Theo hãng tin Mỹ CNN, hiện Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đang nhanh chóng tập trung ở biên giới với Dải Gaza, ước tính đã tập hợp 300.000 quân, hơn 300 xe tăng và có kế hoạch sớm tiến vào Gaza từ nhiều hướng, để tiến hành các hoạt động tác chiến trên bộ. Vấn đề quan tâm lúc này của các nhà phân tích quân sự quốc tế là IDF sẽ gặp khó khăn gì sau khi tiến vào các thành phố ở Dải Gaza? Mặc dù nơi đây không phải là “chiến trường xa lạ”, nơi mà họ mới chỉ rút ra khỏi đây vào năm 2005.Trước hết, mặc dù quân đội Israel có sức mạnh quân sự, vũ khí và trang thiết bị mạnh hơn Hamas rất nhiều, nhưng những lợi thế này sẽ bị bù đắp bởi các thị trấn đông đúc và số lượng lớn dân thường ở Dải Gaza, có tinh thần chống Israel rất cao.Sau gần 10 năm tích cực làm công tác chuẩn bị, Hamas đã tích lũy được một lượng lớn vũ khí, trang thiết bị chuyên dùng cho chiến đấu trên đường phố; các thị trấn của Gaza đã biến thành những pháo đài khó đánh chiếm.Thứ hai là máy bay không người lái (UAV) của Hamas hiện nay, đã được cải thiện đáng kể cả về trình độ phần cứng lẫn kỹ năng điều khiển của “phi công”; tình huống này là một cuộc thử nghiệm thực sự về khả năng tác chiến điện tử và chống UAV của IDF.Thứ ba, ngoài vũ khí tên lửa và UAV thì "hệ thống đường hầm" là "vũ khí ma thuật" chiến đấu và sinh tồn nổi tiếng khác của Hamas. Một "mạng lưới giao thông ngầm" khổng lồ kéo dài theo mọi hướng đã được hình thành dưới lòng đất ở Gaza. Theo Hamas, tổng chiều dài của các đường hầm tại Gaza đã lên tới khoảng 500 km. Những đường hầm này không chỉ là kênh quan trọng đưa lương thực, vật tư y tế, vũ khí, thiết bị và vật tư từ bên ngoài vào Gaza mà còn là phương tiện quan trọng để Hamas vượt biên nhiều lần tấn công quân đội Israel. Vậy IDF đã chuẩn bị gì để đối phó với “mê cung đường hầm”, các bẫy mìn và UAV của Hamas…? Trước những phương thức tấn công mới của lực lượng vũ trang Palestine, IDF quyết định áp dụng một số “kinh nghiệm thành công” trên chiến trường Ukraine. Theo thông tin từ chuyên mục "War Zone" của trang web The Drive của Mỹ ngày 17/10, IDF đang noi gương Quân đội Nga khi lắp "mũ sắt che đầu" trên xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava của mình, để chống UAV tấn công. Trước đó, Hamas ngày 7/10 đã công bố một đoạn video, sử UAV 4 trục để thả đạn chống tăng PRG vào xe tăng Israel.Theo quan sát những tấm ảnh của CNN, cho đến nay, chỉ có mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava-4 mới nhất của IDF được trang bị "mũ sắt". Những chiếc xe tăng này trước đây được trang bị hệ thống bảo vệ tích cực Trophy, điều này cho thấy phạm vi bảo vệ hạn chế của hệ thống này. Chuyên mục War Zone nhận xét, quân đội Nga là quốc gia đầu tiên sử dụng loại giáp bổ sung này trên xe tăng và các loại xe bọc thép khác, loại giáp này thường được đặt biệt danh là "lồng bọc thép". Mặc dù còn nhiều tranh cãi về tác dụng của những chiếc “mũ sắt” này. Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine lan rộng, những chiếc xe tăng, xe bọc thép được trang bị “mũ sắt”, đã trở thành trang bị tiêu chuẩn cho cả hai bên trong cuộc xung đột; chủ yếu là để cung cấp thêm khả năng bảo vệ chống lại các cuộc tấn công bằng UAV. Việc quân đội Nga và Ukraine sử dụng rộng rãi các loại “mũ sắt” cho xe bọc thép, chứng tỏ rằng những cải tiến này ít nhất có một số giá trị; đặc biệt là chống lại các UAV cấp thấp, bao gồm cả UAV cảm tử cỡ nhỏ và UAV bốn trục thả đạn chống tăng. Cả Nga và Ukraine đều tuyên bố rằng, những chiếc “mũ sắt” được bổ sung và đã được sửa đổi của họ, có thể chống lại các cuộc tấn công vào xe bọc thép của Lancet, máy bay không người lái cảm tử (FPV), hoặc các loại đạn khác được thả từ UAV. Ở Trung Đông, UAV thương mại đã được phiến quân sử dụng để thả đạn từ lâu. Đầu năm 2017, một đoạn video cho thấy, UAV của phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, thả lựu đạn vào xe tăng M1 Abrams của Iraq trong trận chiến Mosul; báo trước tương lai của cuộc chiến dùng UAV. Đối với lực lượng bộ binh của IDF sắp tiến vào Dải Gaza, thì ngoài đạn lựu chống tăng PRG được thả từ UAV xuống, thì họ còn phải đối phó với những ổ hỏa lực chống tăng bắn từ trên cao. Nhìn chung, quân đội Israel sẽ phải đối mặt với những rủi ro đáng kể, từ những cuộc tấn công từ trên xuống như vậy. Trong điều kiện chiến đấu đô thị, với các đường hầm dày đặc, IDF sẽ sử dụng xe ủi bọc thép D9R, được mệnh danh là “Gấu bông”; đây được coi là chìa khóa cho một cuộc tấn công thành công của bộ binh Israel trong cuộc chiến đường phố và những đường hầm. Xe ủi D9R dài 8 mét, cao 4 mét, rộng 4,5 mét và nặng 62 tấn, là một thiết bị quân sự khổng lồ, có khả năng xé toạc mọi chướng ngại vật trên đường đi của nó. Nếu giao tranh nổ ra, máy ủi bọc thép D9R sẽ được sử dụng để kích nổ mìn và các thiết bị nổ tự chế, đồng thời loại bỏ các chướng ngại vật cản đường. Theo hãng tin Al Jazeera của Qatar, xe ủi bọc thép D9R là thiết bị chuyên dụng cần thiết, để thực hiện các hoạt động chiến đấu trên bộ tại các khu dân cư đông dân ở Dải Gaza, nhằm mở đường cho 300 xe tăng và 300.000 binh sĩ IDF tiến vào Dải Gaza.
Theo hãng tin Mỹ CNN, hiện Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đang nhanh chóng tập trung ở biên giới với Dải Gaza, ước tính đã tập hợp 300.000 quân, hơn 300 xe tăng và có kế hoạch sớm tiến vào Gaza từ nhiều hướng, để tiến hành các hoạt động tác chiến trên bộ.
Vấn đề quan tâm lúc này của các nhà phân tích quân sự quốc tế là IDF sẽ gặp khó khăn gì sau khi tiến vào các thành phố ở Dải Gaza? Mặc dù nơi đây không phải là “chiến trường xa lạ”, nơi mà họ mới chỉ rút ra khỏi đây vào năm 2005.
Trước hết, mặc dù quân đội Israel có sức mạnh quân sự, vũ khí và trang thiết bị mạnh hơn Hamas rất nhiều, nhưng những lợi thế này sẽ bị bù đắp bởi các thị trấn đông đúc và số lượng lớn dân thường ở Dải Gaza, có tinh thần chống Israel rất cao.
Sau gần 10 năm tích cực làm công tác chuẩn bị, Hamas đã tích lũy được một lượng lớn vũ khí, trang thiết bị chuyên dùng cho chiến đấu trên đường phố; các thị trấn của Gaza đã biến thành những pháo đài khó đánh chiếm.
Thứ hai là máy bay không người lái (UAV) của Hamas hiện nay, đã được cải thiện đáng kể cả về trình độ phần cứng lẫn kỹ năng điều khiển của “phi công”; tình huống này là một cuộc thử nghiệm thực sự về khả năng tác chiến điện tử và chống UAV của IDF.
Thứ ba, ngoài vũ khí tên lửa và UAV thì "hệ thống đường hầm" là "vũ khí ma thuật" chiến đấu và sinh tồn nổi tiếng khác của Hamas. Một "mạng lưới giao thông ngầm" khổng lồ kéo dài theo mọi hướng đã được hình thành dưới lòng đất ở Gaza.
Theo Hamas, tổng chiều dài của các đường hầm tại Gaza đã lên tới khoảng 500 km. Những đường hầm này không chỉ là kênh quan trọng đưa lương thực, vật tư y tế, vũ khí, thiết bị và vật tư từ bên ngoài vào Gaza mà còn là phương tiện quan trọng để Hamas vượt biên nhiều lần tấn công quân đội Israel.
