Trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của quân và dân Liên Xô, không quân hải quân Liên Xô, không bị tổn thất nặng nề như lực lượng không quân lục quân và vẫn giữ được khả năng chiến đấu cả trên biển và trên bộ.Nhưng khi tình hình trên bộ trở nên tồi tệ, các hoạt động của lực lượng không quân hải quân của Hạm đội Baltic buộc phải tung toàn bộ lực lượng, để hỗ trợ mặt trận trên bộ, phạm vi nhiệm vụ được mở rộng. Vào cuối tháng 7/1941, Không quân Liên Xô quyết định sử dụng máy bay ném bom hải quân, để không kích Berlin.Kế hoạch táo bạo, mạo hiểm, nhưng khả thi; người khởi xướng là Chính ủy Hải quân, Đô đốc Nikolai Kuznetsov và Trưởng phòng Tác chiến của Quân chủng Hải quân Liên Xô, Chuẩn Đô đốc Vladimir Alafuzov.Kế hoạch không kích vào Berlin có sự tham gia của máy bay ném bom DB-3F; đây là máy bay ném bom tầm xa, được trang bị thêm thùng nhiên liệu phụ. Những chiếc máy bay này được sản xuất hàng loạt vào năm 1940 và có tầm bay 2.700 km, với tốc độ tối đa 445 km/h.Tải trọng chiến đấu của DB-3F là 1.000 kg bom (bình thường), hoặc 2.500 kg (tối đa), hoặc 1-2 ngư lôi. Vũ khí phòng thủ bao gồm hai súng máy ShKAS 7,62 mm và một súng máy UBT 12,7 mm.Tất nhiên, những chiếc DB-3F chỉ có thể đạt được tốc độ và tầm bay tối đa trong điều kiện lý tưởng; nhưng trên thực tế, đặc điểm của chúng khiêm tốn hơn. Có những lo ngại lớn về việc liệu DB-3F có thể đến Berlin và quay trở lại sân bay của Liên Xô được hay không?Nhưng một quyết định mạo hiểm đã được thông qua, và sân bay Cahul trên đảo Saaremaa, điểm cực tây của đất liền, hiện vẫn do Hồng quân kiểm soát, chỉ cách Berlin 900 km, được chỉ định làm nơi xuất phát của DB-3F.Theo các tính toán, nếu DB-3F bay theo đường thẳng, ở độ cao với tốc độ tối ưu, sẽ mất hơn 6 giờ để vượt qua toàn bộ lộ trình. Hơn nữa, tải trọng bom của mỗi chiếc không được vượt quá 750 kg. Việc chỉ huy, bố trí đội hình chiến đấu, ném bom và rút lui phải được thực hiện trong thời gian ngắn.Trong trường hợp tình huống phát sinh ngoài kế hoạch, lượng nhiên liệu sẽ chỉ đủ cho chuyến bay thêm 20-30 phút, điều này chắc chắn sẽ kết thúc bằng một vụ rơi máy bay xuống biển hoặc buộc phải hạ cánh xuống vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Để giảm thiểu rủi ro, 15 tổ bay có kinh nghiệm nhất, đã được chỉ định tham gia.Tất nhiên, cuộc tấn công ném bom của không quân Liên Xô vào thủ đô của Đức quốc xã, trong thời điểm khó khăn nhất đối với Liên Xô, không phải là mục đích quân sự, mà là về mặt chính trị. Kế hoạch ném bom vào Berlin do trực tiếp Chủ tịch Liên Xô, Joseph Stalin phê duyệt.Những chuyến bay huấn luyện toàn diện được thực hiện trong bí mật nghiêm ngặt nhất, do chính Tư lệnh không quân Hải quân, Trung tướng Semyon Zhavoronkov thực hiện. Đêm 2 rạng sáng 3/8, máy bay DB-3F thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, với lượng nhiên liệu được cung cấp đầy đủ và tải trọng là 500 kg bom.