Theo tờ "Quan sát quân sự" của Mỹ, vào ngày 16/10, quân đội Israel đang tiếp tục chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công tổng lực vào Dải Gaza. Như có thể thấy trong một số bức ảnh xuất hiện trước đó một ngày (15/10), một số xe tăng của Israel được trang bị "giáp mái", tương tự như xe tăng Nga chiến đấu ở chiến trường Ukraine. Theo một số thông tin, lý do quân đội Israel bổ sung loại “giáp mái” này cho xe tăng của họ, có thể là để chống lại các cuộc tấn công tự sát bằng UAV của lực lượng vũ trang Hamas, khi những chiếc xe tăng này tiến vào Dải Gaza.Trang “Quan sát quân sự” cũng khẳng định, quân đội Nga là quân đội đầu tiên lắp đặt lớp giáp mái trên xe tăng và xe bọc thép. Cấu trúc bảo vệ bổ sung bao phủ phần trên xe tăng này, đã trở thành cấu hình tiêu chuẩn cho cả hai bên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.Vào cuối năm 2021, Quân đội Nga là lực lượng vũ trang đầu tiên của các cường quốc quân sự trang bị giáp lồng trên tháp pháo của các xe tăng chiến đấu chủ lực; với mục đích đầu tiên là chống lại tên lửa chống tăng Javelin mà Mỹ viện trợ cho Ukraine. Ở thời điểm những hình ảnh về chiếc T-90M, T-72B3 hiện đại của Quân đội Nga, được trang bị lớp giáp này xuất hiện, nhiều nhà phân tích Phương Tây đã mỉa mai và cho rằng chúng không mấy tin cậy. Tuy nhiên khi những chiếc xe tăng Merkava của Israel xuất hiện với “mũ sắt” trên tháp pháo, thì trang The War Zone đã bất ngờ đưa ra lời khen ngợi việc Quân đội Israel áp dụng cách làm gây tranh cãi này của người Nga.Theo The War Zone, lớp giáp này có thể được sử dụng nhằm cung cấp thêm khả năng bảo vệ chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và máy bay không người lái cũng là một trong nhiều mối đe dọa mà quân đội Israel có thể gặp phải ở Gaza. Theo thông tin, tác dụng của việc bổ sung lớp giáp nóc cho xe tăng mặc dù còn gây tranh cãi, nhưng nó có giá trị nhất định khi đối mặt với mối đe dọa từ UAV. Quân đội Ukraine nhiều lần tuyên bố sử dụng “mũ sắt” này, để chống lại thành công các cuộc tấn công bằng UAV tự sát Lancet của Nga. Đối với xe tăng Merkava của Israel, lớp giáp này là "hiệu quả nhất" trong việc phòng thủ trước các loại đạn chống tăng đơn giản do UAV cỡ nhỏ thả xuống. Ngày 7/10, Hamas đã sử dụng loại vũ khí này tấn công thành công xe tăng, xe bọc thép và tháp súng máy điều khiển từ xa của Israel. Trang web “Quan sát quân sự” cũng đề cập rằng, mặc dù xe tăng Israel được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động Trophy phiên bản mới nhất, nhưng hệ thống này vẫn có những hạn chế, khi phải bảo vệ mục tiêu ở phía trên như khu vực nóc tháp pháo. Hiện nay, “mũ sắt” trên nóc chỉ xuất hiện trên một số xe tăng của Israel và những chiếc xe tăng này có thể sẽ trở thành những xe tăng đầu tiên của Israel tiến vào Dải Gaza và khi đó, các lực lượng trên bộ của Israel sẽ phải đối mặt với vô số mối đe dọa ở Gaza và đặc biệt là UAV được trang bị vũ khí.Trước tình huống này, không có gì ngạc nhiên khi người Israel đã áp dụng phương pháp bảo vệ xe tăng và các xe cơ giới khác như cách làm của người Nga. Hiện nay, nhiều quân đội nước ngoài, trong đó có Mỹ, đang rất chú ý đến hành động của Israel trong việc bảo vệ xe bọc thép.Quân đội Israel tuyên bố vào ngày 14/10 rằng, họ đang hoàn tất việc chuẩn bị cho một "chiến dịch lớn trên bộ" ở Dải Gaza và tiếp theo sẽ "mở rộng cuộc tấn công", bao gồm các cuộc tấn công “phối hợp chung” trên bộ, trên biển và trên không.Theo thông tin từ hãng Al Jazeera của Qatar và các phương tiện truyền thông khác, Lữ đoàn Qassam, một phe nhóm của lực lượng vũ trang Hamas, đã đưa ra thông điệp tới Quân đội Israel vào tối ngày 14/10 rằng, họ đã chuẩn bị “sẵn sàng tiếp đón” bộ binh Israel tiến vào Dải Gaza.Tính đến ngày 17/10, xung đột Palestine-Israel vẫn tiếp diễn. Trước đó, Quân đội Israel cho biết họ đang hoàn tất việc chuẩn bị cho một "cuộc tấn công phối hợp trên biển, trên bộ và trên không" vào Dải Gaza.
