Ukraine đã được kế thừa một lực lượng quân sự khổng lồ khi Liên Xô sụp đổ; nhưng vì nhiều lý do khác nhau, Ukraine không thể duy trì một quân đội lớn như vậy, nên Kiev bắt đầu bán thiết bị quân sự cho các nước thuộc thế giới thứ ba; những nước đã biết trước về các loại v ũ khí hoàn hảo của Liên Xô.Theo các nhà kinh tế phương Tây, gần 90 tỷ USD trang thiết bị quân sự, đạn dược và vũ khí cỡ nhỏ đã được cất giữ trên lãnh thổ Ukraine. Có lẽ khi đó, đây là kho quân sự lớn nhất trên toàn thế giới, nếu chiến tranh xảy ra, có thể trang bị vũ khí cho khoảng 10 triệu quân.Thật kỳ lạ, khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, chính quyền Ukraine phải đưa các loại “vũ khí cổ”, mà có lẽ chỉ còn trong viện bảo tàng, như súng máy Maxim và Degtyarev, súng trường Mosin ra trang bị cho binh lính. Vậy những khẩu AKM, RPK và PKM của Liên Xô mà họ được thừa kế đang ở đâu? Súng tiểu liên AK được Liên Xô sản xuất với số lượng rất lớn, nhưng hiện giờ nó trở lên “rất hiếm” ở Ukraine, bởi vì các chính phủ tiền nhiệm từ khi Ukraine độc lập đã bán hết. Tất nhiên, một phần của các kho vũ khí vẫn nằm trong các vùng lãnh thổ thân Nga, một số bị phá hủy; nhưng phần lớn đã bị “bán tống, bán tháo” trong nhiều thập kỷ qua.Đã có lúc, việc phân phối "không kiểm soát" nguồn vũ khí từ Ukraine trên khắp thế giới, không chỉ làm tiêu hao tiềm lực quốc phòng của đất nước, mà còn làm nảy sinh tham nhũng trong quân đội và chính quyền Ukraine.Ví dụ, trong số 9 nghìn xe tăng của Liên Xô mà Ukraine thừa kế vào năm 1991, thì đến năm 2022, chỉ còn lại hơn 2 nghìn chiếc, trong đó chỉ 700-800 chiếc ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Phần còn lại được bán trên các thị trường vũ khí chợ đen, với giá rẻ như cho.Tương tự, số đạn pháo cho các mục đích khác nhau, trong các kho dự trữ chiến lược của Liên Xô mà Ukraine được thừa kế, đã được bán ra nước ngoài; và những bàn tay tham nhũng, đã che đậy thành công bởi nhiều “đám cháy” và “sự phá hoại của kẻ địch” với các kho vũ khí.Theo thống kê, kể từ năm 2003, các nhà kho vũ khí lớn của Ukraine đã xảy ra cháy nổ ít nhất 12 lần, phá hủy vài trăm nghìn tấn đạn. Cái nào trong số này đã thực sự bị thiêu rụi, và cái nào đã được bán hết qua các thị trường chợ đen trước đó, vẫn chưa được biết?Không chỉ các loại vũ khí thông thường, được bán cho các lực lượng nổi dậy, mà cả các loại vũ khí khá hiện đại cũng được rao bán. Ví dụ, một số tên lửa hành trình Kh-55 đã từng được bán cho Iran và Trung Quốc. Trong trường hợp này, Ukraine không chỉ bán vũ khí, mà còn về việc bán các công nghệ quan trọng.Thậm chí các doanh nhân Ukraine và các nhà chính trị không chỉ thu lợi từ việc bán vũ khí của Liên Xô, mà còn “giúp các nước anh em châu Âu” buôn lậu thiết bị quân sự, “để tránh lệnh trừng phạt”. Theo tổ chức Báo cáo tham nhũng và tội phạm có tổ chức (OCCRP), nguồn cung cấp vũ khí đã đến châu Phi và Trung Đông, thông qua những người có ảnh hưởng ở Kiev.Ví dụ, Ba Lan, với tư cách là thành viên của EU, bị cấm cung cấp vũ khí cho một số quốc gia. Nhưng điều này không thành vấn đề, khi công ty Techimpex của Ukraine, mua vài chục chiếc xe trinh sát bọc thép lội nước BRDM-2 của Ba Lan ở dạng tháo rời, sau đó lắp ráp lại và xuất khẩu sang Uganda và từ đó được chuyển đến Nam Sudan, nơi đang diễn ra một cuộc chiến đẫm máu. Theo điều tra, chỉ từ năm 2010 đến 2013, Techimpex đã mua 154 xe bọc thép, 27 xe tăng, 4 trực thăng quân sự, một máy bay vận tải, hơn 1.200 súng máy, 29.400 súng trường tấn công AK-47 và 35.000 súng trường từ nguồn “thặng dư” quân sự Ukraine. Hơn nữa, “những