Sau thành công của mẫu súng phóng lựu chống tăng M72 tại chiến trường Việt Nam, Quân đội Mỹ tiếp tục phát triển các mẫu súng phóng lựu cầm tay thế mới với mục tiêu tăng cường thêm sức mạnh hỏa lực cho các đơn vị bộ binh cũng như cải tiến một số thiếu xót của một số mẫu súng phóng lựu cầm tay cũ. Chính điều này đã dẫn đến sự ra đời của M202 FLASH dòng súng phóng lựu cầm tay đáng sợ nhất của Quân đội Mỹ.Có thể xem súng phóng lựu M202 là một sự cải tiến lớn của M72 khi cả hai đều sử dụng cỡ đạn 66mm, tuy nhiên chúng có thiết kế lẫn mẫu đạn tiêu chuẩn hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt, M202 được trang bị tới bốn ống phóng được đặt trên cùng một cụm ống phóng duy nhất cùng với đó một kính ngắm quang học.Tiền thân của M202 được biết tới với cái tên XM191 được phát triển trong những năm 1960 và địa điểm thử nghiệm của nó chính là Việt Nam. Nếu như M72 được trang bị đạn nổ lõm chống tăng thì M202 lại được trang bị đạn nổ cháy cho phép tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau ở từng khoảng cách nhất định.Theo thiết kế, trọng lượng tối đa của súng phóng lựu M202 bao gồm cả đạn rocket là hơn 12kg, trong đó đạn chiếm tới 6.8kg, chiều dài tối đa của súng là 883mm và khi gấp gọn là 686mm. Thiết kế và cách sử dụng của M202 cũng khá đơn giản nó hoàn toàn có thể được triển khai bởi một binh sĩ.Điều khiến M202 trở nên đáng sợ không phải là việc nó được trang bị bốn ống phóng đạn rocket mà là những quả đạn M74 nó được trang bị. M74 được tích hợp sẵn đầu đạn M235 bên trong chứa 0.61kg chất gây cháy TPA. Đôi khi M74 còn được binh sĩ gọi với cái tên là "bom napalm".TPA là triethylaluminum (TEA) nén với nhựa polyisobutylene, nó là một hợp chất hữu cơ kim loại có thể cháy ở nhiệt độ lên tới 1200 ° C khi tiếp xúc với không khí. Khi bị đốt nó sinh ra nhiệt lượng lớn hơn cả xăng hay napalm, thậm chí bức xạ nhiệt của TEA có thể gây bỏng ở một số bộ phận trên cơ thể con người ngay cả khi không tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa.Thiết kế cụm ống nạp đạn của M202 cũng được đánh giá là khá thành công khi giúp binh sĩ nhanh chóng thay thế đạn mới sau mỗi lượt bắn. Dù kết quả thử nghiệm của M202 trên chiến trường cũng khá tốt nhưng nó lại được đưa vào trang bị chính thức trong Quân đội Mỹ khá muộn tới tận cuối những năm 1970.M202 sử dụng chế độ bắn phát một với sơ tốc đầu nòng là 114m/s, tầm bắn tối thiểu của nó là 20m và tối đa là 750m nhưng tầm bắn hiệu quả và cho độ chính xác cao nhất của mẫu súng phóng lựu này là 200m.Đến những năm 1980, M202 hầu như bị loại bỏ ra khỏi trang bị các đơn vị bộ binh của Mỹ và chỉ còn được trang bị tại Hàn Quốc. Một phần lý do là nó không thể khắc phục được một số nhược điểm của như quá cồng kềnh, không thể triển khai ở khu vực có không gian hạn chế và độ chính xác kém.Có một số báo cáo cho rằng trong Chiến tranh Afghanistan gần đây Quân đội Mỹ cũng đã triển khai một số ít M202 với mẫu đạn nhiệt áp mới có sức công phá cao hơn hẳn M74 nhưng nó vẫn chưa được kiểm chứng. Trong ảnh là một binh sĩ Hàn Quốc ngắm bắn với M202 trong buổi huấn luyện chung với Quân đội Mỹ.