Đường bay theo hướng thành phố cảng Swinemünde của Đức, và mục đích của chuyến bay là tìm hiểu các điều kiện để xuất kích máy bay ném bom từ một sân bay dã chiến nhỏ, kiểm tra hệ thống phòng không của Đức và tích lũy kinh nghiệm bay tầm xa trên biển, trong điều kiện chiến tranh.Chuyến bay thử nghiệm tiếp theo diễn ra vào đêm ngày 5-6 tháng 8, đã đến được Berlin, nhưng vẫn là chuyến bay có tính chất trinh sát; mục đích kiểm tra lại hệ thống phòng không ở Berlin, và DB-3F bay không mang bom.Cả hai chuyến bay đều kết thúc tốt đẹp, và trong chuyến bay thứ hai, Liên Xô đã nắm được, hệ thống phòng không Berlin có bán kính 100 km; ngoài pháo phòng không, nó còn có một số lượng lớn đèn pha phòng không, chiếu xa đến 6.000m. Các chuyến bay trinh sát, đã xác nhận các tính toán lý thuyết và chỉ đợi thời tiết thuận lợi, cho chuyến bay chiến đấu đầu tiên.Cuộc ném bom thủ đô Berlin đầu tiên của không quân Liên Xô, được thực hiện vào đêm 7 đến rạng sáng 8/8/1941, với sự tham gia của 15 máy bay ném bom DB-3F. Chỉ huy đội bay là Đại tá Yevgeny Preobrazhensky, cùng những phi công và hoa tiêu ưu tú nhất.Việc cất cánh diễn ra trong điều kiện khí tượng khó khăn, nhưng chuyến bay diễn ra tốt đẹp. Sự xuất hiện của những chiếc máy bay không xác định, từ hướng đông bắc, ở độ cao 7.000 m, là một bất ngờ hoàn toàn đối với quân Đức.Các xạ thủ phòng không Đức bối rối, khi những chiếc máy bay không rõ vì lý do gì, đã bay lạc đường và đi chệch khỏi các hành lang trên không, đã được thiết lập. Pháo phòng không không dám nổ súng, mà chỉ cố gắng tìm ra dữ liệu nhận dạng và mục đích chuyến bay.Mặc dù phòng không Đức đã dùng tín hiệu đèn, để hỏi-đáp theo quy định ngành hàng không, thậm chí đề nghị máy bay lạ hạ cánh xuống các sân bay gần đó, nhưng các tín hiệu vẫn không được trả lời; khiến các pháo thủ phòng không Đức càng thêm bối rối, vì họ không dám nổ súng, hoặc thông báo về một cuộc không kích. Các thành phố vẫn sáng đèn, giúp phi hành đoàn định hướng dễ dàng.Do đó, các máy bay ném bom của Liên Xô, không gặp phải sự kháng cự nào, họ đã bay thẳng đến trung tâm Berlin và thả bom vào các mục tiêu; khi nghe tiếng bom nổ, lúc này hệ thống phòng không Đức mới bừng tỉnh, những chiếc đèn pha công suất lớn và pháo phòng không bắn chiếu sáng rực bầu trời thủ đô.Nhưng phản ứng này đã muộn, những máy bay ném bom của Liên Xô, sau khi cắt bom, đã quay trở về căn cứ. Trên đường trở về, phòng không Đức vẫn cố gắng rọi đèn và bắn đuổi; nhưng máy bay đang bay ở độ cao 7.000, đã đảm bảo cho 15 chiếc DB-3F hạ cánh an toàn xuống sân bay Cahul. Cuộc không kích đầu tiên của Liên Xô vào thủ đô Berlin đã gây ra một cú sốc thực sự trong chỉ huy và giới chính trị Đức Quốc xã. Bộ trưởng tuyên truyền của Đức quốc xã Goebbels còn thông tin, vụ ném bom vào đêm 7-8/8 là do máy bay Anh và thậm chí đưa tin về 6 máy bay Anh