Nếu như có một khẩu súng phóng lựu hiện đại nào đó có thể thay thế được cho khẩu M79 đang được Việt Nam sử dụng hiện tại thì đấy chỉ có thể là khẩu GM-94 do Nga sản xuất. Đây được coi là khẩu súng phóng lựu cá nhân hiện đại nhất thời điểm hiện tại, đang được sử dụng bởi 5 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Rusarmy.Được thiết kế theo kiểu súng phóng lựu với cơ chế lên đạn như súng shotgun, khẩu súng phóng lựu này của Nga có thể bắn liên tiếp 4 viên trước khi xạ thủ phải thay đạn. Đây cũng được coi là khẩu súng phóng lựu có dự trữ đạn lớn và gọn gàng bậc nhất hiện nay với trọng lượng rỗng chỉ 4,8 kg. Nguồn ảnh: Pinterest.Khi nạp đầy 3 viên đạn vào ổ dự trữ, một viên vào nòng sẵn, khẩu súng phóng lựu này sẽ có trọng lượng tối đa 5,8 kg. Súng có chiều dài 810mm khi mở báng và báng có thể gập lại, thu gọn chiều dài súng xuống còn 540mm. Nguồn ảnh: Karde.Khác với các loại súng phóng lựu của Mỹ, khẩu súng phóng lựu của Nga sử dụng cỡ đạn 43x30mm. Cỡ đạn này được coi là có sức công phá lớn hơn gần gấp rưỡi so với Mỹ và có yêu cầu kỹ thuật thấp hơn khi chế tạo các loại đạn hàng loạt. Nguồn ảnh: Karne..Giống với M79, khẩu súng phóng lựu GM-94 cũng rất thích hợp để sử dụng trong tác chiến đô thị hoặc sử dụng để bắn cầu vòng qua vật cản, tiêu diệt những mục tiêu đang ở vị trí ẩn nấp an toàn, khiến địch buộc phải phân tán trên chiến trường. Nguồn ảnh: Rusarmy.Khẩu súng này có tầm bắn hiệu quả lên tới 300 mét, nghĩa là gấp đôi khẩu M79, tầm bắn tối đa của súng lên tới 500 mét, sơ tốc đầu nòng của viên đạn đạt 85 mét/giây. Nhược điểm của khẩu súng này đó là nó hoàn toàn không có khả năng lắp thêm kính ngắm. Trong khi đó khẩu súng phóng lựu M79 do Việt Nam tự sản xuất thậm chí đã có phiên bản gắn sẵn kính ngắm. Nguồn ảnh: Tube.Cơ chế nạp đạn của GM-94 cũng khá rườm rà, người lính phải nạp từng viên một cho tới khi đầy khay dự trữ đạn. Súng có thiết kế hai nòng, trong đó nòng phía trên là để dự trữ đạn tối đa 3 viên, nòng phía dưới là nòng súng được thiết kế với rãnh xoáy. Nguồn ảnh: Liveleak.Phiên bản súng phóng lựu GM-94 mà quân đội Nga sử dụng thực tế lại là khẩu LPO-97, cũng được phát triển từ khẩu súng này. Trong khi đó phiên bản GM-94 mà lực lượng an ninh Nga sử dụng còn được trang bị thêm cả đạn hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông. Nguồn ảnh: Viktor.Đây cũng là khẩu súng phóng lựu duy nhất trên thế giới được trang bị loại đạn nhiệt áp, đảm bảo đối cháy và vô hiệu hóa một căn phòng rộng tới 50 mét vuông chỉ bằng một phát bắn duy nhất. Nguồn ảnh: Karde.Hiện tại trên thế giới đang có năm nước sử dụng loại súng phóng lựu GM-94 này, trong đó bao gồm Nga, Mông Cổ, Ukraine, Kazakhstan và Libya. Ảnh: Cận cảnh nòng súng GM-94 (phía dưới) và khay dự trữ đạn bị bịt kín (phía trên). Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh khẩu GM-94 của Nga chứng tỏ sức mạnh khi tác chiến trong môi trường đô thị.
