Người Ukraine, với sự giúp đỡ của các chuyên gia phương Tây, tiếp tục điều chỉnh máy bay Liên Xô, để có thể sử dụng vũ khí của NATO. Lần này, Quân đội Ukraine đã tích hợp thành công bom dẫn đường AASM-250 Hammer của Pháp (tầm bay lên tới 70 km), vào máy bay cường kích mặt đất Su-25 của họ.Giờ đây, số máy bay Su-25 của Ukraine sẽ không sử dụng để chi viện trực tiếp cho các lực lượng chiến đấu mặt đất, bằng các loại vũ khí không điều khiển, như rocket hay pháo, mà sử dụng để phóng các loại vũ khí có điều khiển chính xác cao, nằm ngoài tầm đe dọa của nhiều hệ thống phòng không Nga. Những cải tiến trên đã được người đứng đầu ngành hàng không của Bộ Tư lệnh Không quân Lực lượng Vũ trang Ukraine, Chuẩn tướng Sergei Golubtsov công bố. Ông cho biết, bom AASM-250 có động cơ phản lực và đã “được sử dụng rất thành công”.Trước đây bom AASM-250 đã được tích hợp thành công vào máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27 của Ukraine. Nhưng có khả năng, số máy bay trên của Ukraine đã hết, nên họ phải tận dụng những chiếc máy bay cũ thành những phương tiện mang phóng loại bom bay này của Pháp.Các chuyên gia cho biết, do bom AASM-250 có trang bị một động cơ phản lực, giúp đơn giản hóa đáng kể việc phóng chúng, bằng cả loại máy bay chiến đấu có tốc độ cận âm từ độ cao thấp như Su-25, để tấn công các mục tiêu ở xa tới 70 km. Lưu ý là bom AASM-250 của Pháp khác hoàn toàn bom lượn JDAM của Mỹ và bom FAB trang bị mô-đun UMPK của Nga. Tuy nhiên khi sử dụng máy bay cường kích Su-25 để thả bom AASM-250, tầm bay của bom AASM-250 sẽ giảm đi rất nhiều. Tầm bay tối đa của bom lúc này chỉ đạt được được 30%, tối đa là 50%, do độ cao và tốc độ của máy bay thả bom, có vai trò rất lớn trong việc bom bay xa. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc sử dụng máy bay Su-25 để thả bom AASM-250 vẫn tốt hơn là dùng loại máy bay này để phóng tên lửa không dẫn đường, trong tầm đe dọa của tên lửa phòng không dã chiến của Nga. Vì vậy, cải tiến này đã giúp hỏa lực chính xác của Quân đội Ukraine tăng lên.Nhưng điều quan trọng là Quân đội Ukraine hiện không còn nhiều máy bay Su-25 và phi công. Mặc dù Su-25 sẽ an toàn khi thả bom AASM-250 trước các hệ thống phòng không dã chiến của Nga, nhưng sẽ là mục tiêu tập bắn cho các loại tên lửa không đối không tầm xa, được phóng đi từ những chiếc chiến đấu cơ Su-35, luôn rình rập trên bầu trời khu vực chiến tuyến. Nếu Lực lượng Vũ trang Ukraine có nhiều F-16 và phi công điều khiển loại máy bay này, thì các cuộc tấn công lớn bằng bom AASM-250 Hammer có thể trở thành mối đe dọa với lực lượng chiến đấu mặt đât Nga, ở khu vực chiến tuyến.Khi đó, Quân đội Ukraine sẽ có thể khai thác tối đa tiềm năng từ loại bom này, vì vậy lực lượng phòng không Nga sẽ phải được kéo lại gần mặt trận hơn, để dập tắt hỏa lực nguy hiểm này của Ukraine. Không chỉ có bom AASM-250, F-16 còn có thể sử dụng rất nhiều vũ khí tấn công mặt đất tầm xa của phương Tây.Không chỉ cải tiến vũ khí tấn công mặt đất, do những hệ thống phòng không của Ukraine và Liên Xô ngày càng ít, Ukraine đã cải tiến, khi sử dụng tên lửa không đối không tầm ngắn của Liên Xô, phóng đi từ hệ thống phòng không Osa-AKM.Hình ảnh tổ hợp phòng không Osa-AKM được trang bị tên lửa không đối không R-73 