Trong những ngày đỉnh điểm của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, Không quân Nga đã tiêu diệt và phá hủy một số lượng lớn vũ khí, trang bị và lực lượng của Quân đội Ukraine. Hiệu quả của chiến dịch quân sự đặc biệt của họ ở Ukraine rất lớn, nhưng phía Nga cũng phải chịu những tổn thất không nhỏ, nhất là máy bay chiến đấu.Theo thông tin được phía Ukraine đăng tải, Quân đội Nga đã mất vài chục máy bay chiến đấu, bao gồm máy bay chiến đấu Su-35, máy bay cường kích Su-25, máy bay tiêm kích bom Su-34, trực thăng Ka-52 và nhiều loại máy bay không người lái khác nhau.Câu hỏi đặt ra, tại sao Quân đội Ukraine dù mất lực lượng phòng không và không quân, nhưng vẫn tiêu diệt được nhiều máy bay chiến đấu của Nga đến vậy?Mới đây, trong một lần hiếm hoi, Mỹ đã tiết lộ với giới truyền thông, những công cụ tình báo mà Mỹ đã sử dụng trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, nhằm giúp Quân đội Ukraine có thể “lấy nhỏ thắng lớn”.Thứ nhất, lực lượng quân sự Mỹ ở châu Âu và Cơ quan Tình báo-Không gian Địa lý Quốc gia Mỹ, có toàn quyền kiểm soát chiến trường Ukraine. Đây là thỏa thuận chung giữa Mỹ và Ukraine, được ký kết trước khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ.Việc làm cụ thể trước khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, là Mỹ đã đưa máy bay trinh sát tín hiệu Boeing RC-135 và máy bay trinh sát mặt đất E-8C Joint STARS, thường xuyên vào không phận Ukraine để trinh sát, đo đạc địa hình và nhiều lần tiếp cận cách biên giới Nga chỉ 20 km.Khi cuộc xung đột bùng nổ, nếu máy bay quân sự Nga xâm nhập không phận Ukraine, các hệ thống giám sát như vệ tinh và máy bay trinh sát của Mỹ (hoạt động tại biên giới giáp Ukraine như Ba Lan hoặc Rumania), nhanh chóng khóa máy bay chiến đấu của Nga.Thông tin của máy bay chiến đấu Nga, được hệ thống phân tích dữ liệu lớn (Big data) và trí tuệ nhân tạo (AI), sử dụng để phân tích ý định chiến đấu của máy bay chiến đấu Nga và theo dõi, nắm bắt chính xác, chặt chẽ đường bay của máy bay chiến đấu Nga. Thông qua phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, Mỹ thậm chí có thể biết trước thời điểm máy bay Nga hạ độ cao, để thả bom. Do máy bay Nga thường sử dụng bom thường, không có điều khiển, nên để bảo đảm mức chính xác, phi công cần hạ độ cao máy bay xuống.Mỹ sẽ cung cấp cho Quân đội Ukraine thông tin chiến trường theo thời gian thực và Quân đội Ukraine sẽ phục kích tại địa điểm được chỉ định. Tên lửa phòng không di động vác vai (MANPAD), sẽ được khai hỏa, ngay khi phát hiện máy bay Nga đang hạ độ cao.Mặc dù tên lửa phòng không vác vai có chiều cao phòng không hạn chế và không hiệu quả bằng các hệ thống phòng không như S-300 hay Buk-M1. Tuy nhiên, sau khi máy bay Nga hạ độ cao, nó đã nằm trong tầm bắn của tên lửa vác vai, và Quân đội Ukraine đã có thể bắn hạ máy bay Nga bằng tên lửa tầm thấp này.Được hỗ trợ bởi thông tin tình báo do Mỹ cung cấp, các lực lượng Ukraine đã đạt được hết thắng lợi này đến chiến thắng khác trên chiến trường; góp phần làm thất bại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của Moscow.Quân đội Ukraine không chỉ bắn rơi số lượng lớn máy bay chiến đấu của Nga, mà họ còn tiêu diệt hàng loạt mục tiêu mặt đất của Nga, bao gồm cả sở chỉ huy tiền phương; tiêu diệt nhiều chỉ huy cấp cao.Trước đó, trên chiến trường Kherson, Quân đội Ukraine đã tiêu diệt thành công sở chỉ huy Tập đoàn quân 49 của Quân đội Nga, thông qua máy bay chiến đấu không người lái; khiến hơn 50 sĩ quan và binh sĩ Nga thiệt mạng.Ngoài việc không cử quân đội chính quy đến chiến đấu trực tiếp tại Ukraine, các nước phương Tây đã đầu tư gần như toàn bộ lực lượng. Có nghĩa là bản chất của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã thay đổi, không còn là xung đột khu vực giữa Nga và Ukraine nữa, mà là sự xung đột trực tiếp giữa Nga với toàn bộ các nước phương Tây.Nếu nguồn lực và sức mạnh mà Nga đầu tư không bằng các nước phương Tây, thì khả năng Moscow rơi vào vũng lầy chiến tranh là rất cao. Chỉ bằng cách coi xung đột Nga-Ukraine như với NATO và đầu tư sức mạnh chiến đấu ngang nhau, thì Quân đội Nga mới có hy vọng có được một giải pháp nhanh chóng.