Nếu như có một khẩu súng phóng lựu hiện đại nào đó có thể thay thế được cho khẩu M79 đang được Việt Nam sử dụng hiện tại thì đấy chỉ có thể là khẩu GM-94 do Nga sản xuất. Đây được coi là khẩu súng phóng lựu cá nhân hiện đại nhất thời điểm hiện tại, đang được sử dụng bởi 5 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Rusarmy.
Được thiết kế theo kiểu súng phóng lựu với cơ chế lên đạn như súng shotgun, khẩu súng phóng lựu này của Nga có thể bắn liên tiếp 4 viên trước khi xạ thủ phải thay đạn. Đây cũng được coi là khẩu súng phóng lựu có dự trữ đạn lớn và gọn gàng bậc nhất hiện nay với trọng lượng rỗng chỉ 4,8 kg. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi nạp đầy 3 viên đạn vào ổ dự trữ, một viên vào nòng sẵn, khẩu súng phóng lựu này sẽ có trọng lượng tối đa 5,8 kg. Súng có chiều dài 810mm khi mở báng và báng có thể gập lại, thu gọn chiều dài súng xuống còn 540mm. Nguồn ảnh: Karde.
Khác với các loại súng phóng lựu của Mỹ, khẩu súng phóng lựu của Nga sử dụng cỡ đạn 43x30mm. Cỡ đạn này được coi là có sức công phá lớn hơn gần gấp rưỡi so với Mỹ và có yêu cầu kỹ thuật thấp hơn khi chế tạo các loại đạn hàng loạt. Nguồn ảnh: Karne..
Giống với M79, khẩu súng phóng lựu GM-94 cũng rất thích hợp để sử dụng trong tác chiến đô thị hoặc sử dụng để bắn cầu vòng qua vật cản, tiêu diệt những mục tiêu đang ở vị trí ẩn nấp an toàn, khiến địch buộc phải phân tán trên chiến trường. Nguồn ảnh: Rusarmy.
Khẩu súng này có tầm bắn hiệu quả lên tới 300 mét, nghĩa là gấp đôi khẩu M79, tầm bắn tối đa của súng lên tới 500 mét, sơ tốc đầu nòng của viên đạn đạt 85 mét/giây. Nhược điểm của khẩu súng này đó là nó hoàn toàn không có khả năng lắp thêm kính ngắm. Trong khi đó khẩu súng phóng lựu M79 do Việt Nam tự sản xuất thậm chí đã có phiên bản gắn sẵn kính ngắm. Nguồn ảnh: Tube.
Cơ chế nạp đạn của GM-94 cũng khá rườm rà, người lính phải nạp từng viên một cho tới khi đầy khay dự trữ đạn. Súng có thiết kế hai nòng, trong đó nòng phía trên là để dự trữ đạn tối đa 3 viên, nòng phía dưới là nòng súng được thiết kế với rãnh xoáy. Nguồn ảnh: Liveleak.
Phiên bản súng phóng lựu GM-94 mà quân đội Nga sử dụng thực tế lại là khẩu LPO-97, cũng được phát triển từ khẩu súng này. Trong khi đó phiên bản GM-94 mà lực lượng an ninh Nga sử dụng còn được trang bị thêm cả đạn hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông. Nguồn ảnh: Viktor.
Đây cũng là khẩu súng phóng lựu duy nhất trên thế giới được trang bị loại đạn nhiệt áp, đảm bảo đối cháy và vô hiệu hóa một căn phòng rộng tới 50 mét vuông chỉ bằng một phát bắn duy nhất. Nguồn ảnh: Karde.
Hiện tại trên thế giới đang có năm nước sử dụng loại súng phóng lựu GM-94 này, trong đó bao gồm Nga, Mông Cổ, Ukraine, Kazakhstan và Libya. Ảnh: Cận cảnh nòng súng GM-94 (phía dưới) và khay dự trữ đạn bị bịt kín (phía trên). Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh khẩu GM-94 của Nga chứng tỏ sức mạnh khi tác chiến trong môi trường đô thị.