Mãi tới tận năm 1917 phía Mỹ mới chính thức tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất bằng việc gửi đến châu Âu những lực lượng bộ binh và không quân đầu tiên của mình. Ảnh: Những binh lính Mỹ với súng máy hạng nhẹ Chauchat đang chiến đấu tại Đức vào tháng 8/1918. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một địa điểm nhận đăng ký tòng quân tại Ohio, Mỹ. Tấm bảng "Lưu ý" khá nổi bật với ghi chú rõ ràng "Không nhận những người có gốc Đức, Áo, Hungary, Luxembourg, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria. Đây là những nước đối đầu với Mỹ và Liên Quân trên chiến trường châu Âu lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Theatlantic.Chiếc xe tăng đầu tiên của Mỹ được chế tạo bởi các giảng viên và sinh viên ưu tú của trường Đại học MIT dựa trên thiết kế từ chiếc Mark I của Anh. Ảnh chụp vào tháng 7 năm 1918. Nguồn ảnh: Theatlantic.Những đơn vị liên lạc được Mỹ gửi tới châu Âu cùng với phương tiện di chuyển là những chiếc xe mô-tô Harley-Davidson. Trong thế chiến thứ nhất, do các phương thức truyền tin bằng điện thoại hữu tuyến và vô tuyến đều rất sơ khai nên để đáp ứng đủ nhu cầu truyền tin trên chiến trường, một lực lượng có tên "Chân chạy" (Runner) được ra đời chỉ để chạy dọc mặt trận truyền lệnh, nhận báo cáo, gọi hỏa lực chi viện,... nói tóm lại là họ làm thay công việc của chiếc điện đài. Nguồn ảnh: Theatlantic.Phi đội không quân Mỹ mang tên Curtis tham chiến trên chiến trường châu Âu. Ảnh chụp năm 1917. Giai đoạn này, các máy bay chiến đấu đều rất thô sơ và có thể dễ dàng bị bắn hạ bởi các loại vũ khí bộ binh thông thường do các máy bay có tốc độ bay chậm và vỏ thường được làm từ... gỗ ép và giấy. Nguồn ảnh: Theatlantic.Ga tàu điện ở Brooklyn, Newyork, Mỹ, nơi những thanh niên trẻ tuổi đang chia tay gia đình lên đường đến châu Âu tham chiến. Ảnh chụp vào tháng 9/1917, đây là một trong những đợt chuyển quân tới châu Âu đầu tiên của Mỹ. Nguồn ảnh: Theatlantic.Những binh lính Mỹ được huấn luyện tại San Francisco, California vào tháng 8/1918. Vũ khí hóa học được sử dụng rất nhiều trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chính vì vậy mỗi người lính đều được trang bị một mặt nạ phòng độc, vừa là để chống lại các loại vũ khí hóa học được đối phướng bắn ra, vừa là để đề phòng các loại vũ khí hóa học của quân ta bay ngược về phía mình khi... gió đổi chiều. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một nhà máy sản xuất xe tăng ở Ohio đang thử nghiệm nhũng chiếc xe tăng do mình sản xuất trên bùn lầy. Không rõ thời gian bức ảnh được chụp. Nguồn ảnh: Theatlantic.Lực lượng liên lạc học cách lái xe máy vượt địa hình khi đeo mặt nạ phòng độc. Các loại mặt nạ phòng độc thường cản trở tầm nhìn của người lính và khiến người lính khó thở. Tuy nhiên đây là một trong những trang bị bắt buộc của người lính khi tham chiến ở châu Âu trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Theatlantic.Trong trường hợp bị tấn công hóa học mà không có mặt nạ, người lính được dạy cách đi tiểu ra một chiếc khăn mặt rồi dùng chiếc khăn mặt đó che lên miệng và mũi. Khí Amoniac có trong nước tiểu sẽ trung hòa được phần nào các thành phần độc hại có trong các loại vũ khí hóa học phổ biến thời đó. Nguồn ảnh: Theatlantic.Những người lính Mỹ ăn mừng lễ Noel tại trại Logan, Texas, Mỹ vào năm 1917. Đây là bữa Noel cuối cùng của chiến tranh thế giới thứ nhất vì cuộc chiến này kết thúc vào tháng 11 năm 1918. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một hố bom khổng lồ do máy bay Mỹ thả xuống lãnh thổ Đức vào năm 1918. Các loại máy bay ném bom thời này thường chỉ mang được tối đa khoảng 1 tấn bom, tuy nhiên so với các loại vũ khí thời bấy giờ thì 1 tấn bom cũng là con số rất kinh khủng. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một binh lính Mỹ đang đeo chiếc mặt nạ được chế tạo riêng cho mình. Ngành phẫu thuật thẩm mỹ trong chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn rất kém và trong trường hợp này, người lính đã bị vỡ hoàn toàn xương hàm dưới buộc phải đeo chiếc mặt nạ trên mặt đến cuối đời để che đi phần miệng đã vỡ toác của mình. Nguồn ảnh: Theatlantic.Những binh lính da màu của Mỹ tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Đầu thế kỷ 20 là khoảng thời gian nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn rất rất phổ biến tại Mỹ và đây là những binh lính da màu mang quốc tịch Mỹ hiếm hoi được tham chiến trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Theatlantic.Binh lính Mỹ duyệt binh tại quảng trường thời đại mừng lễ chiến thắng sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. So với chiến tranh thế giới thứ hai thì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ít thu hút được sự chú ý của dân chúng hơn do thông tin liên lạc khó khăn và thực sự là nước Mỹ không hề bị "sứt mẻ" một chút nào trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một tàu vận tải đưa 12.000 quân nhân Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh 166 Mỹ quay trở về từ Pháp sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Mãi tới tận năm 1917 phía Mỹ mới chính thức tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất bằng việc gửi đến châu Âu những lực lượng bộ binh và không quân đầu tiên của mình. Ảnh: Những binh lính Mỹ với súng máy hạng nhẹ Chauchat đang chiến đấu tại Đức vào tháng 8/1918. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một địa điểm nhận đăng ký tòng quân tại Ohio, Mỹ. Tấm bảng "Lưu ý" khá nổi bật với ghi chú rõ ràng "Không nhận những người có gốc Đức, Áo, Hungary, Luxembourg, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria. Đây là những nước đối đầu với Mỹ và Liên Quân trên chiến trường châu Âu lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Chiếc xe tăng đầu tiên của Mỹ được chế tạo bởi các giảng viên và sinh viên ưu tú của trường Đại học MIT dựa trên thiết kế từ chiếc Mark I của Anh. Ảnh chụp vào tháng 7 năm 1918. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những đơn vị liên lạc được Mỹ gửi tới châu Âu cùng với phương tiện di chuyển là những chiếc xe mô-tô Harley-Davidson. Trong thế chiến thứ nhất, do các phương thức truyền tin bằng điện thoại hữu tuyến và vô tuyến đều rất sơ khai nên để đáp ứng đủ nhu cầu truyền tin trên chiến trường, một lực lượng có tên "Chân chạy" (Runner) được ra đời chