Sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, sự can dự của NATO khá cao; ngoài việc hỗ trợ tình báo và viện trợ vũ khí cho Ukraine, Mỹ và các nước phương Tây còn cung cấp các cố vấn quân sự hướng dẫn tác chiến. Đồng thời, các chuyên gia quân sự phương Tây cũng có thêm những "đề xuất và gợi ý", cho lãnh đạo Ukraine.Nhưng cho dù chúng ta nhìn vào sự hướng dẫn hay lời khuyên của các chuyên gia quân sự phương Tây này, thì nhiều điều là phi thực tế. Nếu hướng dẫn phi thực tế như vậy được thực hiện, cái giá phải trả là bằng xương máu.Ví dụ, trong chiến dịch phản công Đảo Rắn vào đầu tháng 5 vừa qua, các cố vấn quân sự Anh và Mỹ đã tham gia vạch kế hoạch tác chiến. Để thành công trong việc chiếm đảo, quân đội Ukraine đã cố gắng tập hợp các máy bay chiến đấu, UAV và trực thăng ít ỏi còn lại.Ngoài ra phía Ukraine cũng gom được một số tàu nhỏ còn lại trong hải quân và một lực lượng tấn công tinh nhuệ. Ý đồ của Quân đội Ukraine là bất ngờ chiếm Đảo Rắn nhân dịp duyệt binh nhân Ngày Chiến thắng 9/5 của Nga; đồng thời tạo tiếng vang về tuyên truyền, khiến Nga lúng túng. Nhưng trên thực tế, trận phản công chiếm Đảo Rắn hoàn toàn là một trận chiến chính trị của Kiev. Cái gọi là ý nghĩa chiến lược về cơ bản không tồn tại; mặc dù có một số phân tích cho rằng, việc kiểm soát Đảo Rắn có thể giúp ích cho việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, v.v.Không ai có thể phủ nhận hiện Quân đội Nga đang chiếm lợi thế, do vậy ngay cả khi quân đội Ukraine tái chiếm thành công Đảo Rắn, họ cũng không thể bảo vệ nó với sức mạnh hiện có. Sau đó Quân đội Nga chắc chắn sẽ đánh trả và phía Ukraine khó có thể giữ được trận tuyến.Với thực lực hiện tại của quân đội Ukraine, Kiev không thể lấy gì để đảm bảo rằng, họ có thể giữ vững chắc Đảo Rắn sau khi tái chiếm; đồng thời cũng không thể phát huy sức mạnh từ các lực lượng trên đảo, để khống chế phần phía tây của Biển Đen.Vì vậy, khi quân đội Ukraine lập kế hoạch chiếm lại Đảo Rắn, bản thân họ cũng hiểu rằng, đây là nhiệm vụ mạo hiểm, mang ý nghĩa chính trị, khi chỉ cần đổ bộ thành công lên đảo trong thời gian ngắn, là sẽ giành chiến thắng.Tất nhiên, lãnh đạo Ukraine chắc chắn cũng đã có những tính toán tổn thất về vũ khí trang bị và binh lính. Do đó, trong nội bộ Quân đội Ukraine cũng có nhiều ý kiến khác nhau, nhiều ý kiến không đồng tình với việc lãng phí số vũ khí vốn ít ỏi và binh lính trong trận chiến mang tính chính trị này.Tuy nhiên, phía Kiev rõ ràng đã quan tâm nhiều hơn đến “dư luận quốc tế”, ý nghĩa chính trị và đặc biết là những “gợi ý” của các cố vấn quân sự Anh và Mỹ. Hơn nữa, theo đánh giá chủ quan của Kiev, họ vẫn có khả năng chiến thắng trong ngắn hạn.Bởi vì từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, Quân đội Ukraine đã tấn công hệ thống phòng không của Nga trên Đảo Rắn và các tàu nhỏ xung quanh. Sau đó Ukraine đã sử dụng máy bay chiến đấu cánh cố định tấn công đảo mà ít có sự phản ứng của Nga; do vậy Kiev tính toán việc chiếm đảo là khả thi.Bất chấp việc soát hạm Moskva bị loại khỏi vòng chiến đấu, Quân đội Nga vẫn chiếm quyền khống chế trên biển và trên không. Biểu hiện cụ thể là Quân đội Nga sử dụng tên lửa tầm xa, phá hủy sân bay trực thăng, kho vũ khí, sở chỉ huy của Quân đội Ukraine ở Odessa, gây