Trong những ngày đỉnh điểm của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, Không quân Nga đã tiêu diệt và phá hủy một số lượng lớn vũ khí, trang bị và lực lượng của Quân đội Ukraine. Hiệu quả của chiến dịch quân sự đặc biệt của họ ở Ukraine rất lớn, nhưng phía Nga cũng phải chịu những tổn thất không nhỏ, nhất là máy bay chiến đấu.
Theo thông tin được phía Ukraine đăng tải, Quân đội Nga đã mất vài chục máy bay chiến đấu, bao gồm máy bay chiến đấu Su-35, máy bay cường kích Su-25, máy bay tiêm kích bom Su-34, trực thăng Ka-52 và nhiều loại máy bay không người lái khác nhau.
Câu hỏi đặt ra, tại sao Quân đội Ukraine dù mất lực lượng phòng không và không quân, nhưng vẫn tiêu diệt được nhiều máy bay chiến đấu của Nga đến vậy?
Mới đây, trong một lần hiếm hoi, Mỹ đã tiết lộ với giới truyền thông, những công cụ tình báo mà Mỹ đã sử dụng trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, nhằm giúp Quân đội Ukraine có thể “lấy nhỏ thắng lớn”.
Thứ nhất, lực lượng quân sự Mỹ ở châu Âu và Cơ quan Tình báo-Không gian Địa lý Quốc gia Mỹ, có toàn quyền kiểm soát chiến trường Ukraine. Đây là thỏa thuận chung giữa Mỹ và Ukraine, được ký kết trước khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ.
Việc làm cụ thể trước khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, là Mỹ đã đưa máy bay trinh sát tín hiệu Boeing RC-135 và máy bay trinh sát mặt đất E-8C Joint STARS, thường xuyên vào không phận Ukraine để trinh sát, đo đạc địa hình và nhiều lần tiếp cận cách biên giới Nga chỉ 20 km.
Khi cuộc xung đột bùng nổ, nếu máy bay quân sự Nga xâm nhập không phận Ukraine, các hệ thống giám sát như vệ tinh và máy bay trinh sát của Mỹ (hoạt động tại biên giới giáp Ukraine như Ba Lan hoặc Rumania), nhanh chóng khóa máy bay chiến đấu của Nga.
Thông tin của máy bay chiến đấu Nga, được hệ thống phân tích dữ liệu lớn (Big data) và trí tuệ nhân tạo (AI), sử dụng để phân tích ý định chiến đấu của máy bay chiến đấu Nga và theo dõi, nắm bắt chính xác, chặt chẽ đường bay của máy bay chiến đấu Nga.
Thông qua phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, Mỹ thậm chí có thể biết trước thời điểm máy bay Nga hạ độ cao, để thả bom. Do máy bay Nga thường sử dụng bom thường, không có điều khiển, nên để bảo đảm mức chính xác, phi công cần hạ độ cao máy bay xuống.
Mỹ sẽ cung cấp cho Quân đội Ukraine thông tin chiến trường theo thời gian thực và Quân đội Ukraine sẽ phục kích tại địa điểm được chỉ định. Tên lửa phòng không di động vác vai (MANPAD), sẽ được khai hỏa, ngay khi phát hiện máy bay Nga đang hạ độ cao.
Mặc dù tên lửa phòng không vác vai có chiều cao phòng không hạn chế và không hiệu quả bằng các hệ thống phòng không như S-300 hay Buk-M1. Tuy nhiên, sau khi máy bay Nga hạ độ cao, nó đã nằm trong tầm bắn của tên lửa vác vai, và Quân đội Ukraine đã có thể bắn hạ máy bay Nga bằng tên lửa tầm thấp này.
Được hỗ trợ bởi thông tin tình báo do Mỹ cung cấp, các lực lượng Ukraine đã đạt được hết thắng lợi này đến chiến thắng khác trên chiến trường; góp phần làm thất bại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của Moscow.
Quân đội Ukraine không chỉ bắn rơi số lượng lớn máy bay chiến đấu của Nga, mà họ còn tiêu diệt hàng loạt mục tiêu mặt đất của Nga, bao gồm cả sở chỉ huy tiền phương; tiêu diệt nhiều chỉ huy cấp cao.
Trước đó, trên chiến trường Kherson, Quân đội Ukraine đã tiêu diệt thành công sở chỉ huy Tập đoàn quân 49 của Quân đội Nga, thông qua máy bay chiến đấu không người lái; khiến hơn 50 sĩ quan và binh sĩ Nga thiệt mạng.
Ngoài việc không cử quân đội chính quy đến chiến đấu trực tiếp tại Ukraine, các nước phương Tây đã đầu tư gần như toàn bộ lực lượng. Có nghĩa là bản chất của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã thay đổi, không còn là xung đột khu vực giữa Nga và Ukraine nữa, mà là sự xung đột trực tiếp giữa Nga với toàn bộ các nước phương Tây.
Nếu nguồn lực và sức mạnh mà Nga đầu tư không bằng các nước phương Tây, thì khả năng Moscow rơi vào vũng lầy chiến tranh là rất cao. Chỉ bằng cách coi xung đột Nga-Ukraine như với NATO và đầu tư sức mạnh chiến đấu ngang nhau, thì Quân đội Nga mới có hy vọng có được một giải pháp nhanh chóng.