Trước động thái trên của Trung Quốc, Ấn Độ cũng đáp trả khi tăng cường thêm nhiều tổ hợp tên lửa phòng không tới khu vực Ladakh, nằm sát địa điểm tranh chấp.Theo các thông báo gần đây, Bộ chỉ huy quân đội Ấn Độ đã quyết định thực hiện bước đi trên do thực tế là Trung Quốc đã triển khai hệ thống phòng không S-300 và S-400 ở Tây Tạng, tạo ra sự uy hiếp nghiêm trọng.Trong bối cảnh đó, hãng thông tấn Sputnik đã đăng tải cuộc phỏng vấn với một nhà phân tích quân sự, đồng thời là cựu chiến binh không quân Ấn Độ - ông Vijainder Thakur.Khi trả lời câu hỏi của phóng viên Rashikesh Kumar, ông Thakur nói rằng mục tiêu chính của Trung Quốc khi thực hiện bước đi nói trên là nhằm giành được lợi thế chiến lược ở khu vực biên giới.Hơn nữa như các chuyên gia quân sự lưu ý, việc triển khai các hệ thống phòng không ở độ cao lớn có thể đóng vai trò tiêu cực cho những người thực hiện một sự sắp xếp như vậy.Trên thực tế, chúng ta đã nói về "điểm yếu" của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf nếu tổ hợp này được triển khai ở trên vùng núi cao."Chiều cao trung bình của cao nguyên Tây Tạng là khoảng 4.500 m. Các hệ thống S-400 nằm ở độ cao khoảng 500 m sẽ có khả năng phát hiện hiệu quả máy bay và UAV từ khoảng cách xa trước khi chúng xâm nhập vào không phận khu vực"."Nhưng nếu bạn đặt S-400 ở độ cao lớn thì địa hình đồi núi lại có thể gây ra hiệu ứng tiêu cực, khi không cho phép chúng phát hiện máy bay đang hoạt động ở độ cao khoảng 5 km", ông Thakur bình luận.Chuyên gia Ấn Độ nói thêm, ông hoài nghi rằng Trung Quốc sẽ quyết định triển khai máy bay chiến đấu tàng hình Chengdu J-20 thế hệ thứ năm tới gần biên giới với Ấn Độ.Theo ông Thakur, Trung Quốc có thể cần những chiếc máy bay như vậy trong trường hợp xảy ra xung đột toàn diện với Ấn Độ, nhưng Bắc Kinh sẽ không thu được gì từ một cuộc chiến tranh như vậy.Ông Thakur cảnh báo: "Trong mọi trường hợp, một cuộc chiến tổng lực với Ấn Độ sẽ dẫn đến sự xa lánh thậm chí còn lớn hơn đối với Trung Quốc của phần còn lại thế giới"."Nếu điều này xảy ra sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Trung Quốc, khi họ có nguy cơ bị toàn thế giới xa lánh, gây hiệu ứng tiêu cực cho nền kinh tế", chuyên gia Thakur kết luận.Mặc dù vậy, cũng cần lưu ý thêm rằng gần đây Ấn Độ đã hối thúc Nga hãy nhanh chóng bàn giao hệ thống phòng không S-400 theo hợp đồng đã ký kết trước đây giữa hai quốc gia để có thể sớm triển khai tại khu vực biên giới.Diễn biến trên khiến nhiều chuyên gia quân sự trung lập tin rằng thực chất những nhận xét tiêu cực của chuyên gia Thakur về tính năng của S-400 khi đặt tại vùng núi cao chỉ có tính chất "lấy tinh thần" cho các phi công Ấn Độ mà thôi.
Trước động thái trên của Trung Quốc, Ấn Độ cũng đáp trả khi tăng cường thêm nhiều tổ hợp tên lửa phòng không tới khu vực Ladakh, nằm sát địa điểm tranh chấp.
Theo các thông báo gần đây, Bộ chỉ huy quân đội Ấn Độ đã quyết định thực hiện bước đi trên do thực tế là Trung Quốc đã triển khai hệ thống phòng không S-300 và S-400 ở Tây Tạng, tạo ra sự uy hiếp nghiêm trọng.
Trong bối cảnh đó, hãng thông tấn Sputnik đã đăng tải cuộc phỏng vấn với một nhà phân tích quân sự, đồng thời là cựu chiến binh không quân Ấn Độ - ông Vijainder Thakur.
Khi trả lời câu hỏi của phóng viên Rashikesh Kumar, ông Thakur nói rằng mục tiêu chính của Trung Quốc khi thực hiện bước đi nói trên là nhằm giành được lợi thế chiến lược ở khu vực biên giới.
Hơn nữa như các chuyên gia quân sự lưu ý, việc triển khai các hệ thống phòng không ở độ cao lớn có thể đóng vai trò tiêu cực cho những người thực hiện một sự sắp xếp như vậy.
Trên thực tế, chúng ta đã nói về "điểm yếu" của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf nếu tổ hợp này được triển khai ở trên vùng núi cao.
"Chiều cao trung bình của cao nguyên Tây Tạng là khoảng 4.500 m. Các hệ thống S-400 nằm ở độ cao khoảng 500 m sẽ có khả năng phát hiện hiệu quả máy bay và UAV từ khoảng cách xa trước khi chúng xâm nhập vào không phận khu vực".
"Nhưng nếu bạn đặt S-400 ở độ cao lớn thì địa hình đồi núi lại có thể gây ra hiệu ứng tiêu cực, khi không cho phép chúng phát hiện máy bay đang hoạt động ở độ cao khoảng 5 km", ông Thakur bình luận.
Chuyên gia Ấn Độ nói thêm, ông hoài nghi rằng Trung Quốc sẽ quyết định triển khai máy bay chiến đấu tàng hình Chengdu J-20 thế hệ thứ năm tới gần biên giới với Ấn Độ.
Theo ông Thakur, Trung Quốc có thể cần những chiếc máy bay như vậy trong trường hợp xảy ra xung đột toàn diện với Ấn Độ, nhưng Bắc Kinh sẽ không thu được gì từ một cuộc chiến tranh như vậy.
Ông Thakur cảnh báo: "Trong mọi trường hợp, một cuộc chiến tổng lực với Ấn Độ sẽ dẫn đến sự xa lánh thậm chí còn lớn hơn đối với Trung Quốc của phần còn lại thế giới".
"Nếu điều này xảy ra sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Trung Quốc, khi họ có nguy cơ bị toàn thế giới xa lánh, gây hiệu ứng tiêu cực cho nền kinh tế", chuyên gia Thakur kết luận.
Mặc dù vậy, cũng cần lưu ý thêm rằng gần đây Ấn Độ đã hối thúc Nga hãy nhanh chóng bàn giao hệ thống phòng không S-400 theo hợp đồng đã ký kết trước đây giữa hai quốc gia để có thể sớm triển khai tại khu vực biên giới.
Diễn biến trên khiến nhiều chuyên gia quân sự trung lập tin rằng thực chất những nhận xét tiêu cực của chuyên gia Thakur về tính năng của S-400 khi đặt tại vùng núi cao chỉ có tính chất "lấy tinh thần" cho các phi công Ấn Độ mà thôi.