tổn thất nặng nề. Trong cuộc chiến tái chiếm Đảo Rắn, việc vạch kế hoạch tác chiến có sự tham gia của các cố vấn quân sự Anh và Mỹ; đó không phải là một cuộc "phản công" mù quáng, mà có sự chuẩn chu đáo, tỉ mỉ. Nhưng bất chấp mọi tính toán của Kiev và cố vấn quân sự phương Tây, thì thời điểm phản kích giành lại Đảo Rắn của họ chưa thực sự chín muồi.Mặc dù Ukraine đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phương Tây, nhưng Quân đội Ukraine không thể trực tiếp biến thành Quân đội Mỹ. Khách quan đánh giá, Quân đội Nga luôn giành thế chủ động trong cuộc xung đột, mặc dù những thất bại của Quân đội Nga là không thể phủ nhận.Ví dụ, dù soái hạm Moscow không còn, nhưng quyền thống trị trên biển ở Biển Đen vẫn nằm trong tay Hải quân Nga; sự hiện diện của lực lượng Không quân Nga không cao và nhiều máy bay chiến đấu đã bị bắn hạ; nhưng quyền thống trị trên không vẫn nằm trong tay Không quân Nga.Tất nhiên, không thể nói Quân đội Nga có thể chiếm ưu thế trên không và trên biển đến mức nào; nhưng dù không chiếm quyền kiểm soát tuyệt đối trên không, thì bên nào chiếm được thế chủ động cũng có lợi hơn nhiều. Trong trường hợp này, phương Tây đã đánh giá sai khả năng của Quân đội Nga.Ví dụ như ở Đảo Rắn, quân Nga bị tổn thất, nhưng không có nghĩa là họ không thể sử dụng sức mạnh của không quân và hải quân để tiêu diệt các tinh binh của Quân đội Ukraine chiếm đảo. Rốt cuộc, thất bại tái chiếm Đảo Rắn là bài học “biết mình, biết người” cho lãnh đạo Ukraine, khi hành động chưa chín muồi và quá tin tưởng vào lời khuyên của các cố vấn quân sự phương Tây.
Sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, sự can dự của NATO khá cao; ngoài việc hỗ trợ tình báo và viện trợ vũ khí cho Ukraine, Mỹ và các nước phương Tây còn cung cấp các cố vấn quân sự hướng dẫn tác chiến. Đồng thời, các chuyên gia quân sự phương Tây cũng có thêm những "đề xuất và gợi ý", cho lãnh đạo Ukraine.
Nhưng cho dù chúng ta nhìn vào sự hướng dẫn hay lời khuyên của các chuyên gia quân sự phương Tây này, thì nhiều điều là phi thực tế. Nếu hướng dẫn phi thực tế như vậy được thực hiện, cái giá phải trả là bằng xương máu.
Ví dụ, trong chiến dịch phản công Đảo Rắn vào đầu tháng 5 vừa qua, các cố vấn quân sự Anh và Mỹ đã tham gia vạch kế hoạch tác chiến. Để thành công trong việc chiếm đảo, quân đội Ukraine đã cố gắng tập hợp các máy bay chiến đấu, UAV và trực thăng ít ỏi còn lại.
Ngoài ra phía Ukraine cũng gom được một số tàu nhỏ còn lại trong hải quân và một lực lượng tấn công tinh nhuệ. Ý đồ của Quân đội Ukraine là bất ngờ chiếm Đảo Rắn nhân dịp duyệt binh nhân Ngày Chiến thắng 9/5 của Nga; đồng thời tạo tiếng vang về tuyên truyền, khiến Nga lúng túng.
Nhưng trên thực tế, trận phản công chiếm Đảo Rắn hoàn toàn là một trận chiến chính trị của Kiev. Cái gọi là ý nghĩa chiến lược về cơ bản không tồn tại; mặc dù có một số phân tích cho rằng, việc kiểm soát Đảo Rắn có thể giúp ích cho việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, v.v.
Không ai có thể phủ nhận hiện Quân đội Nga đang chiếm lợi thế, do vậy ngay cả khi quân đội Ukraine tái chiếm thành công Đảo Rắn, họ cũng không thể bảo vệ nó với sức mạnh hiện có. Sau đó Quân đội Nga chắc chắn sẽ đánh trả và phía Ukraine khó có thể giữ được trận tuyến.