bị bắn rơi.Chỉ khi Anh trong một thông điệp đặc biệt, bày tỏ sự hoang mang trước thông tin của Đức, vì do hôm đó thời tiết xấu, nên không máy bay Anh nào ném bom Berlin. Hitler phải ngậm đắng nuốt cay và thừa nhận sự thật về cuộc không kích của Liên Xô vào Berlin.Sau vụ không kích đầu tiên, không quân Liên Xô còn tổ chức một số vụ không kích tiếp theo, nhưng người Đức đã thực hiện các biện pháp tăng cường phòng không Berlin. Trong những điều kiện vô cùng khó khăn như vậy, Liên Xô vẫn tiến hành thêm 9 cuộc oanh tạc vào thủ đô nước Đức. Cuộc ném bom cuối cùng vào Berlin diễn ra vào đêm ngày 4-5/9, sau đó việc ném bom phải dừng lại, vì lúc này, quân đội Đức quốc xã đã chiếm được Tallinn và sự xuống cấp của máy bay DB-3F, khiến các chuyến bay từ Quần đảo Moonzund trở nên bất khả thi. Liên Xô cũng bị mất 17 máy bay và 7 tổ lái đã bị mất tích. Tổng cộng, trong khoảng thời gian từ ngày 8/8 đến ngày 5/9/1941, Liên Xô đã thực hiện 10 lần ném bom Berlin, thả 311 quả bom, mỗi quả nặng 500 kg xuống thành phố. Thiệt hại quân sự gây ra không đáng kể, nhưng lợi ích về mặt tinh thần và chính trị là rất lớn, vì trong thời điểm khó khăn nhất đối với chính mình, nhà nước Xô Viết đã thể hiện quyết tâm, chiến đấu tới cùng với quân Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Warhistory. Sức mạnh của Không quân Liên Xô trong cuộc chiến không khoan nhượng với Đức quốc xã. Nguồn: TheArchive.
Trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của quân và dân Liên Xô, không quân hải quân Liên Xô, không bị tổn thất nặng nề như lực lượng không quân lục quân và vẫn giữ được khả năng chiến đấu cả trên biển và trên bộ.
Nhưng khi tình hình trên bộ trở nên tồi tệ, các hoạt động của lực lượng không quân hải quân của Hạm đội Baltic buộc phải tung toàn bộ lực lượng, để hỗ trợ mặt trận trên bộ, phạm vi nhiệm vụ được mở rộng. Vào cuối tháng 7/1941, Không quân Liên Xô quyết định sử dụng máy bay ném bom hải quân, để không kích Berlin.
Kế hoạch táo bạo, mạo hiểm, nhưng khả thi; người khởi xướng là Chính ủy Hải quân, Đô đốc Nikolai Kuznetsov và Trưởng phòng Tác chiến của Quân chủng Hải quân Liên Xô, Chuẩn Đô đốc Vladimir Alafuzov.
Kế hoạch không kích vào Berlin có sự tham gia của máy bay ném bom DB-3F; đây là máy bay ném bom tầm xa, được trang bị thêm thùng nhiên liệu phụ. Những chiếc máy bay này được sản xuất hàng loạt vào năm 1940 và có tầm bay 2.700 km, với tốc độ tối đa 445 km/h.
Tải trọng chiến đấu của DB-3F là 1.000 kg bom (bình thường), hoặc 2.500 kg (tối đa), hoặc 1-2 ngư lôi. Vũ khí phòng thủ bao gồm hai súng máy ShKAS 7,62 mm và một súng máy UBT 12,7 mm.
Tất nhiên, những chiếc DB-3F chỉ có thể đạt được tốc độ và tầm bay tối đa trong điều kiện lý tưởng; nhưng trên thực tế, đặc điểm của chúng khiêm tốn hơn. Có những lo ngại lớn về việc liệu DB-3F có thể đến Berlin và quay trở lại sân bay của Liên Xô được hay không?