đã xuất hiện trên mạng xã hội. Hiện Ukraine không có nhu cầu sử dụng loại tên lửa tầm ngắn này trên máy bay chiến đấu của họ; trong khi nhu cầu tên lửa phòng không đất đối không rất nhiều. Còn nguồn cung tên lửa R-73 từ nước ngoài tương đối lớn.Như những người khởi xướng quá trình hiện đại hóa này đã chỉ ra, việc tái trang bị cho một hệ thống phòng không, bao gồm cả việc cải tiến bệ phóng APU-73, tiêu tốn 14 triệu hryvnia (335 nghìn USD). Theo họ, tên lửa R-73 có thể được sử dụng theo kiểu “bắn và quên”, cho phép kíp chiến đấu ngay lập tức thay đổi vị trí, mà không cần phải nhắm vào mục tiêu.Việc hiện đại hóa trên, nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt tên lửa 9M33M3 cho hệ thống phòng không tầm thấp Osa-AKM, trước đây được mua từ các nhà cung cấp ở Trung Đông và Châu Phi. Theo truyền thông Ukraine, tên lửa R-73 có giá cả “phải chăng” hơn tên lửa 9M33M3 của hệ thống Osa-AKM.R-73 là tên lửa không đối không tầm ngắn của Liên Xô, được giới thiệu vào năm 1984. Nó được thiết kế để thay thế tên lửa R-60 và được trang bị đầu dò hồng ngoại. Tầm bắn tối thiểu là 300 mét và tối đa là 30 km khi phóng từ trên không, nhưng khi phóng từ mặt đất, tầm bắn giảm rất nhiều. Tên lửa này được lắp đặt trên các máy bay chiến đấu như MiG-29, Su-27 cũng như các phiên bản hiện đại hóa của MiG-21 và MiG-23.Còn hệ thống phòng không 9K33 Osa (tên mã của NATO là SA-8 Gecko) là một hệ thống tên lửa đất đối không chiến thuật tầm ngắn, độ cao thấp, có khả năng cơ động cao được phát triển ở Liên Xô vào những năm 1960 và được đưa vào sử dụng vào năm 1972. Osa cũng là hệ thống tên lửa phòng không di động đầu tiên tích hợp radar tác chiến riêng và bệ phóng tên lửa trên một phương tiện duy nhất. (Nguồn ảnh: Ukrinform, Kyiv Post, Topwar, Wikipedia).
Người Ukraine, với sự giúp đỡ của các chuyên gia phương Tây, tiếp tục điều chỉnh máy bay Liên Xô, để có thể sử dụng vũ khí của NATO. Lần này, Quân đội Ukraine đã tích hợp thành công bom dẫn đường AASM-250 Hammer của Pháp (tầm bay lên tới 70 km), vào máy bay cường kích mặt đất Su-25 của họ.
Giờ đây, số máy bay Su-25 của Ukraine sẽ không sử dụng để chi viện trực tiếp cho các lực lượng chiến đấu mặt đất, bằng các loại vũ khí không điều khiển, như rocket hay pháo, mà sử dụng để phóng các loại vũ khí có điều khiển chính xác cao, nằm ngoài tầm đe dọa của nhiều hệ thống phòng không Nga.
Những cải tiến trên đã được người đứng đầu ngành hàng không của Bộ Tư lệnh Không quân Lực lượng Vũ trang Ukraine, Chuẩn tướng Sergei Golubtsov công bố. Ông cho biết, bom AASM-250 có động cơ phản lực và đã “được sử dụng rất thành công”.
Trước đây bom AASM-250 đã được tích hợp thành công vào máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27 của Ukraine. Nhưng có khả năng, số máy bay trên của Ukraine đã hết, nên họ phải tận dụng những chiếc máy bay cũ thành những phương tiện mang phóng loại bom bay này của Pháp.
Các chuyên gia cho biết, do bom AASM-250 có trang bị một động cơ phản lực, giúp đơn giản hóa đáng kể việc phóng chúng, bằng cả loại máy bay chiến đấu có tốc độ cận âm từ độ cao thấp như Su-25, để tấn công các mục tiêu ở xa tới 70 km. Lưu ý là bom AASM-250 của Pháp khác hoàn toàn bom lượn JDAM của Mỹ và bom FAB trang bị mô-đun UMPK của Nga.
