Chiếc vận tải cơ C-17 Globemaster có sức chứa tối đa tới 1 đại đội và trọng lượng cất cánh tối đa đạt 265.350 kg. Với một trọng lượng khổng lồ như vậy, hệ thống càng đáp của chiếc máy bay này phải được thiết kế một cách đặc biệt. Nguồn ảnh: Sina.Máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster là sản phẩm của hãng Douglas kết hợp với Boeing, chính nhờ sự kết hợp này mà hệ thống càng đáp trên chiếc C-17 có phần tương đồng với hệ thống đáp trên chiếc Boeing 747 dù lớn hơn nhiều. Nguồn ảnh: Sina.Mỗi một lốp trong hệ thống càng hạ sẽ được nối với một pít-tông khổng lồ, chính hệ thống pít-tông này sẽ có tác dụng chịu lực và giảm xóc trong quá trình bánh máy bay tiếp cận với đường băng. Nguồn ảnh: Sina.Do ma sát khi bánh máy bay tiếp cận với đường băng là rất lớn nên toàn bộ lốp máy bay chỉ có rãnh dọc chứ không có rãnh ngang, nhằm đảm bảo bánh có thể "trượt" trên mặt đất trong trường hợp cần thiết chứ không bị nổ ngay lập tức. Nguồn ảnh: Sina.Khi máy bay đạt đến giới hạn tải trọng, nghĩa là hơn 200 tấn trở lên thì chiếc C-17 Globemaster này sẽ cần một đường băng cất-hạ cánh dài tới 3km, nghĩa là tương đương với các máy bay dân sự lớn nhất hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên điểm ăn tiền nhất của chiếc C-17 này chính là khả năng hạ cánh xuống những sân bay dã chiến có đường băng làm bằng đất một cách hoàn hảo. Nguồn ảnh: Sina.Sở dĩ nó có thể làm được điều đó do cấu tạo siêu phức tạp và tinh vi của hệ thống giảm xóc và càng, cho phép nó có thể di chuyển trên những nền đất xấu một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Sina.Theo đó, hệ thống hạ cánh bằng pit-tông thủy lực sẽ được treo trên một bộ khung giảm xóc có độ dơ lớn, mỗi một pít-tông lại sẽ được treo trên một khung giảm xóc riêng, cho phép toàn bộ các bánh xe của chiếc C-17 có thể di chuyển độc lập với nhiều góc khác nhau mà hoàn toàn không ảnh hưởng đến nhau. Nguồn ảnh: Sina.Máy bay vận tải C-17 Globalmaster có tổng cộng 16 lốp hạ cánh tất cả, trong đó càng hạ cánh mũi có 2 lốp, còn lại 14 lốp được chia đều cho hai bên càng phía dưới bụng máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
Chiếc vận tải cơ C-17 Globemaster có sức chứa tối đa tới 1 đại đội và trọng lượng cất cánh tối đa đạt 265.350 kg. Với một trọng lượng khổng lồ như vậy, hệ thống càng đáp của chiếc máy bay này phải được thiết kế một cách đặc biệt. Nguồn ảnh: Sina.
Máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster là sản phẩm của hãng Douglas kết hợp với Boeing, chính nhờ sự kết hợp này mà hệ thống càng đáp trên chiếc C-17 có phần tương đồng với hệ thống đáp trên chiếc Boeing 747 dù lớn hơn nhiều. Nguồn ảnh: Sina.
Mỗi một lốp trong hệ thống càng hạ sẽ được nối với một pít-tông khổng lồ, chính hệ thống pít-tông này sẽ có tác dụng chịu lực và giảm xóc trong quá trình bánh máy bay tiếp cận với đường băng. Nguồn ảnh: Sina.
Do ma sát khi bánh máy bay tiếp cận với đường băng là rất lớn nên toàn bộ lốp máy bay chỉ có rãnh dọc chứ không có rãnh ngang, nhằm đảm bảo bánh có thể "trượt" trên mặt đất trong trường hợp cần thiết chứ không bị nổ ngay lập tức. Nguồn ảnh: Sina.
Khi máy bay đạt đến giới hạn tải trọng, nghĩa là hơn 200 tấn trở lên thì chiếc C-17 Globemaster này sẽ cần một đường băng cất-hạ cánh dài tới 3km, nghĩa là tương đương với các máy bay dân sự lớn nhất hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên điểm ăn tiền nhất của chiếc C-17 này chính là khả năng hạ cánh xuống những sân bay dã chiến có đường băng làm bằng đất một cách hoàn hảo. Nguồn ảnh: Sina.
Sở dĩ nó có thể làm được điều đó do cấu tạo siêu phức tạp và tinh vi của hệ thống giảm xóc và càng, cho phép nó có thể di chuyển trên những nền đất xấu một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đó, hệ thống hạ cánh bằng pit-tông thủy lực sẽ được treo trên một bộ khung giảm xóc có độ dơ lớn, mỗi một pít-tông lại sẽ được treo trên một khung giảm xóc riêng, cho phép toàn bộ các bánh xe của chiếc C-17 có thể di chuyển độc lập với nhiều góc khác nhau mà hoàn toàn không ảnh hưởng đến nhau. Nguồn ảnh: Sina.
Máy bay vận tải C-17 Globalmaster có tổng cộng 16 lốp hạ cánh tất cả, trong đó càng hạ cánh mũi có 2 lốp, còn lại 14 lốp được chia đều cho hai bên càng phía dưới bụng máy bay. Nguồn ảnh: Sina.