Vậy IDF đã chuẩn bị gì để đối phó với “mê cung đường hầm”, các bẫy mìn và UAV của Hamas…? Trước những phương thức tấn công mới của lực lượng vũ trang Palestine, IDF quyết định áp dụng một số “kinh nghiệm thành công” trên chiến trường Ukraine.
Theo thông tin từ chuyên mục "War Zone" của trang web The Drive của Mỹ ngày 17/10, IDF đang noi gương Quân đội Nga khi lắp "mũ sắt che đầu" trên xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava của mình, để chống UAV tấn công. Trước đó, Hamas ngày 7/10 đã công bố một đoạn video, sử UAV 4 trục để thả đạn chống tăng PRG vào xe tăng Israel.
Theo quan sát những tấm ảnh của CNN, cho đến nay, chỉ có mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava-4 mới nhất của IDF được trang bị "mũ sắt". Những chiếc xe tăng này trước đây được trang bị hệ thống bảo vệ tích cực Trophy, điều này cho thấy phạm vi bảo vệ hạn chế của hệ thống này.
Chuyên mục War Zone nhận xét, quân đội Nga là quốc gia đầu tiên sử dụng loại giáp bổ sung này trên xe tăng và các loại xe bọc thép khác, loại giáp này thường được đặt biệt danh là "lồng bọc thép". Mặc dù còn nhiều tranh cãi về tác dụng của những chiếc “mũ sắt” này.
Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine lan rộng, những chiếc xe tăng, xe bọc thép được trang bị “mũ sắt”, đã trở thành trang bị tiêu chuẩn cho cả hai bên trong cuộc xung đột; chủ yếu là để cung cấp thêm khả năng bảo vệ chống lại các cuộc tấn công bằng UAV.
Việc quân đội Nga và Ukraine sử dụng rộng rãi các loại “mũ sắt” cho xe bọc thép, chứng tỏ rằng những cải tiến này ít nhất có một số giá trị; đặc biệt là chống lại các UAV cấp thấp, bao gồm cả UAV cảm tử cỡ nhỏ và UAV bốn trục thả đạn chống tăng.
Cả Nga và Ukraine đều tuyên bố rằng, những chiếc “mũ sắt” được bổ sung và đã được sửa đổi của họ, có thể chống lại các cuộc tấn công vào xe bọc thép của Lancet, máy bay không người lái cảm tử (FPV), hoặc các loại đạn khác được thả từ UAV.
Ở Trung Đông, UAV thương mại đã được phiến quân sử dụng để thả đạn từ lâu. Đầu năm 2017, một đoạn video cho thấy, UAV của phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, thả lựu đạn vào xe tăng M1 Abrams của Iraq trong trận chiến Mosul; báo trước tương lai của cuộc chiến dùng UAV.
Đối với lực lượng bộ binh của IDF sắp tiến vào Dải Gaza, thì ngoài đạn lựu chống tăng PRG được thả từ UAV xuống, thì họ còn phải đối phó với những ổ hỏa lực chống tăng bắn từ trên cao. Nhìn chung, quân đội Israel sẽ phải đối mặt với những rủi ro đáng kể, từ những cuộc tấn công từ trên xuống như vậy.
Trong điều kiện chiến đấu đô thị, với các đường hầm dày đặc, IDF sẽ sử dụng xe ủi bọc thép D9R, được mệnh danh là “Gấu bông”; đây được coi là chìa khóa cho một cuộc tấn công thành công của bộ binh Israel trong cuộc chiến đường phố và những đường hầm.
Xe ủi D9R dài 8 mét, cao 4 mét, rộng 4,5 mét và nặng 62 tấn, là một thiết bị quân sự khổng lồ, có khả năng xé toạc mọi chướng ngại vật trên đường đi của nó. Nếu giao tranh nổ ra, máy ủi bọc thép D9R sẽ được sử dụng để kích nổ mìn và các thiết bị nổ tự chế, đồng thời loại bỏ các chướng ngại vật cản đường.
Theo hãng tin Al Jazeera của Qatar, xe ủi bọc thép D9R là thiết bị chuyên dụng cần thiết, để thực hiện các hoạt động chiến đấu trên bộ tại các khu dân cư đông dân ở Dải Gaza, nhằm mở đường cho 300 xe tăng và 300.000 binh sĩ IDF tiến vào Dải Gaza.