Với thực lực hiện tại của quân đội Ukraine, Kiev không thể lấy gì để đảm bảo rằng, họ có thể giữ vững chắc Đảo Rắn sau khi tái chiếm; đồng thời cũng không thể phát huy sức mạnh từ các lực lượng trên đảo, để khống chế phần phía tây của Biển Đen.
Vì vậy, khi quân đội Ukraine lập kế hoạch chiếm lại Đảo Rắn, bản thân họ cũng hiểu rằng, đây là nhiệm vụ mạo hiểm, mang ý nghĩa chính trị, khi chỉ cần đổ bộ thành công lên đảo trong thời gian ngắn, là sẽ giành chiến thắng.
Tất nhiên, lãnh đạo Ukraine chắc chắn cũng đã có những tính toán tổn thất về vũ khí trang bị và binh lính. Do đó, trong nội bộ Quân đội Ukraine cũng có nhiều ý kiến khác nhau, nhiều ý kiến không đồng tình với việc lãng phí số vũ khí vốn ít ỏi và binh lính trong trận chiến mang tính chính trị này.
Tuy nhiên, phía Kiev rõ ràng đã quan tâm nhiều hơn đến “dư luận quốc tế”, ý nghĩa chính trị và đặc biết là những “gợi ý” của các cố vấn quân sự Anh và Mỹ. Hơn nữa, theo đánh giá chủ quan của Kiev, họ vẫn có khả năng chiến thắng trong ngắn hạn.
Bởi vì từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, Quân đội Ukraine đã tấn công hệ thống phòng không của Nga trên Đảo Rắn và các tàu nhỏ xung quanh. Sau đó Ukraine đã sử dụng máy bay chiến đấu cánh cố định tấn công đảo mà ít có sự phản ứng của Nga; do vậy Kiev tính toán việc chiếm đảo là khả thi.
Bất chấp việc soát hạm Moskva bị loại khỏi vòng chiến đấu, Quân đội Nga vẫn chiếm quyền khống chế trên biển và trên không. Biểu hiện cụ thể là Quân đội Nga sử dụng tên lửa tầm xa, phá hủy sân bay trực thăng, kho vũ khí, sở chỉ huy của Quân đội Ukraine ở Odessa, gây tổn thất nặng nề.
Trong cuộc chiến tái chiếm Đảo Rắn, việc vạch kế hoạch tác chiến có sự tham gia của các cố vấn quân sự Anh và Mỹ; đó không phải là một cuộc "phản công" mù quáng, mà có sự chuẩn chu đáo, tỉ mỉ. Nhưng bất chấp mọi tính toán của Kiev và cố vấn quân sự phương Tây, thì thời điểm phản kích giành lại Đảo Rắn của họ chưa thực sự chín muồi.
Mặc dù Ukraine đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phương Tây, nhưng Quân đội Ukraine không thể trực tiếp biến thành Quân đội Mỹ. Khách quan đánh giá, Quân đội Nga luôn giành thế chủ động trong cuộc xung đột, mặc dù những thất bại của Quân đội Nga là không thể phủ nhận.
Ví dụ, dù soái hạm Moscow không còn, nhưng quyền thống trị trên biển ở Biển Đen vẫn nằm trong tay Hải quân Nga; sự hiện diện của lực lượng Không quân Nga không cao và nhiều máy bay chiến đấu đã bị bắn hạ; nhưng quyền thống trị trên không vẫn nằm trong tay Không quân Nga.
Tất nhiên, không thể nói Quân đội Nga có thể chiếm ưu thế trên không và trên biển đến mức nào; nhưng dù không chiếm quyền kiểm soát tuyệt đối trên không, thì bên nào chiếm được thế chủ động cũng có lợi hơn nhiều. Trong trường hợp này, phương Tây đã đánh giá sai khả năng của Quân đội Nga.
Ví dụ như ở Đảo Rắn, quân Nga bị tổn thất, nhưng không có nghĩa là họ không thể sử dụng sức mạnh của không quân và hải quân để tiêu diệt các tinh binh của Quân đội Ukraine chiếm đảo. Rốt cuộc, thất bại tái chiếm Đảo Rắn là bài học “biết mình, biết người” cho lãnh đạo Ukraine, khi hành động chưa chín muồi và quá tin tưởng vào lời khuyên của các cố vấn quân sự phương Tây.