Các kỹ sư Nhật đã có danh tiếng nổi như cồn với những thiết bị, khí tài chiến tranh cực kỳ hiện đại thời chiến tranh thế giới thứ 2, tuy nhiên ít ai biết rằng nước Nhật thời kỳ này cũng cho ra đời một mẫu máy bay trực thăng độc nhất vô nhị lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: WW2incoler.Chiếc trực thăng có tên Kayaba Ka-1 có phần thân thuôn dài và hệ thống cánh quạt phía trước mũi giống như các máy bay cánh bằng thời bấy giờ, chỉ có điểm khác biệt lớn nhất là nó không có cánh bằng mà thay vào đó là hệ thống cánh quạt 3 cánh khổng lồ. Nguồn ảnh: RC.Trực thăng Kayaba Ka-1 có phi hành đoàn 1 hoặc 2 người, dài 6,6 mét; đường kính cánh quạt đạt 12,2 mét. Máy bay được trang bị một động cơ V-8 làm mát bằng không khí có công suất 241 mã lực. Nguồn ảnh: Aviastar.Được ra đời vào năm 1941, chiếc trực thăng đầu tiên của Nhật Bản này có tốc độ bay tối đa lên tới 165 km/h, tầm bay 360 km, trần bay 3.500 mét và có khả năng bay đứng im trên không ở vận tốc 0 km/h giống hệt với các trực thăng hiện đại thời nay. Nguồn ảnh: UMMUSA.Trong vòng 4 năm kể từ 1941 đến 1945, có tổng cộng 98 mẫu Kayaba Ka-1 và mẫu cải tiến Kayaba Ka-2 được ra đời. Nó thực hiện các nhiệm vụ bay cứu hộ các phi công nhảy dù trên biển, trinh sát và ném bom. Máy bay có thể mang theo một quả bom nặng 60 kg. Nguồn ảnh: WW2incoler.Điểm đặc biệt hơn nữa là mẫu trực thăng này còn có khả năng gấp cánh gọn gàng để vận chuyển bằng tàu hỏa hoặc tàu thủy. Dù là loại máy bay cực kỳ vượt trội về độ hiện đại cũng như độ "dị" tuy nhiên chiếc Kayaba Ka-1 và Kayaba Ka-2 lại không gặt hái được nhiều thành công như mong đợi. Nguồn ảnh: RC.Nó gặp quá nhiều trục trặc kỹ thuật, bay không ổn định, rung lắc quá mạnh và đặc biệt là phi công không thể nhảy ra ngoài trong trường hợp máy bay hỏng trên không do rất dễ bị cánh quạt "chém" trúng người gây tử vong từ trước khi kịp thoát khỏi máy bay. Nguồn ảnh: Aviastar.Dù các kỹ sư Nhật Bản đã cố gắng cải tiến độ ổn định của chiếc máy bay trực thăng này bằng cách lắp cho nó bộ... cánh bằng giống các máy bay khác thời bấy giờ, tuy nhiên các yếu điểm của nó vẫn không được khắc phục hoàn toàn. Dự án Kayaba Ka-1 và Kayaba Ka-2 chính thức bị đóng lại vào năm 1945 sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh. Nguồn ảnh: Aviastar.
Các kỹ sư Nhật đã có danh tiếng nổi như cồn với những thiết bị, khí tài chiến tranh cực kỳ hiện đại thời chiến tranh thế giới thứ 2, tuy nhiên ít ai biết rằng nước Nhật thời kỳ này cũng cho ra đời một mẫu máy bay trực thăng độc nhất vô nhị lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: WW2incoler.
Chiếc trực thăng có tên Kayaba Ka-1 có phần thân thuôn dài và hệ thống cánh quạt phía trước mũi giống như các máy bay cánh bằng thời bấy giờ, chỉ có điểm khác biệt lớn nhất là nó không có cánh bằng mà thay vào đó là hệ thống cánh quạt 3 cánh khổng lồ. Nguồn ảnh: RC.
Trực thăng Kayaba Ka-1 có phi hành đoàn 1 hoặc 2 người, dài 6,6 mét; đường kính cánh quạt đạt 12,2 mét. Máy bay được trang bị một động cơ V-8 làm mát bằng không khí có công suất 241 mã lực. Nguồn ảnh: Aviastar.
Được ra đời vào năm 1941, chiếc trực thăng đầu tiên của Nhật Bản này có tốc độ bay tối đa lên tới 165 km/h, tầm bay 360 km, trần bay 3.500 mét và có khả năng bay đứng im trên không ở vận tốc 0 km/h giống hệt với các trực thăng hiện đại thời nay. Nguồn ảnh: UMMUSA.
Trong vòng 4 năm kể từ 1941 đến 1945, có tổng cộng 98 mẫu Kayaba Ka-1 và mẫu cải tiến Kayaba Ka-2 được ra đời. Nó thực hiện các nhiệm vụ bay cứu hộ các phi công nhảy dù trên biển, trinh sát và ném bom. Máy bay có thể mang theo một quả bom nặng 60 kg. Nguồn ảnh: WW2incoler.
Điểm đặc biệt hơn nữa là mẫu trực thăng này còn có khả năng gấp cánh gọn gàng để vận chuyển bằng tàu hỏa hoặc tàu thủy. Dù là loại máy bay cực kỳ vượt trội về độ hiện đại cũng như độ "dị" tuy nhiên chiếc Kayaba Ka-1 và Kayaba Ka-2 lại không gặt hái được nhiều thành công như mong đợi. Nguồn ảnh: RC.
Nó gặp quá nhiều trục trặc kỹ thuật, bay không ổn định, rung lắc quá mạnh và đặc biệt là phi công không thể nhảy ra ngoài trong trường hợp máy bay hỏng trên không do rất dễ bị cánh quạt "chém" trúng người gây tử vong từ trước khi kịp thoát khỏi máy bay. Nguồn ảnh: Aviastar.
Dù các kỹ sư Nhật Bản đã cố gắng cải tiến độ ổn định của chiếc máy bay trực thăng này bằng cách lắp cho nó bộ... cánh bằng giống các máy bay khác thời bấy giờ, tuy nhiên các yếu điểm của nó vẫn không được khắc phục hoàn toàn. Dự án Kayaba Ka-1 và Kayaba Ka-2 chính thức bị đóng lại vào năm 1945 sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh. Nguồn ảnh: Aviastar.