Những khẩu súng máy trong CTTG 1 đều được coi là những đao phủ "máu lạnh" trên chiến trường mặc dù uy lực của chúng chỉ ở mức trung bình, tốc độ bắn trung bình, độ chính xác tùy khẩu có thể nói là kém, rất cồng kềnh và cực kỳ mất thời gian triển khai. Nguồn ảnh: Military.Do kỹ thuật luyện kim thời này có trình độ không cao, binh lính buộc phải sử dụng những khẩu súng máy với nòng súng được làm từ kim loại chất lượng kém và thường giãn nở quá nhanh khi bắn được một vài trăm viên đạn, khiến nòng nóng dần và mất đi độ chính xác vốn dĩ đã kém sẵn từ đầu. Nguồn ảnh: Military.Để khắc phục điểm yếu đó, người ta thường phải sử dụng một hệ thống làm mát bằng nước cho các khẩu súng máy này. Đổi lại, mỗi khẩu súng máy sẽ cần tới vài ba lít nước mỗi giờ khi giao chiến và binh lính sẽ phải bên két nước, máy bơm cũng như nước dự phòng chạy quanh chiến trường để "tiếp nước" cho khẩu súng máy. Nguồn ảnh: Woa.Kèm theo đó là sự liên lạc quá kém trong chiến tranh thế giới thứ nhất khiến cho các khẩu súng máy phải ở yên một chỗ để nhận được sự tiếp tế chính xác nhất, nếu di chuyển vị trí, lực lượng tiếp tế sẽ khó có tìm được khẩu súng máy trên chiến trường loạn lạc. Nguồn ảnh: David.Những điểm yếu chí tử đó đủ để biến những khẩu súng máy trong CTTG 1 trở thành vô dụng, vậy mà nó vẫn có thể trở thành một "sát thủ" máu lạnh trong cuộc chiến này với khả năng "triệt hạ" hàng nghìn đối phương chỉ trong một cuộc chạm trán trong vài tiếng đồng hồ. Nguồn ảnh: David.Sở dĩ có được chiến công "hiển hách" như vậy không phải là do những khẩu súng máy trong thời gian này quá "xịn" mà ngược lại, chúng quá tồi nhưng chiến thuật được các bên sử dụng trong cuộc chiến này thậm chí còn tối tệ hơn khiến những khẩu súng máy này phát huy được tác dụng. Nguồn ảnh: Vicker.Cụ thể, trong chiến tranh thế giới thứ nhất, người ta vẫn còn thường sử dụng các chiến thuật biển người và ưu tiên tấn công vào ban ngày để lực lượng máy bay, pháo binh có thể tham gia yểm trợ chính xác. Nguồn ảnh: Conventry.Kiểu tấn công biển người này không khác nào "tự sát" nhất là khi bên phía đối phương có một hệ thống giao thông hào cực kỳ kiên cố kèm theo đó là các súng máy được bố trí dày đặc trên chiến tuyến. Nguồn ảnh: Simple.Khi binh lính xông lên tấn công, đáng buồn thay họ cũng thường sử dụng đội hình hàng ngang một cách vô tội vạ (vì cùng lên khỏi chiến hào xung phong cùng lúc) thay vì để từng người tiến lên một và di chuyển theo đội hình hàng dọc. Kiểu tiến công theo đội hình hàng ngang khiến xạ thủ súng máy của đối phương chỉ cần "lia một đường" là cũng có thể tiêu diệt gọn một hàng binh lính. Nguồn ảnh: Nation.Mặc dù vậy, lối đánh này vẫn được sử dụng trong gần như cả cuộc chiến và nhất là trong các chiến dịch lớn, với quân số tham gia đông đảo, các sỹ quan có thể thoải mái hô tiến công kiểu biển người nhiều đợt liên tục mà không lo... hết quân. Nguồn ảnh: Huff.Kiểu chiến thuật biển người trong chiến tranh thế giới thứ nhất rõ ràng là đã tỏ ra cực kỳ lỗi thời, nhiều sử gia còn mô tả cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất một cách ngắn gọn là "cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí hiện đại nhưng sử dụng chiến thuật kiểu... cổ đại". Nguồn ảnh: Reddit.Chính kiểu chiến thuật này đã khiến hàng chục triệu binh lính phải mất mạng trong toàn bộ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Dù muộn màng nhưng cuối cùng khi chiến tranh kết thúc, các nhà quân sự lỗi lạc cũng chịu suy nghĩ lại về kiểu chiến thuật từng được áp dụng trong CTTG 1 và thay đổi chúng cho cuộc chiến tranh sau này-chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.Đã qua hơn 100 năm kể từ ngày chiến tranh thế giới thứ nhất kế thúc, chiến thuật chiến tranh hiện đại đã tiến được một chặng đường dài nhưng bài học đắt giá của cuộc đại chiến đầu thế kỷ 20 vẫn còn đó, đó là bài học về việc "vũ khí quyết định cách thức tiến hành chiến tranh" và khi công nghệ vũ khí phát triển đi lên mà chiến thuật được các bên sử dụng không phát triển đi lên theo hoặc thậm chí là... đi xuống thì những "kẻ lạc hậu" sẽ phải lãnh hậu quả đắt. Nguồn ảnh: Anzac.