Nhưng một quyết định mạo hiểm đã được thông qua, và sân bay Cahul trên đảo Saaremaa, điểm cực tây của đất liền, hiện vẫn do Hồng quân kiểm soát, chỉ cách Berlin 900 km, được chỉ định làm nơi xuất phát của DB-3F.
Theo các tính toán, nếu DB-3F bay theo đường thẳng, ở độ cao với tốc độ tối ưu, sẽ mất hơn 6 giờ để vượt qua toàn bộ lộ trình. Hơn nữa, tải trọng bom của mỗi chiếc không được vượt quá 750 kg. Việc chỉ huy, bố trí đội hình chiến đấu, ném bom và rút lui phải được thực hiện trong thời gian ngắn.
Trong trường hợp tình huống phát sinh ngoài kế hoạch, lượng nhiên liệu sẽ chỉ đủ cho chuyến bay thêm 20-30 phút, điều này chắc chắn sẽ kết thúc bằng một vụ rơi máy bay xuống biển hoặc buộc phải hạ cánh xuống vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Để giảm thiểu rủi ro, 15 tổ bay có kinh nghiệm nhất, đã được chỉ định tham gia.
Tất nhiên, cuộc tấn công ném bom của không quân Liên Xô vào thủ đô của Đức quốc xã, trong thời điểm khó khăn nhất đối với Liên Xô, không phải là mục đích quân sự, mà là về mặt chính trị. Kế hoạch ném bom vào Berlin do trực tiếp Chủ tịch Liên Xô, Joseph Stalin phê duyệt.
Những chuyến bay huấn luyện toàn diện được thực hiện trong bí mật nghiêm ngặt nhất, do chính Tư lệnh không quân Hải quân, Trung tướng Semyon Zhavoronkov thực hiện. Đêm 2 rạng sáng 3/8, máy bay DB-3F thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, với lượng nhiên liệu được cung cấp đầy đủ và tải trọng là 500 kg bom.
Đường bay theo hướng thành phố cảng Swinemünde của Đức, và mục đích của chuyến bay là tìm hiểu các điều kiện để xuất kích máy bay ném bom từ một sân bay dã chiến nhỏ, kiểm tra hệ thống phòng không của Đức và tích lũy kinh nghiệm bay tầm xa trên biển, trong điều kiện chiến tranh.
Chuyến bay thử nghiệm tiếp theo diễn ra vào đêm ngày 5-6 tháng 8, đã đến được Berlin, nhưng vẫn là chuyến bay có tính chất trinh sát; mục đích kiểm tra lại hệ thống phòng không ở Berlin, và DB-3F bay không mang bom.
Cả hai chuyến bay đều kết thúc tốt đẹp, và trong chuyến bay thứ hai, Liên Xô đã nắm được, hệ thống phòng không Berlin có bán kính 100 km; ngoài pháo phòng không, nó còn có một số lượng lớn đèn pha phòng không, chiếu xa đến 6.000m. Các chuyến bay trinh sát, đã xác nhận các tính toán lý thuyết và chỉ đợi thời tiết thuận lợi, cho chuyến bay chiến đấu đầu tiên.
Cuộc ném bom thủ đô Berlin đầu tiên của không quân Liên Xô, được thực hiện vào đêm 7 đến rạng sáng 8/8/1941, với sự tham gia của 15 máy bay ném bom DB-3F. Chỉ huy đội bay là Đại tá Yevgeny Preobrazhensky, cùng những phi công và hoa tiêu ưu tú nhất.
Việc cất cánh diễn ra trong điều kiện khí tượng khó khăn, nhưng chuyến bay diễn ra tốt đẹp. Sự xuất hiện của những chiếc máy bay không xác định, từ hướng đông bắc, ở độ cao 7.000 m, là một bất ngờ hoàn toàn đối với quân Đức.