Sau thành công của mẫu súng phóng lựu chống tăng M72 tại chiến trường Việt Nam, Quân đội Mỹ tiếp tục phát triển các mẫu súng phóng lựu cầm tay thế mới với mục tiêu tăng cường thêm sức mạnh hỏa lực cho các đơn vị bộ binh cũng như cải tiến một số thiếu xót của một số mẫu súng phóng lựu cầm tay cũ. Chính điều này đã dẫn đến sự ra đời của M202 FLASH dòng súng phóng lựu cầm tay đáng sợ nhất của Quân đội Mỹ.
Có thể xem súng phóng lựu M202 là một sự cải tiến lớn của M72 khi cả hai đều sử dụng cỡ đạn 66mm, tuy nhiên chúng có thiết kế lẫn mẫu đạn tiêu chuẩn hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt, M202 được trang bị tới bốn ống phóng được đặt trên cùng một cụm ống phóng duy nhất cùng với đó một kính ngắm quang học.
Tiền thân của M202 được biết tới với cái tên XM191 được phát triển trong những năm 1960 và địa điểm thử nghiệm của nó chính là Việt Nam. Nếu như M72 được trang bị đạn nổ lõm chống tăng thì M202 lại được trang bị đạn nổ cháy cho phép tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau ở từng khoảng cách nhất định.
Theo thiết kế, trọng lượng tối đa của súng phóng lựu M202 bao gồm cả đạn rocket là hơn 12kg, trong đó đạn chiếm tới 6.8kg, chiều dài tối đa của súng là 883mm và khi gấp gọn là 686mm. Thiết kế và cách sử dụng của M202 cũng khá đơn giản nó hoàn toàn có thể được triển khai bởi một binh sĩ.
Điều khiến M202 trở nên đáng sợ không phải là việc nó được trang bị bốn ống phóng đạn rocket mà là những quả đạn M74 nó được trang bị. M74 được tích hợp sẵn đầu đạn M235 bên trong chứa 0.61kg chất gây cháy TPA. Đôi khi M74 còn được binh sĩ gọi với cái tên là "bom napalm".
TPA là triethylaluminum (TEA) nén với nhựa polyisobutylene, nó là một hợp chất hữu cơ kim loại có thể cháy ở nhiệt độ lên tới 1200 ° C khi tiếp xúc với không khí. Khi bị đốt nó sinh ra nhiệt lượng lớn hơn cả xăng hay napalm, thậm chí bức xạ nhiệt của TEA có thể gây bỏng ở một số bộ phận trên cơ thể con người ngay cả khi không tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa.
Thiết kế cụm ống nạp đạn của M202 cũng được đánh giá là khá thành công khi giúp binh sĩ nhanh chóng thay thế đạn mới sau mỗi lượt bắn. Dù kết quả thử nghiệm của M202 trên chiến trường cũng khá tốt nhưng nó lại được đưa vào trang bị chính thức trong Quân đội Mỹ khá muộn tới tận cuối những năm 1970.
M202 sử dụng chế độ bắn phát một với sơ tốc đầu nòng là 114m/s, tầm bắn tối thiểu của nó là 20m và tối đa là 750m nhưng tầm bắn hiệu quả và cho độ chính xác cao nhất của mẫu súng phóng lựu này là 200m.
Đến những năm 1980, M202 hầu như bị loại bỏ ra khỏi trang bị các đơn vị bộ binh của Mỹ và chỉ còn được trang bị tại Hàn Quốc. Một phần lý do là nó không thể khắc phục được một số nhược điểm của như quá cồng kềnh, không thể triển khai ở khu vực có không gian hạn chế và độ chính xác kém.
Có một số báo cáo cho rằng trong Chiến tranh Afghanistan gần đây Quân đội Mỹ cũng đã triển khai một số ít M202 với mẫu đạn nhiệt áp mới có sức công phá cao hơn hẳn M74 nhưng nó vẫn chưa được kiểm chứng. Trong ảnh là một binh sĩ Hàn Quốc ngắm bắn với M202 trong buổi huấn luyện chung với Quân đội Mỹ.