Đầu tiên là máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35 của không quân Ai Cập, Su-35 là máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ duy nhất ở châu Phi và là máy bay chiến đấu nặng nhất trên lục địa, được thiết kế với khả năng không chiến. Tiêm kích chiến đấu Su-35 được trang bị động cơ mạnh mẽ, khung máy bay làm từ chất liệu composite. Vũ khí chính là tên lửa R-37M tầm xa cực lớn, để giành ưu thế cho các cuộc giao tranh không đối không. Ngoài ra Su-35 trang bị hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, với bộ cảm biến mà ít máy bay nào khác trên thế giới sánh kịp.Tiếp theo là máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKA của không quân Algeria, Su-30MKA bắt đầu được biên chế vào những năm 2000 để thay MiG-23. Máy bay dựa trên thiết kế thế hệ 4+ của Su-30MKI, được phát triển cho không quân Ấn Độ.Tiêm kích Su-30MKA được triển khai tên lửa tầm xa dẫn đường bằng radar chủ động R-77 để không chiến. Su-30MKA có hiệu suất bay tuyệt vời, tầm bay xa, tốc độ cao và khả năng cơ động tốt. Ước tính có khoảng 58 chiếc hiện đang phục vụ trong không quân Algeria. Thứ ba là máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30KN của không quân Angola. Su-30K là một trong những biến thể Su-30 kém nhất và hoạt động rất ngắn trong không quân Ấn Độ, trước khi được thay thế bằng Su-30MKI. Sau đó các máy bay chiến đấu Su-30K đã được Belarus nâng cấp lên Su-30KN và mang lại hiệu quả vượt trội hơn nhiều.Su-30KN hiện là trụ cột của không quân Angola, các chuyên gia đánh giá rằng việc Belarus nâng cấp Su-30K lên tiêu chuẩn Su-30KN, đã đưa máy bay này lên một tiêu chuẩn tương tự như các mẫu Su-30 mới hơn, như Su-30MK2 với chương trình đặc biệt, tập trung vào việc cải tiến khả năng tác chiến điện tử của chúng.Thứ tư là máy bay chiến đấu tấn công Su-24M của không quân Sudan, Su-24M được xem là một trong những máy bay chiến đấu tấn công hàng đầu thế giới và là máy bay mạnh nhất ở châu Phi về khả năng không đối đất.Su-24M được đánh giá cao nhờ khả năng xâm nhập không phận đối phương ở nhiều độ cao, bao gồm cả độ cao rất thấp; trang bị radar lập bản đồ mặt đất, có thể hoạt động tầm xa và khả năng tương thích với một số vũ khí không đối đất tiên tiến, bao gồm vũ khí dẫn đường bằng laser và TV như các tên lửa như Kh-58, Kh-59 và Kh-59M.Thứ năm là tiêm kích MiG-29M của Ai Cập, là một trong những biến thể mạnh nhất của dòng máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29 do Nga phát triển. MiG-29M Ai Cập có khả năng không đối đất ngoài tầm nhìn, nhờ được trang bị tên lửa R-77 và các biến thể cải tiến của tên lửa R-27, ngoài ra còn được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa Kh-35.MiG-29M không chỉ có hiệu suất bay tốt hơn, mà còn có hệ thống điện tử hàng không, hệ thống tác chiến điện tử và cảm biến vượt trội hơn nhiều so với MiG-29 ban đầu, đồng thời có khả năng hoạt động tầm xa tốt hơn. Ai Cập hiện đang triển khai hơn 45 máy bay MiG-29M.Tiếp theo là tiêm kích hạng nặng Su-27SK của Không quân Ethiopia. Su-27 trước đây được đánh giá là máy bay chiến đấu tốt nhất ở châu Phi, và trong những năm Chiến tranh Lạnh, nó chỉ đứng sau máy bay chiến đấu F-14D Tomcat của Mỹ về khả năng không đối không.Trung Quốc là khách hàng nước ngoài đầu tiên của chiến đấu cơ Su-27 Nga, Ethiopia nổi lên là khách hàng thứ hai, khi xảy ra xung đột với nước láng giềng Eritrea. Su-27 ngày nay là thành phần chính của không quân Ethiopia, với hơn chục chiếc đang phục vụ. Tiếp theo là máy bay chiến đấu