Tờ The Times of India trích dẫn một nguồn tin chính phủ cho biết, máy bay JF-17 của Pakistan do Trung Quốc sản xuất có vấn đề với phần thân vỏ. Các vết nứt được tìm thấy ở trên phần cánh chính, thậm chí là cả thân máy bay; đây là những phần bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các áp lực trong quá trình bay.Dù phía Pakistan lập tức phủ nhận các thông tin này của truyền thông Ấn Độ, song đây không phải lần đầu tiên dòng máy bay này bị đem ra "mổ xẻ".Thực tế, Trung Quốc liên tục chào bán loại máy bay này, song ngoài Pakistan, Myanmar (số lượng nhỏ) thì chưa có thêm quốc gia nào định mua loại máy bay này.Đơn giá hiện tại của chiếc chiến đấu cơ này khoảng 25 triệu USD, thậm chí có lúc JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển hạ giá bán chỉ còn 16 triệu USD như khi bán cho Myanmar.Như vậy chiến đấu cơ này đang có giá trị thấp hơn cả xe tăng AMX-56 của Pháp vốn có lúc lên tới 27 triệu USD/chiếc.JF-17 là máy bay chiến đấu do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất trên cơ sở MiG-21 của Liên Xô, được phát triển bởi Công ty Chengdu vào đầu những năm 1990 và được đặt tên là FC-1 Kiêu Long.Pakistan sau đó đã tham gia dự án với tư cách là đối tác chính thức và đặt tên là FC-17 Thần Sấm.Công ty Chengdu đảm nhiệm cung cấp hệ thống điện tử hàng không và radar của máy bay chiến đấu, cũng như nhiều công nghệ quan trọng khác. Pakistan chịu trách nhiệm sản xuất 58% thân máy bay và các hệ thống phụ, bao gồm cánh, đuôi và thân trước. Công việc lắp ráp cũng được hoàn thành tại Pakistan.JF-17 vẫn đang dùng loại động cơ RD-93 vốn trang bị cho dòng MiG-29 ra đời cách đây 40 năm.Loại động cơ này nổi tiếng là hoạt động tốn nhiên liệu, xịt khói đen và có chi phí bảo dưỡng cao.JF-17 có chuyến bay đầu tiên vào tháng 8/2003, được giới thiệu ra mắt vào tháng 3/2017.Trung Quốc ban đầu cũng tiến hành nghiên cứu và sản xuất động cơ WS-13, tuy nhiên nó bị đánh giá là thiếu tính ổn định và Bắc Kinh sẽ vẫn phải dùng đến động cơ của Nga.Về hệ thống vũ khí thì JF-17 được trang bị 7 giá treo vũ khí có thể mang theo tối đa 3,4 tấn vũ khí bao gồm các loại tên lửa không đối không và đối hạm.Các loại tên lửa được trang bị bao gồm PL-5, PL-9C, PL-12 và AIM-9, tên lửa chống hạm C-802A do Trung Quốc chế tạo và một số loại bom các loại.Bên cạnh đó nó còn được trang bị một pháo tự động nòng đôi GSh-23-2 23mm hoặc một pháo nòng đôi GSh-30-2 30mm.JF-17 được trang bị radar có thể theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và tiêu diệt đồng thời 2 mục tiêu. Tầm phát hiện mục tiêu phía trước máy bay là trên 75km và phía sau là 35km, phát hiện mục tiêu trên biển cách 135km.Hiện Bắc Kinh và Pakistan đều ra sức quảng bá cho dòng chiến đấu cơ này nhằm hy vọng chúng sẽ được chú ý hơn trên thị trường xuất khẩu.Tuy vậy tương lai giành cho loại chiến đấu cơ siêu rẻ này vẫn rất mù mịt vì bị khách hàng nghi ngờ về tính hiệu quả thực tế.
Tờ The Times of India trích dẫn một nguồn tin chính phủ cho biết, máy bay JF-17 của Pakistan do Trung Quốc sản xuất có vấn đề với phần thân vỏ. Các vết nứt được tìm thấy ở trên phần cánh chính, thậm chí là cả thân máy bay; đây là những phần bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các áp lực trong quá trình bay.
Dù phía Pakistan lập tức phủ nhận các thông tin này của truyền thông Ấn Độ, song đây không phải lần đầu tiên dòng máy bay này bị đem ra "mổ xẻ".
Thực tế, Trung Quốc liên tục chào bán loại máy bay này, song ngoài Pakistan, Myanmar (số lượng nhỏ) thì chưa có thêm quốc gia nào định mua loại máy bay này.
Đơn giá hiện tại của chiếc chiến đấu cơ này khoảng 25 triệu USD, thậm chí có lúc JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển hạ giá bán chỉ còn 16 triệu USD như khi bán cho Myanmar.
Như vậy chiến đấu cơ này đang có giá trị thấp hơn cả xe tăng AMX-56 của Pháp vốn có lúc lên tới 27 triệu USD/chiếc.
JF-17 là máy bay chiến đấu do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất trên cơ sở MiG-21 của Liên Xô, được phát triển bởi Công ty Chengdu vào đầu những năm 1990 và được đặt tên là FC-1 Kiêu Long.
Pakistan sau đó đã tham gia dự án với tư cách là đối tác chính thức và đặt tên là FC-17 Thần Sấm.
Công ty Chengdu đảm nhiệm cung cấp hệ thống điện tử hàng không và radar của máy bay chiến đấu, cũng như nhiều công nghệ quan trọng khác. Pakistan chịu trách nhiệm sản xuất 58% thân máy bay và các hệ thống phụ, bao gồm cánh, đuôi và thân trước. Công việc lắp ráp cũng được hoàn thành tại Pakistan.
JF-17 vẫn đang dùng loại động cơ RD-93 vốn trang bị cho dòng MiG-29 ra đời cách đây 40 năm.
Loại động cơ này nổi tiếng là hoạt động tốn nhiên liệu, xịt khói đen và có chi phí bảo dưỡng cao.
JF-17 có chuyến bay đầu tiên vào tháng 8/2003, được giới thiệu ra mắt vào tháng 3/2017.
Trung Quốc ban đầu cũng tiến hành nghiên cứu và sản xuất động cơ WS-13, tuy nhiên nó bị đánh giá là thiếu tính ổn định và Bắc Kinh sẽ vẫn phải dùng đến động cơ của Nga.
Về hệ thống vũ khí thì JF-17 được trang bị 7 giá treo vũ khí có thể mang theo tối đa 3,4 tấn vũ khí bao gồm các loại tên lửa không đối không và đối hạm.
Các loại tên lửa được trang bị bao gồm PL-5, PL-9C, PL-12 và AIM-9, tên lửa chống hạm C-802A do Trung Quốc chế tạo và một số loại bom các loại.
Bên cạnh đó nó còn được trang bị một pháo tự động nòng đôi GSh-23-2 23mm hoặc một pháo nòng đôi GSh-30-2 30mm.
JF-17 được trang bị radar có thể theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và tiêu diệt đồng thời 2 mục tiêu. Tầm phát hiện mục tiêu phía trước máy bay là trên 75km và phía sau là 35km, phát hiện mục tiêu trên biển cách 135km.
Hiện Bắc Kinh và Pakistan đều ra sức quảng bá cho dòng chiến đấu cơ này nhằm hy vọng chúng sẽ được chú ý hơn trên thị trường xuất khẩu.
Tuy vậy tương lai giành cho loại chiến đấu cơ siêu rẻ này vẫn rất mù mịt vì bị khách hàng nghi ngờ về tính hiệu quả thực tế.