Những khẩu súng máy trong CTTG 1 đều được coi là những đao phủ "máu lạnh" trên chiến trường mặc dù uy lực của chúng chỉ ở mức trung bình, tốc độ bắn trung bình, độ chính xác tùy khẩu có thể nói là kém, rất cồng kềnh và cực kỳ mất thời gian triển khai. Nguồn ảnh: Military.
Do kỹ thuật luyện kim thời này có trình độ không cao, binh lính buộc phải sử dụng những khẩu súng máy với nòng súng được làm từ kim loại chất lượng kém và thường giãn nở quá nhanh khi bắn được một vài trăm viên đạn, khiến nòng nóng dần và mất đi độ chính xác vốn dĩ đã kém sẵn từ đầu. Nguồn ảnh: Military.
Để khắc phục điểm yếu đó, người ta thường phải sử dụng một hệ thống làm mát bằng nước cho các khẩu súng máy này. Đổi lại, mỗi khẩu súng máy sẽ cần tới vài ba lít nước mỗi giờ khi giao chiến và binh lính sẽ phải bên két nước, máy bơm cũng như nước dự phòng chạy quanh chiến trường để "tiếp nước" cho khẩu súng máy. Nguồn ảnh: Woa.
Kèm theo đó là sự liên lạc quá kém trong chiến tranh thế giới thứ nhất khiến cho các khẩu súng máy phải ở yên một chỗ để nhận được sự tiếp tế chính xác nhất, nếu di chuyển vị trí, lực lượng tiếp tế sẽ khó có tìm được khẩu súng máy trên chiến trường loạn lạc. Nguồn ảnh: David.
Những điểm yếu chí tử đó đủ để biến những khẩu súng máy trong CTTG 1 trở thành vô dụng, vậy mà nó vẫn có thể trở thành một "sát thủ" máu lạnh trong cuộc chiến này với khả năng "triệt hạ" hàng nghìn đối phương chỉ trong một cuộc chạm trán trong vài tiếng đồng hồ. Nguồn ảnh: David.
Sở dĩ có được chiến công "hiển hách" như vậy không phải là do những khẩu súng máy trong thời gian này quá "xịn" mà ngược lại, chúng quá tồi nhưng chiến thuật được các bên sử dụng trong cuộc chiến này thậm chí còn tối tệ hơn khiến những khẩu súng máy này phát huy được tác dụng. Nguồn ảnh: Vicker.
Cụ thể, trong chiến tranh thế giới thứ nhất, người ta vẫn còn thường sử dụng các chiến thuật biển người và ưu tiên tấn công vào ban ngày để lực lượng máy bay, pháo binh có thể tham gia yểm trợ chính xác. Nguồn ảnh: Conventry.
Kiểu tấn công biển người này không khác nào "tự sát" nhất là khi bên phía đối phương có một hệ thống giao thông hào cực kỳ kiên cố kèm theo đó là các súng máy được bố trí dày đặc trên chiến tuyến. Nguồn ảnh: Simple.
Khi binh lính xông lên tấn công, đáng buồn thay họ cũng thường sử dụng đội hình hàng ngang một cách vô tội vạ (vì cùng lên khỏi chiến hào xung phong cùng lúc) thay vì để từng người tiến lên một và di chuyển theo đội hình hàng dọc. Kiểu tiến công theo đội hình hàng ngang khiến xạ thủ súng máy của đối phương chỉ cần "lia một đường" là cũng có thể tiêu diệt gọn một hàng binh lính. Nguồn ảnh: Nation.
Mặc dù vậy, lối đánh này vẫn được sử dụng trong gần như cả cuộc chiến và nhất là trong các chiến dịch lớn, với quân số tham gia đông đảo, các sỹ quan có thể thoải mái hô tiến công kiểu biển người nhiều đợt liên tục mà không lo... hết quân. Nguồn ảnh: Huff.
Kiểu chiến thuật biển người trong chiến tranh thế giới thứ nhất rõ ràng là đã tỏ ra cực kỳ lỗi thời, nhiều sử gia còn mô tả cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất một cách ngắn gọn là "cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí hiện đại nhưng sử dụng chiến thuật kiểu... cổ đại". Nguồn ảnh: Reddit.
Chính kiểu chiến thuật này đã khiến hàng chục triệu binh lính phải mất mạng trong toàn bộ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Dù muộn màng nhưng cuối cùng khi chiến tranh kết thúc, các nhà quân sự lỗi lạc cũng chịu suy nghĩ lại về kiểu chiến thuật từng được áp dụng trong CTTG 1 và thay đổi chúng cho cuộc chiến tranh sau này-chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đã qua hơn 100 năm kể từ ngày chiến tranh thế giới thứ nhất kế thúc, chiến thuật chiến tranh hiện đại đã tiến được một chặng đường dài nhưng bài học đắt giá của cuộc đại chiến đầu thế kỷ 20 vẫn còn đó, đó là bài học về việc "vũ khí quyết định cách thức tiến hành chiến tranh" và khi công nghệ vũ khí phát triển đi lên mà chiến thuật được các bên sử dụng không phát triển đi lên theo hoặc thậm chí là... đi xuống thì những "kẻ lạc hậu" sẽ phải lãnh hậu quả đắt. Nguồn ảnh: Anzac.