Rafale của Ai Cập, là các máy bay chiến đấu đầu tiên ở châu Phi, triển khai radar mảng pha quét điện tử chủ động. Ai Cập sở hữu 24 máy bay phản lực Rafale, đây là máy bay chiến đấu chậm nhất trong không quân Ai Cập. Rafale có trần bay thấp, tầm bay và khả năng cơ động trung bình. Các máy bay chiến đấu Rafale Ai Cập cũng không nhận được tên lửa không đối không Meteor hoặc tên lửa hành trình SCALP hiện đại. Mặc dù vậy, Rafale vẫn là một máy bay đáng gờm do có hệ thống tác chiến điện tử và radar mạnh mẽ. Tiếp theo là máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29 của Algeria, là một trong những máy bay chiến đấu phổ biến nhất của Nga để xuất khẩu và là máy bay phản lực đa năng hạng trung, với hiệu suất chiến đấu rất tốt, bao gồm khả năng cơ động rất nhanh, tốc độ và trần bay cao.Máy bay chiến đấu tiếp theo là F-16C của Maroc, hiện chỉ có hai quốc gia ở châu Phi sử dụng loại máy bay này. F-16C của Maroc được trang bị tên lửa không đối không AIM-120C hiện đại và một loạt vũ khí không đối đất tiên tiến. F-16 được xem là máy bay chiến đấu tốt nhất trong không quân Maroc.Tiếp theo là máy bay chiến đấu hạng nhẹ Gripen D của Nam Phi, Gripen có bộ cảm biến đáng gờm, hệ thống tác chiến điện tử hiện đại và được trang bị tên lửa không đối không AIM-120C, giống với các tên lửa của F-16 Maroc. Cuối cùng là máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-25 của Algeria, là máy bay phản lực chiến đấu nhanh nhất ở châu Phi. Các máy bay MiG-25 trong phi đội Algeria có thể vượt tốc độ Mach 3,2 và mang tên lửa có đầu đạn nặng 100 kg, với tầm bắn xa từ 80 đến 100 km. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh sức mạnh và khả năng bay của chiến đấu cơ MiG-23. Nguồn: KCNA.
Đầu tiên là máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35 của không quân Ai Cập, Su-35 là máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ duy nhất ở châu Phi và là máy bay chiến đấu nặng nhất trên lục địa, được thiết kế với khả năng không chiến.
Tiêm kích chiến đấu Su-35 được trang bị động cơ mạnh mẽ, khung máy bay làm từ chất liệu composite. Vũ khí chính là tên lửa R-37M tầm xa cực lớn, để giành ưu thế cho các cuộc giao tranh không đối không. Ngoài ra Su-35 trang bị hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, với bộ cảm biến mà ít máy bay nào khác trên thế giới sánh kịp.
Tiếp theo là máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKA của không quân Algeria, Su-30MKA bắt đầu được biên chế vào những năm 2000 để thay MiG-23. Máy bay dựa trên thiết kế thế hệ 4+ của Su-30MKI, được phát triển cho không quân Ấn Độ.
Tiêm kích Su-30MKA được triển khai tên lửa tầm xa dẫn đường bằng radar chủ động R-77 để không chiến. Su-30MKA có hiệu suất bay tuyệt vời, tầm bay xa, tốc độ cao và khả năng cơ động tốt. Ước tính có khoảng 58 chiếc hiện đang phục vụ trong không quân Algeria.
Thứ ba là máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30KN của không quân Angola. Su-30K là một trong những biến thể Su-30 kém nhất và hoạt động rất ngắn trong không quân Ấn Độ, trước khi được thay thế bằng Su-30MKI. Sau đó các máy bay chiến đấu Su-30K đã được Belarus nâng cấp lên Su-30KN và mang lại hiệu quả vượt trội hơn nhiều.
Su-30KN hiện là trụ cột của không quân Angola, các chuyên gia đánh giá rằng việc Belarus nâng cấp Su-30K lên tiêu chuẩn Su-30KN, đã đưa máy bay này lên một tiêu chuẩn tương tự như các mẫu Su-30 mới hơn, như Su-30MK2 với chương trình đặc biệt, tập trung vào việc cải tiến khả năng tác chiến điện tử của chúng.