Theo tờ "Quan sát quân sự" của Mỹ, vào ngày 16/10, quân đội Israel đang tiếp tục chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công tổng lực vào Dải Gaza. Như có thể thấy trong một số bức ảnh xuất hiện trước đó một ngày (15/10), một số xe tăng của Israel được trang bị "giáp mái", tương tự như xe tăng Nga chiến đấu ở chiến trường Ukraine.
Theo một số thông tin, lý do quân đội Israel bổ sung loại “giáp mái” này cho xe tăng của họ, có thể là để chống lại các cuộc tấn công tự sát bằng UAV của lực lượng vũ trang Hamas, khi những chiếc xe tăng này tiến vào Dải Gaza.
Trang “Quan sát quân sự” cũng khẳng định, quân đội Nga là quân đội đầu tiên lắp đặt lớp giáp mái trên xe tăng và xe bọc thép. Cấu trúc bảo vệ bổ sung bao phủ phần trên xe tăng này, đã trở thành cấu hình tiêu chuẩn cho cả hai bên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Vào cuối năm 2021, Quân đội Nga là lực lượng vũ trang đầu tiên của các cường quốc quân sự trang bị giáp lồng trên tháp pháo của các xe tăng chiến đấu chủ lực; với mục đích đầu tiên là chống lại tên lửa chống tăng Javelin mà Mỹ viện trợ cho Ukraine.
Ở thời điểm những hình ảnh về chiếc T-90M, T-72B3 hiện đại của Quân đội Nga, được trang bị lớp giáp này xuất hiện, nhiều nhà phân tích Phương Tây đã mỉa mai và cho rằng chúng không mấy tin cậy.
Tuy nhiên khi những chiếc xe tăng Merkava của Israel xuất hiện với “mũ sắt” trên tháp pháo, thì trang The War Zone đã bất ngờ đưa ra lời khen ngợi việc Quân đội Israel áp dụng cách làm gây tranh cãi này của người Nga.
Theo The War Zone, lớp giáp này có thể được sử dụng nhằm cung cấp thêm khả năng bảo vệ chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và máy bay không người lái cũng là một trong nhiều mối đe dọa mà quân đội Israel có thể gặp phải ở Gaza.
Theo thông tin, tác dụng của việc bổ sung lớp giáp nóc cho xe tăng mặc dù còn gây tranh cãi, nhưng nó có giá trị nhất định khi đối mặt với mối đe dọa từ UAV. Quân đội Ukraine nhiều lần tuyên bố sử dụng “mũ sắt” này, để chống lại thành công các cuộc tấn công bằng UAV tự sát Lancet của Nga.
Đối với xe tăng Merkava của Israel, lớp giáp này là "hiệu quả nhất" trong việc phòng thủ trước các loại đạn chống tăng đơn giản do UAV cỡ nhỏ thả xuống. Ngày 7/10, Hamas đã sử dụng loại vũ khí này tấn công thành công xe tăng, xe bọc thép và tháp súng máy điều khiển từ xa của Israel.
Trang web “Quan sát quân sự” cũng đề cập rằng, mặc dù xe tăng Israel được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động Trophy phiên bản mới nhất, nhưng hệ thống này vẫn có những hạn chế, khi phải bảo vệ mục tiêu ở phía trên như khu vực nóc tháp pháo.
Hiện nay, “mũ sắt” trên nóc chỉ xuất hiện trên một số xe tăng của Israel và những chiếc xe tăng này có thể sẽ trở thành những xe tăng đầu tiên của Israel tiến vào Dải Gaza và khi đó, các lực lượng trên bộ của Israel sẽ phải đối mặt với vô số mối đe dọa ở Gaza và đặc biệt là UAV được trang bị vũ khí.
Trước tình huống này, không có gì ngạc nhiên khi người Israel đã áp dụng phương pháp bảo vệ xe tăng và các xe cơ giới khác như cách làm của người Nga. Hiện nay, nhiều quân đội nước ngoài, trong đó có Mỹ, đang rất chú ý đến hành động của Israel trong việc bảo vệ xe bọc thép.
Quân đội Israel tuyên bố vào ngày 14/10 rằng, họ đang hoàn tất việc chuẩn bị cho một "chiến dịch lớn trên bộ" ở Dải Gaza và tiếp theo sẽ "mở rộng cuộc tấn công", bao gồm các cuộc tấn công “phối hợp chung” trên bộ, trên biển và trên không.
Theo thông tin từ hãng Al Jazeera của Qatar và các phương tiện truyền thông khác, Lữ đoàn Qassam, một phe nhóm của lực lượng vũ trang Hamas, đã đưa ra thông điệp tới Quân đội Israel vào tối ngày 14/10 rằng, họ đã chuẩn bị “sẵn sàng tiếp đón” bộ binh Israel tiến vào Dải Gaza.
Tính đến ngày 17/10, xung đột Palestine-Israel vẫn tiếp diễn. Trước đó, Quân đội Israel cho biết họ đang hoàn tất việc chuẩn bị cho một "cuộc tấn công phối hợp trên biển, trên bộ và trên không" vào Dải Gaza.