Tuy nhiên khi sử dụng máy bay cường kích Su-25 để thả bom AASM-250, tầm bay của bom AASM-250 sẽ giảm đi rất nhiều. Tầm bay tối đa của bom lúc này chỉ đạt được được 30%, tối đa là 50%, do độ cao và tốc độ của máy bay thả bom, có vai trò rất lớn trong việc bom bay xa.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc sử dụng máy bay Su-25 để thả bom AASM-250 vẫn tốt hơn là dùng loại máy bay này để phóng tên lửa không dẫn đường, trong tầm đe dọa của tên lửa phòng không dã chiến của Nga. Vì vậy, cải tiến này đã giúp hỏa lực chính xác của Quân đội Ukraine tăng lên.
Nhưng điều quan trọng là Quân đội Ukraine hiện không còn nhiều máy bay Su-25 và phi công. Mặc dù Su-25 sẽ an toàn khi thả bom AASM-250 trước các hệ thống phòng không dã chiến của Nga, nhưng sẽ là mục tiêu tập bắn cho các loại tên lửa không đối không tầm xa, được phóng đi từ những chiếc chiến đấu cơ Su-35, luôn rình rập trên bầu trời khu vực chiến tuyến.
Nếu Lực lượng Vũ trang Ukraine có nhiều F-16 và phi công điều khiển loại máy bay này, thì các cuộc tấn công lớn bằng bom AASM-250 Hammer có thể trở thành mối đe dọa với lực lượng chiến đấu mặt đât Nga, ở khu vực chiến tuyến.
Khi đó, Quân đội Ukraine sẽ có thể khai thác tối đa tiềm năng từ loại bom này, vì vậy lực lượng phòng không Nga sẽ phải được kéo lại gần mặt trận hơn, để dập tắt hỏa lực nguy hiểm này của Ukraine. Không chỉ có bom AASM-250, F-16 còn có thể sử dụng rất nhiều vũ khí tấn công mặt đất tầm xa của phương Tây.
Không chỉ cải tiến vũ khí tấn công mặt đất, do những hệ thống phòng không của Ukraine và Liên Xô ngày càng ít, Ukraine đã cải tiến, khi sử dụng tên lửa không đối không tầm ngắn của Liên Xô, phóng đi từ hệ thống phòng không Osa-AKM.
Hình ảnh tổ hợp phòng không Osa-AKM được trang bị tên lửa không đối không R-73 đã xuất hiện trên mạng xã hội. Hiện Ukraine không có nhu cầu sử dụng loại tên lửa tầm ngắn này trên máy bay chiến đấu của họ; trong khi nhu cầu tên lửa phòng không đất đối không rất nhiều. Còn nguồn cung tên lửa R-73 từ nước ngoài tương đối lớn.
Như những người khởi xướng quá trình hiện đại hóa này đã chỉ ra, việc tái trang bị cho một hệ thống phòng không, bao gồm cả việc cải tiến bệ phóng APU-73, tiêu tốn 14 triệu hryvnia (335 nghìn USD). Theo họ, tên lửa R-73 có thể được sử dụng theo kiểu “bắn và quên”, cho phép kíp chiến đấu ngay lập tức thay đổi vị trí, mà không cần phải nhắm vào mục tiêu.
Việc hiện đại hóa trên, nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt tên lửa 9M33M3 cho hệ thống phòng không tầm thấp Osa-AKM, trước đây được mua từ các nhà cung cấp ở Trung Đông và Châu Phi. Theo truyền thông Ukraine, tên lửa R-73 có giá cả “phải chăng” hơn tên lửa 9M33M3 của hệ thống Osa-AKM.
R-73 là tên lửa không đối không tầm ngắn của Liên Xô, được giới thiệu vào năm 1984. Nó được thiết kế để thay thế tên lửa R-60 và được trang bị đầu dò hồng ngoại. Tầm bắn tối thiểu là 300 mét và tối đa là 30 km khi phóng từ trên không, nhưng khi phóng từ mặt đất, tầm bắn giảm rất nhiều. Tên lửa này được lắp đặt trên các máy bay chiến đấu như MiG-29, Su-27 cũng như các phiên bản hiện đại hóa của MiG-21 và MiG-23.
Còn hệ thống phòng không 9K33 Osa (tên mã của NATO là SA-8 Gecko) là một hệ thống tên lửa đất đối không chiến thuật tầm ngắn, độ cao thấp, có khả năng cơ động cao được phát triển ở Liên Xô vào những năm 1960 và được đưa vào sử dụng vào năm 1972. Osa cũng là hệ thống tên lửa phòng không di động đầu tiên tích hợp radar tác chiến riêng và bệ phóng tên lửa trên một phương tiện duy nhất. (Nguồn ảnh: Ukrinform, Kyiv Post, Topwar, Wikipedia).