Lực lượng Không quân Angola được xây dựng từ những năm 1980, chủ yếu là do xung đột với quốc gia láng giềng Nam Phi. Trong bảng xếp hạng vào năm 2020, Không quân Angola đứng thứ ba tại lục địa châu Phi và có khả năng chiến đấu cao nhất ở cận Sahara.Với nền kinh tế phát triển nhất ở châu Phi, Angola đã duy trì một lực lượng không quân chiến đấu lớn; mặc dù mất sự hỗ trợ từ Liên Xô hoặc đóng góp nhân sự từ Cuba, nhưng Angola không chỉ giữ được đội máy bay của họ, mà còn hiện đại hóa số máy bay mua từ thời Chiến tranh Lạnh và thực hiện các thương vụ mua mới.Lực lượng máy bay chiến đấu cánh cố định của Không quân Angola bao gồm 4 phi đội, mỗi phi đội sử dụng một loại máy bay chiến đấu khác nhau. Trong đó, có một số máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, được Angola mua sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.Số máy bay chiến đấu hiện đại của Không quân Angola bao gồm 6 máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 và 12 chiếc Su-30KN Flanker, tạo thành một trong những phi đội hiện đại và có năng lực chiến đấu cao nhất, trên lục địa châu Phi.Ba phi đội máy bay chiến đấu khác của Angola bao gồm các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba cũ hơn, nhưng vẫn tương đối có năng lực; bao gồm một phi đội 26 máy bay chiến đấu “cánh cụp-cánh xòe” MiG-23; đây là máy bay chiến đấu thế hệ 3 tốt nhất của Liên Xô.Trong tổng số 26 chiếc MiG-23 của Không quân Angola, thì có 18 chiếc MiG-23 là phiên bản MiG-23ML; đây là biến thể có khả năng chiến đấu tốt nhất và đã được nâng cấp lên cấp độ máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư.Ngoài ra, Không quân Angola còn sở hữu 20 tiêm kích hạng nhẹ MiG-21Bis/ MF và một phi đội 13 chiếc máy bay chiến đấu tấn công mặt đất chuyên dụng Su-22.Bên cạnh các máy bay chiến đấu, Không quân Angola còn sở hữu một phi đội máy bay chiến đấu cánh cố định, bao gồm 10 máy bay cường kích mặt đất Su-25, được tối ưu hóa để hỗ trợ trên không cho các lực lượng mặt đất của họ.Không quân Angola cũng sở hữu một phi đội gồm 6 máy bay phản lực hạng nhẹ K-8 của Trung Quốc; dù được phân bổ trong vai trò máy bay huấn luyện, nhưng số K-8 này, cũng có khả năng chiến đấu cao như máy bay cường kích.Angola cũng tự hào có một phi đội máy bay trực thăng tấn công rất hùng hậu, bao gồm 56 máy bay tương đối hiện đại của Liên Xô/ Nga, gồm 34 trực thăng Mi-24 và 22 trực thăng Mi-35.Tất cả số máy bay tiến công mặt đất (cả cánh bằng và trực thăng), mang lại cho Quân đội Angola khả năng hỗ trợ hỏa lực rất mạnh từ trên không, có độ chính xác cao; đủ sức chống lại các mục tiêu mặt đất của đối phương và hỗ trợ đáng kể cho các lực lượng chiến đấu mặt đất.Một điểm yếu đáng chú ý đó là, trong khi khả năng tác chiến trên không tổng thể của Angola tương đối ổn, thì khả năng phòng không mặt đất của nước này lại tương đối mỏng; bao gồm chủ yếu là các hệ thống phòng không, do Liên Xô sản xuất từ thập niên 1960.Những hệ thống phòng không của Angola bao gồm, hệ thống tên lửa S-75M tầm trung, 2K12 Kub và S-125 tầm ngắn. Có khả năng, những hệ thống phòng không này, sẽ sớm được thay thế bằng các hệ thống phòng không hiện đại của Nga như BuK-M3 và Pantsir-SM.