cậy của nó, thậm chí trong những điều kiện "như không tưởng".
Rất nhiều phóng viên phương Tây đã tận mắt chứng kiến, với vô vàn máy quay tại Triển lãm Hàng không Paris năm 1989, khi phi công Liên Xô là Kovochul lái chiếc MiG-29 biểu diễn, do xuống độ cao quá thấp và bên phải động cơ va phải một con chim, nên máy bay không lấy lại được mức độ thăng bằng, chiếc MiG-29 đâm thẳng đầu xuống đất.
Vào giây phút "nghìn cân treo sợi tóc", trong vòng 12 giây "sinh tử", Kovochul đã cố khắc phục sự cố, như bật thiết bị đốt sau của động cơ bên trái để tăng lực và cố gắng cải bằng máy bay; tuy nhiên chiếc máy bay tiêm kích MiG-29 vẫn tiếp tục cắm đầu lao thẳng xuống đất.
Khi chiếc MiG-29 hoàn toàn rơi vào trạng thái thất tốc, không thể cải bằng, phi công Kovochul buộc phải bật ghế phóng dù K-36, nhảy dù thành công; chiếc MiG-29 đâm đầu xuống đất nổ tan tành, trước sự chứng kiến của hàng trăm ống kính phóng viên.
Thiết kế của K-36 áp dụng khái niệm coi ghế phóng như một máy bay độc lập. Sau khi phóng, nó có thể duy trì trạng thái bay ổn định và có thể kiểm soát được, thông qua hai thanh cân bằng cứng dài tới 1,8m. Về lý thuyết, nó thậm chí có thể phóng ở tốc độ siêu thanh. Bộ thoát hiểm về mặt lý thuyết, tiên tiến hơn ghế phóng Martin Baker, được ổn định bằng dù.
Là một ghế phóng được sử dụng từ những năm 1970, K-36 gần như là loại ghế tối tân trong việc bảo đảm an toàn cho phi công máy bay chiến đấu; có thể thích ứng với việc phóng ở nhiều tốc độ và điều kiện khác nhau, đồng thời chọn đúng thời điểm để mở dù.
Hơn nữa, K-36 đã được trang bị cho nhiều loại máy bay chiến đấu khác nhau, từ máy bay ném bom chiến lược Tu-160, máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27, đến trực thăng vũ trang Ka-50.
Về lý thuyết, Hàn Quốc có thể mua ghế phóng K-36, nhưng FA-50 trên danh nghĩa là máy bay chiến đấu của Hàn Quốc, nhưng hầu hết thiết kế cơ bản của nó đều đến từ máy bay huấn luyện siêu thanh T-50 của Lockheed Martin, do vậy Lockheed Martin không dễ để Hàn Quốc lắp ghế phóng của Nga.
Những vấn đề về ghế phóng đối với JF-17 cũng giống với chiếc FA-50 của Hàn Quốc; mặc dù là mẫu máy bay chiến đấu giá rẻ, nhưng những thành phần quan trọng của JF-17 vẫn phải phụ thuộc vào một số thành phần của nước ngoài, như động cơ của Nga, ghế phóng của Anh.
Trung Quốc đã đề nghị lắp ghế phóng HTY-5 và HTY-8 do Trung Quốc sản xuất, và đã được trang bị rộng rãi cho các máy bay chiến đấu J-10 và J-11 của nước này.
Ý tưởng thiết kế của ghế phóng HTY-5 gần với các sản phẩm phương Tây hơn, khi sử dụng bộ điều khiển chương trình điện tử và công nghệ nắp nổ vi sai; về hiệu suất, theo phía Trung Quốc là "cơ bản" giống với ghế phóng PK16LE của Martin Baker.
Tuy nhiên đề nghị của phía lắp ghế phóng do Trung Quốc sản xuất không được phía Argentina chấp nhận; phía Argentina cũng nói rõ, nếu JF-17 không trang bị ghế phóng của Martin Baker, thì họ kiên quyết nói "không" với JF-17; thậm chí có tin là Argentina đã quay sang hỏi mua Tejas MKII của Ấn Độ.
Mặc dù là chiến đấu giá rất rẻ, kèm theo quá nhiều điều kiện ưu đãi, nhưng chiếc JF-17 do Trung Quốc và Pakistan sản xuất (chủ yếu là Trung Quốc) vẫn ế ẩm; hiện loại chiến đấu cơ này chỉ được trang bị cho Không quân Pakistan và xuất khẩu thử nghiệm sang Nigeria và Mianma. Đồng thời phải có sự đồng ý của Nga và Anh thì máy bay mới được phép xuất khẩu. Nguồn: Pinterest.
Máy bay chiến đấu JF-17 của Trung Quốc trình diễn tại triển lãm hàng không. Nguồn: AIN.