Các xạ thủ phòng không Đức bối rối, khi những chiếc máy bay không rõ vì lý do gì, đã bay lạc đường và đi chệch khỏi các hành lang trên không, đã được thiết lập. Pháo phòng không không dám nổ súng, mà chỉ cố gắng tìm ra dữ liệu nhận dạng và mục đích chuyến bay.
Mặc dù phòng không Đức đã dùng tín hiệu đèn, để hỏi-đáp theo quy định ngành hàng không, thậm chí đề nghị máy bay lạ hạ cánh xuống các sân bay gần đó, nhưng các tín hiệu vẫn không được trả lời; khiến các pháo thủ phòng không Đức càng thêm bối rối, vì họ không dám nổ súng, hoặc thông báo về một cuộc không kích. Các thành phố vẫn sáng đèn, giúp phi hành đoàn định hướng dễ dàng.
Do đó, các máy bay ném bom của Liên Xô, không gặp phải sự kháng cự nào, họ đã bay thẳng đến trung tâm Berlin và thả bom vào các mục tiêu; khi nghe tiếng bom nổ, lúc này hệ thống phòng không Đức mới bừng tỉnh, những chiếc đèn pha công suất lớn và pháo phòng không bắn chiếu sáng rực bầu trời thủ đô.
Nhưng phản ứng này đã muộn, những máy bay ném bom của Liên Xô, sau khi cắt bom, đã quay trở về căn cứ. Trên đường trở về, phòng không Đức vẫn cố gắng rọi đèn và bắn đuổi; nhưng máy bay đang bay ở độ cao 7.000, đã đảm bảo cho 15 chiếc DB-3F hạ cánh an toàn xuống sân bay Cahul.
Cuộc không kích đầu tiên của Liên Xô vào thủ đô Berlin đã gây ra một cú sốc thực sự trong chỉ huy và giới chính trị Đức Quốc xã. Bộ trưởng tuyên truyền của Đức quốc xã Goebbels còn thông tin, vụ ném bom vào đêm 7-8/8 là do máy bay Anh và thậm chí đưa tin về 6 máy bay Anh bị bắn rơi.
Chỉ khi Anh trong một thông điệp đặc biệt, bày tỏ sự hoang mang trước thông tin của Đức, vì do hôm đó thời tiết xấu, nên không máy bay Anh nào ném bom Berlin. Hitler phải ngậm đắng nuốt cay và thừa nhận sự thật về cuộc không kích của Liên Xô vào Berlin.
Sau vụ không kích đầu tiên, không quân Liên Xô còn tổ chức một số vụ không kích tiếp theo, nhưng người Đức đã thực hiện các biện pháp tăng cường phòng không Berlin. Trong những điều kiện vô cùng khó khăn như vậy, Liên Xô vẫn tiến hành thêm 9 cuộc oanh tạc vào thủ đô nước Đức.
Cuộc ném bom cuối cùng vào Berlin diễn ra vào đêm ngày 4-5/9, sau đó việc ném bom phải dừng lại, vì lúc này, quân đội Đức quốc xã đã chiếm được Tallinn và sự xuống cấp của máy bay DB-3F, khiến các chuyến bay từ Quần đảo Moonzund trở nên bất khả thi. Liên Xô cũng bị mất 17 máy bay và 7 tổ lái đã bị mất tích.
Tổng cộng, trong khoảng thời gian từ ngày 8/8 đến ngày 5/9/1941, Liên Xô đã thực hiện 10 lần ném bom Berlin, thả 311 quả bom, mỗi quả nặng 500 kg xuống thành phố. Thiệt hại quân sự gây ra không đáng kể, nhưng lợi ích về mặt tinh thần và chính trị là rất lớn, vì trong thời điểm khó khăn nhất đối với chính mình, nhà nước Xô Viết đã thể hiện quyết tâm, chiến đấu tới cùng với quân Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sức mạnh của Không quân Liên Xô trong cuộc chiến không khoan nhượng với Đức quốc xã. Nguồn: TheArchive.