Để chia sẻ khả năng phòng không cho lực lượng phòng không mặt đất, sẽ được bù đắp một phần bằng khả năng không đối không tương đối tiên tiến, từ các phi đội máy bay chiến đấu của Angola.Hiện nay máy bay chiến đấu MiG-23ML của Angola đã được Nga giúp nâng cấp, bao gồm tích hợp tên lửa không đối không R-27; đây là gói nâng cấp lớn cho MiG-23, được sử dụng rộng rãi hơn vào những năm 1990 và đầu những năm 2000.Như vậy số máy bay chiến đấu MiG-23ML của Angola trở thành máy bay MiG-23 có khả năng chiến đấu cao nhất trên thế giới, về hiệu suất không đối không và có khả năng gây ra mối đe dọa đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư ở tầm xa.Trên thực tế, radar của MiG-23ML có sông suất mạnh, tương đương với radar của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hạng nhẹ, như F-16 Block 30; đây là điều kiện rất phù hợp để hỗ trợ việc nâng cấp như vậy.Lần mua sắm gần đây nhất của Không quân Angola là vào năm 2019, khi họ mua máy bay chiến đấu Su-30KN với số lượng 12 chiếc, cung cấp khả năng thực hiện các cuộc tấn công chính xác. Máy bay được đánh giá cao nhờ bộ cảm biến rất mạnh, cũng như độ bền cao và tầm bay của chúng.Số máy bay Su-30KN đã được hiện đại hóa ở Belarus, trước khi bàn giao cho Angola và tạo thành xương sống cho khả năng tác chiến trên không của Angola hiện nay.Angola cũng triển khai một đội máy bay dự bị khá lớn, bao gồm số máy bay chiến đấu Su-27 cũ hơn và MiG-23ML, cũng như một đơn vị tấn công gồm 12 máy bay chiến đấu Su-24M.Việc giá dầu giảm, dẫn đến doanh thu của chính phủ giảm, cũng như nhu cầu trang bị Su-30 và chi phí hoạt động cao của nó, cuối cùng đã dẫn đến việc loại máy bay này khỏi hoạt động tuyến đầu; mặc dù chúng sẽ được đưa trở lại hoạt động trong trường hợp chiến tranh.Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Angola và Nam Phi hiện vẫn đang trong giai đoạn ổn định và hòa bình; nên khả năng tăng chi tiêu quốc phòng hoặc mở rộng phi đội không quân của Angola vẫn còn thấp. Nguồn ảnh: Flickr. Sức mạnh của Không quân Angola từng khiến đối phương phải thán phục. Nguồn: TheArchive.
Lực lượng Không quân Angola được xây dựng từ những năm 1980, chủ yếu là do xung đột với quốc gia láng giềng Nam Phi. Trong bảng xếp hạng vào năm 2020, Không quân Angola đứng thứ ba tại lục địa châu Phi và có khả năng chiến đấu cao nhất ở cận Sahara.
Với nền kinh tế phát triển nhất ở châu Phi, Angola đã duy trì một lực lượng không quân chiến đấu lớn; mặc dù mất sự hỗ trợ từ Liên Xô hoặc đóng góp nhân sự từ Cuba, nhưng Angola không chỉ giữ được đội máy bay của họ, mà còn hiện đại hóa số máy bay mua từ thời Chiến tranh Lạnh và thực hiện các thương vụ mua mới.
Lực lượng máy bay chiến đấu cánh cố định của Không quân Angola bao gồm 4 phi đội, mỗi phi đội sử dụng một loại máy bay chiến đấu khác nhau. Trong đó, có một số máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, được Angola mua sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Số máy bay chiến đấu hiện đại của Không quân Angola bao gồm 6 máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 và 12 chiếc Su-30KN Flanker, tạo thành một trong những phi đội hiện đại và có năng lực chiến đấu cao nhất, trên lục địa châu Phi.
Ba phi đội máy bay chiến đấu khác của Angola bao gồm các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba cũ hơn, nhưng vẫn tương đối có năng lực; bao gồm một phi đội 26 máy bay chiến đấu “cánh cụp-cánh xòe” MiG-23; đây là máy bay chiến đấu thế hệ 3 tốt nhất của Liên Xô.
Trong tổng số 26 chiếc MiG-23 của Không quân Angola, thì có 18 chiếc MiG-23 là phiên bản MiG-23ML; đây là biến thể có khả năng chiến đấu tốt nhất và đã được nâng cấp lên cấp độ máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư.
Ngoài ra, Không quân Angola còn sở hữu 20 tiêm kích hạng nhẹ MiG-21Bis/ MF và một phi đội 13 chiếc máy bay chiến đấu tấn công mặt đất chuyên dụng Su-22.