Thứ tư là máy bay chiến đấu tấn công Su-24M của không quân Sudan, Su-24M được xem là một trong những máy bay chiến đấu tấn công hàng đầu thế giới và là máy bay mạnh nhất ở châu Phi về khả năng không đối đất.
Su-24M được đánh giá cao nhờ khả năng xâm nhập không phận đối phương ở nhiều độ cao, bao gồm cả độ cao rất thấp; trang bị radar lập bản đồ mặt đất, có thể hoạt động tầm xa và khả năng tương thích với một số vũ khí không đối đất tiên tiến, bao gồm vũ khí dẫn đường bằng laser và TV như các tên lửa như Kh-58, Kh-59 và Kh-59M.
Thứ năm là tiêm kích MiG-29M của Ai Cập, là một trong những biến thể mạnh nhất của dòng máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29 do Nga phát triển. MiG-29M Ai Cập có khả năng không đối đất ngoài tầm nhìn, nhờ được trang bị tên lửa R-77 và các biến thể cải tiến của tên lửa R-27, ngoài ra còn được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa Kh-35.
MiG-29M không chỉ có hiệu suất bay tốt hơn, mà còn có hệ thống điện tử hàng không, hệ thống tác chiến điện tử và cảm biến vượt trội hơn nhiều so với MiG-29 ban đầu, đồng thời có khả năng hoạt động tầm xa tốt hơn. Ai Cập hiện đang triển khai hơn 45 máy bay MiG-29M.
Tiếp theo là tiêm kích hạng nặng Su-27SK của Không quân Ethiopia. Su-27 trước đây được đánh giá là máy bay chiến đấu tốt nhất ở châu Phi, và trong những năm Chiến tranh Lạnh, nó chỉ đứng sau máy bay chiến đấu F-14D Tomcat của Mỹ về khả năng không đối không.
Trung Quốc là khách hàng nước ngoài đầu tiên của chiến đấu cơ Su-27 Nga, Ethiopia nổi lên là khách hàng thứ hai, khi xảy ra xung đột với nước láng giềng Eritrea. Su-27 ngày nay là thành phần chính của không quân Ethiopia, với hơn chục chiếc đang phục vụ.
Tiếp theo là máy bay chiến đấu Rafale của Ai Cập, là các máy bay chiến đấu đầu tiên ở châu Phi, triển khai radar mảng pha quét điện tử chủ động. Ai Cập sở hữu 24 máy bay phản lực Rafale, đây là máy bay chiến đấu chậm nhất trong không quân Ai Cập.
Rafale có trần bay thấp, tầm bay và khả năng cơ động trung bình. Các máy bay chiến đấu Rafale Ai Cập cũng không nhận được tên lửa không đối không Meteor hoặc tên lửa hành trình SCALP hiện đại. Mặc dù vậy, Rafale vẫn là một máy bay đáng gờm do có hệ thống tác chiến điện tử và radar mạnh mẽ.
Tiếp theo là máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29 của Algeria, là một trong những máy bay chiến đấu phổ biến nhất của Nga để xuất khẩu và là máy bay phản lực đa năng hạng trung, với hiệu suất chiến đấu rất tốt, bao gồm khả năng cơ động rất nhanh, tốc độ và trần bay cao.
Máy bay chiến đấu tiếp theo là F-16C của Maroc, hiện chỉ có hai quốc gia ở châu Phi sử dụng loại máy bay này. F-16C của Maroc được trang bị tên lửa không đối không AIM-120C hiện đại và một loạt vũ khí không đối đất tiên tiến. F-16 được xem là máy bay chiến đấu tốt nhất trong không quân Maroc.
Tiếp theo là máy bay chiến đấu hạng nhẹ Gripen D của Nam Phi, Gripen có bộ cảm biến đáng gờm, hệ thống tác chiến điện tử hiện đại và được trang bị tên lửa không đối không AIM-120C, giống với các tên lửa của F-16 Maroc.
Cuối cùng là máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-25 của Algeria, là máy bay phản lực chiến đấu nhanh nhất ở châu Phi. Các máy bay MiG-25 trong phi đội Algeria có thể vượt tốc độ Mach 3,2 và mang tên lửa có đầu đạn nặng 100 kg, với tầm bắn xa từ 80 đến 100 km. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh sức mạnh và khả năng bay của chiến đấu cơ MiG-23. Nguồn: KCNA.