Theo đó chương trình phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 đang được nhiều cường quốc quân sự bí mật thực hiện, đi đầu vẫn là Mỹ sau đó đến Nga, Trung Quốc và mới đây là cả một số nước châu Âu.
Trong đó Bộ Quốc phòng Mỹ xác định, để đối phó với các thách thức đến từ Trung Quốc và Nga, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của nước này phải sở hữu nhiều tình năng ưu việt, vượt qua các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đang được phát triển và phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ chiến thuật dưới đây.
|
Máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ. Ảnh: Wikipedia |
-
Loại bỏ radar: Antena của radar chiếm tới 41% diện tích phản xạ RCS của một máy bay. Việc loại bỏ radar này sẽ giảm được RCS rất nhiều. Tuy nhiên sau khi bỏ radar, máy bay chiến đấu sẽ mất khả năng giám sát. Điều quan trọng là, nếu máy bay chiến đấu thế hệ mới có được
khả năng tàng hình, trên cơ sở RCS của F-22 mà giảm tiếp 10db sẽ chắc chắn lợi dụng thiết bị IRST để phát hiện trước đối phương và ra đòn tấn công trước khi bị radar đối phương phát hiện. Mặt khác, khi phát hiện được tín hiệu radar của đối phương, máy bay chiến đấu thế hệ 6 có thể sử dụng thiết bị gây nhiễu điện tử tiên tiến để áp chế, từ đó giúp giảm tối đa khả năng bị thương vong.
|
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Ảnh: Wikipedia |
- Bỏ cánh đuôi thẳng đứng: Do máy bay chiến đấu thế hệ mới được trang bị các công nghệ hiện đại, nên không cần quá chú trọng đến khả năng cơ động, vì vậy máy bay chiến đấu thế hệ mới hoàn toàn có thể bỏ cánh đuôi thẳng đứng, điều này có thể loại bỏ được 81% RCS hướng cạnh.
-
Sử dụng vật liệu tàng hình mới: Vật liệu chế tạo thân vỏ máy bay có vai trò rất quan trọng trong việc hấp thụ sóng radar và nâng cao năng lực tàng hình cho máy bay. Do đó, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 sẽ được trang bị công nghệ vật liệu mới với nhiều ưu điểm như nhẹ hơn, dễ hấp thụ sóng radar trinh sát của đối phương, độ bền cao hơn, chịu được tác động lớn từ ngoại lực bên ngoài....
|
Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia |
- Cải tiến đường khí vào: Đường lấy khí vào chiếm tuyệt đại đa số RCS của máy bay, do vậy cần phải tìm cách cải tiến. Nếu vẫn tiếp tục theo phương pháp của tiêm kích tàng hình F-22 thì có thể sử dụng đường khí vào kiểu chữ S, mặt cắt phần mép đường khí vào phải mỏng và nghiêng. Phía trước máy nén khí đường khí vào phải lắp lưới chắn kim loại để giảm bớt RCS, kích thước ô lưới nhỏ hơn hoặc bằng 1/2 bước sóng X và bước sóng Ku.
Tuy nhiên, một phương pháp đơn giản hơn là đường khí vào bố trí ở phần lưng để được che khuất bằng thân máy bay, như vậy sẽ giảm được sóng điện từ ở phía dưới lên.
- Áp dụng phương thức khoang chứa vũ khí mới: Đây là điều không cần bàn cãi, bởi lắp đặt tên lửa bên ngoài chắc chắn là không phù hợp với yêu cầu giảm RCS xuống thấp nhất. Theo đó, tất cả các loại vũ khí sẽ được bố trí bên trong thân máy bay để giảm thiểu tiết diện phản xạ sóng radar. Tuy nhiên, tùy từng nhiệm vụ và đối phương có thể sử dụng các kiểu bố trí vũ khí khác nhau để đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ luôn ở mức cao nhất.
Mời độc giả xem video: Chiến đấu cơ tàng hình F-22 trình diễn khả năng bay siêu cơ động trên không. (nguồn spencerhughes2255)