bàn tay đen” đã thâm nhập rất sâu vào các cơ quan lập pháp của đất nước.Các chuyên gia của OCCRP còn phát hiện ra rằng, luật pháp Ukraine có quy định cho phép xóa thông tin về nguồn gốc và điểm đến của vũ khí, khi vận chuyển vũ khí từ Ukraine đi khắp thế giới. Cũng như sửa đổi Luật số 191, cho phép bán vũ khí dư thừa ngay cả trong thời gian thiết quân luật ở nước này.Từ tất cả những điều này, một kết luận có thể được rút ra - ở Ukraine, có những thế lực ngầm lâu đời và kết cấu với những quan chức chính phủ và quân đội, để mua bán và vận chuyển vũ khí đã và đang sử dụng. Và kể từ tháng 2/2022, khi cuộc chiến thực sự nổ ra, các kho vũ khí của Ukraine đã trống rống.Kết quả là chính quyền Kiev đã phải liên tục yêu cầu các quốc gia phương Tây viện trợ vũ khí cho nước này để chống lại cuộc xâm lược của Nga. Mặc dù được thừa hưởng một kho đạn pháo quá lớn, nhưng pháo binh Ukraine hiện chỉ được bắn 10 viên một đợt, vì không có nguồn cung cấp.Ông Jürgen Stock, Tổng thư ký Interpol, vào đầu tháng 6 cảnh báo rằng, những vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine, đã xuất hiện trên thị trường chợ đen. Ví dụ tên lửa Javelin mà Mỹ viện trợ cho Ukraine, đã bị bán qua thị trường chợ đen tại Trung Đông, với mức giá chỉ 15-30 nghìn USD; rẻ hơn nhiều lần so với giá thành của nó.Đừng quên rằng, mặc dù phải xin viện trợ từ phương Tây, nhưng Ukraine vẫn có thể hợp pháp bán vũ khí cho người mua nước ngoài. Công ty Techimpex nói trên, theo Luật sửa đổi số 1919, có quyền bán vũ khí "dư thừa" ra nước ngoài, từ xe tăng, xe bọc thép đến vũ khí và khí tài quân sự.Điều này lý giải tại sao Quân đội Ukraine phải sử dụng vũ khí trong Chiến tranh thế giới và phải xin viện trợ vũ khí; mặc dù họ được kế thừa kho vũ khí khủng từ Quân đội Liên Xô trước kia, có thể trang bị cho đội quân đến 10 triệu người.
Ukraine đã được kế thừa một lực lượng quân sự khổng lồ khi Liên Xô sụp đổ; nhưng vì nhiều lý do khác nhau, Ukraine không thể duy trì một quân đội lớn như vậy, nên Kiev bắt đầu bán thiết bị quân sự cho các nước thuộc thế giới thứ ba; những nước đã biết trước về các loại v ũ khí hoàn hảo của Liên Xô.
Theo các nhà kinh tế phương Tây, gần 90 tỷ USD trang thiết bị quân sự, đạn dược và vũ khí cỡ nhỏ đã được cất giữ trên lãnh thổ Ukraine. Có lẽ khi đó, đây là kho quân sự lớn nhất trên toàn thế giới, nếu chiến tranh xảy ra, có thể trang bị vũ khí cho khoảng 10 triệu quân.
Thật kỳ lạ, khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, chính quyền Ukraine phải đưa các loại “vũ khí cổ”, mà có lẽ chỉ còn trong viện bảo tàng, như súng máy Maxim và Degtyarev, súng trường Mosin ra trang bị cho binh lính. Vậy những khẩu AKM, RPK và PKM của Liên Xô mà họ được thừa kế đang ở đâu?
Súng tiểu liên AK được Liên Xô sản xuất với số lượng rất lớn, nhưng hiện giờ nó trở lên “rất hiếm” ở Ukraine, bởi vì các chính phủ tiền nhiệm từ khi Ukraine độc lập đã bán hết. Tất nhiên, một phần của các kho vũ khí vẫn nằm trong các vùng lãnh thổ thân Nga, một số bị phá hủy; nhưng phần lớn đã bị “bán tống, bán tháo” trong nhiều thập kỷ qua.
Đã có lúc, việc phân phối "không kiểm soát" nguồn vũ khí từ Ukraine trên khắp thế giới, không chỉ làm tiêu hao tiềm lực quốc phòng của đất nước, mà còn làm nảy sinh tham nhũng trong quân đội và chính quyền Ukraine.
Ví dụ, trong số 9 nghìn xe tăng của Liên Xô mà Ukraine thừa kế vào năm 1991, thì đến năm 2022, chỉ còn lại hơn 2 nghìn chiếc, trong đó chỉ 700-800 chiếc ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Phần còn lại được bán trên các thị trường vũ khí chợ đen, với giá rẻ như cho.