Bên cạnh các máy bay chiến đấu, Không quân Angola còn sở hữu một phi đội máy bay chiến đấu cánh cố định, bao gồm 10 máy bay cường kích mặt đất Su-25, được tối ưu hóa để hỗ trợ trên không cho các lực lượng mặt đất của họ.
Không quân Angola cũng sở hữu một phi đội gồm 6 máy bay phản lực hạng nhẹ K-8 của Trung Quốc; dù được phân bổ trong vai trò máy bay huấn luyện, nhưng số K-8 này, cũng có khả năng chiến đấu cao như máy bay cường kích.
Angola cũng tự hào có một phi đội máy bay trực thăng tấn công rất hùng hậu, bao gồm 56 máy bay tương đối hiện đại của Liên Xô/ Nga, gồm 34 trực thăng Mi-24 và 22 trực thăng Mi-35.
Tất cả số máy bay tiến công mặt đất (cả cánh bằng và trực thăng), mang lại cho Quân đội Angola khả năng hỗ trợ hỏa lực rất mạnh từ trên không, có độ chính xác cao; đủ sức chống lại các mục tiêu mặt đất của đối phương và hỗ trợ đáng kể cho các lực lượng chiến đấu mặt đất.
Một điểm yếu đáng chú ý đó là, trong khi khả năng tác chiến trên không tổng thể của Angola tương đối ổn, thì khả năng phòng không mặt đất của nước này lại tương đối mỏng; bao gồm chủ yếu là các hệ thống phòng không, do Liên Xô sản xuất từ thập niên 1960.
Những hệ thống phòng không của Angola bao gồm, hệ thống tên lửa S-75M tầm trung, 2K12 Kub và S-125 tầm ngắn. Có khả năng, những hệ thống phòng không này, sẽ sớm được thay thế bằng các hệ thống phòng không hiện đại của Nga như BuK-M3 và Pantsir-SM.
Để chia sẻ khả năng phòng không cho lực lượng phòng không mặt đất, sẽ được bù đắp một phần bằng khả năng không đối không tương đối tiên tiến, từ các phi đội máy bay chiến đấu của Angola.
Hiện nay máy bay chiến đấu MiG-23ML của Angola đã được Nga giúp nâng cấp, bao gồm tích hợp tên lửa không đối không R-27; đây là gói nâng cấp lớn cho MiG-23, được sử dụng rộng rãi hơn vào những năm 1990 và đầu những năm 2000.
Như vậy số máy bay chiến đấu MiG-23ML của Angola trở thành máy bay MiG-23 có khả năng chiến đấu cao nhất trên thế giới, về hiệu suất không đối không và có khả năng gây ra mối đe dọa đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư ở tầm xa.
Trên thực tế, radar của MiG-23ML có sông suất mạnh, tương đương với radar của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hạng nhẹ, như F-16 Block 30; đây là điều kiện rất phù hợp để hỗ trợ việc nâng cấp như vậy.
Lần mua sắm gần đây nhất của Không quân Angola là vào năm 2019, khi họ mua máy bay chiến đấu Su-30KN với số lượng 12 chiếc, cung cấp khả năng thực hiện các cuộc tấn công chính xác. Máy bay được đánh giá cao nhờ bộ cảm biến rất mạnh, cũng như độ bền cao và tầm bay của chúng.
Số máy bay Su-30KN đã được hiện đại hóa ở Belarus, trước khi bàn giao cho Angola và tạo thành xương sống cho khả năng tác chiến trên không của Angola hiện nay.
Angola cũng triển khai một đội máy bay dự bị khá lớn, bao gồm số máy bay chiến đấu Su-27 cũ hơn và MiG-23ML, cũng như một đơn vị tấn công gồm 12 máy bay chiến đấu Su-24M.
Việc giá dầu giảm, dẫn đến doanh thu của chính phủ giảm, cũng như nhu cầu trang bị Su-30 và chi phí hoạt động cao của nó, cuối cùng đã dẫn đến việc loại máy bay này khỏi hoạt động tuyến đầu; mặc dù chúng sẽ được đưa trở lại hoạt động trong trường hợp chiến tranh.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Angola và Nam Phi hiện vẫn đang trong giai đoạn ổn định và hòa bình; nên khả năng tăng chi tiêu quốc phòng hoặc mở rộng phi đội không quân của Angola vẫn còn thấp. Nguồn ảnh: Flickr.
Sức mạnh của Không quân Angola từng khiến đối phương phải thán phục. Nguồn: TheArchive.