Tương tự, số đạn pháo cho các mục đích khác nhau, trong các kho dự trữ chiến lược của Liên Xô mà Ukraine được thừa kế, đã được bán ra nước ngoài; và những bàn tay tham nhũng, đã che đậy thành công bởi nhiều “đám cháy” và “sự phá hoại của kẻ địch” với các kho vũ khí.
Theo thống kê, kể từ năm 2003, các nhà kho vũ khí lớn của Ukraine đã xảy ra cháy nổ ít nhất 12 lần, phá hủy vài trăm nghìn tấn đạn. Cái nào trong số này đã thực sự bị thiêu rụi, và cái nào đã được bán hết qua các thị trường chợ đen trước đó, vẫn chưa được biết?
Không chỉ các loại vũ khí thông thường, được bán cho các lực lượng nổi dậy, mà cả các loại vũ khí khá hiện đại cũng được rao bán. Ví dụ, một số tên lửa hành trình Kh-55 đã từng được bán cho Iran và Trung Quốc. Trong trường hợp này, Ukraine không chỉ bán vũ khí, mà còn về việc bán các công nghệ quan trọng.
Thậm chí các doanh nhân Ukraine và các nhà chính trị không chỉ thu lợi từ việc bán vũ khí của Liên Xô, mà còn “giúp các nước anh em châu Âu” buôn lậu thiết bị quân sự, “để tránh lệnh trừng phạt”. Theo tổ chức Báo cáo tham nhũng và tội phạm có tổ chức (OCCRP), nguồn cung cấp vũ khí đã đến châu Phi và Trung Đông, thông qua những người có ảnh hưởng ở Kiev.
Ví dụ, Ba Lan, với tư cách là thành viên của EU, bị cấm cung cấp vũ khí cho một số quốc gia. Nhưng điều này không thành vấn đề, khi công ty Techimpex của Ukraine, mua vài chục chiếc xe trinh sát bọc thép lội nước BRDM-2 của Ba Lan ở dạng tháo rời, sau đó lắp ráp lại và xuất khẩu sang Uganda và từ đó được chuyển đến Nam Sudan, nơi đang diễn ra một cuộc chiến đẫm máu.
Theo điều tra, chỉ từ năm 2010 đến 2013, Techimpex đã mua 154 xe bọc thép, 27 xe tăng, 4 trực thăng quân sự, một máy bay vận tải, hơn 1.200 súng máy, 29.400 súng trường tấn công AK-47 và 35.000 súng trường từ nguồn “thặng dư” quân sự Ukraine. Hơn nữa, “những bàn tay đen” đã thâm nhập rất sâu vào các cơ quan lập pháp của đất nước.
Các chuyên gia của OCCRP còn phát hiện ra rằng, luật pháp Ukraine có quy định cho phép xóa thông tin về nguồn gốc và điểm đến của vũ khí, khi vận chuyển vũ khí từ Ukraine đi khắp thế giới. Cũng như sửa đổi Luật số 191, cho phép bán vũ khí dư thừa ngay cả trong thời gian thiết quân luật ở nước này.
Từ tất cả những điều này, một kết luận có thể được rút ra - ở Ukraine, có những thế lực ngầm lâu đời và kết cấu với những quan chức chính phủ và quân đội, để mua bán và vận chuyển vũ khí đã và đang sử dụng. Và kể từ tháng 2/2022, khi cuộc chiến thực sự nổ ra, các kho vũ khí của Ukraine đã trống rống.
Kết quả là chính quyền Kiev đã phải liên tục yêu cầu các quốc gia phương Tây viện trợ vũ khí cho nước này để chống lại cuộc xâm lược của Nga. Mặc dù được thừa hưởng một kho đạn pháo quá lớn, nhưng pháo binh Ukraine hiện chỉ được bắn 10 viên một đợt, vì không có nguồn cung cấp.
Ông Jürgen Stock, Tổng thư ký Interpol, vào đầu tháng 6 cảnh báo rằng, những vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine, đã xuất hiện trên thị trường chợ đen. Ví dụ tên lửa Javelin mà Mỹ viện trợ cho Ukraine, đã bị bán qua thị trường chợ đen tại Trung Đông, với mức giá chỉ 15-30 nghìn USD; rẻ hơn nhiều lần so với giá thành của nó.
Đừng quên rằng, mặc dù phải xin viện trợ từ phương Tây, nhưng Ukraine vẫn có thể hợp pháp bán vũ khí cho người mua nước ngoài. Công ty Techimpex nói trên, theo Luật sửa đổi số 1919, có quyền bán vũ khí "dư thừa" ra nước ngoài, từ xe tăng, xe bọc thép đến vũ khí và khí tài quân sự.
Điều này lý giải tại sao Quân đội Ukraine phải sử dụng vũ khí trong Chiến tranh thế giới và phải xin viện trợ vũ khí; mặc dù họ được kế thừa kho vũ khí khủng từ Quân đội Liên Xô trước kia, có thể trang bị cho đội quân đến 10 triệu người.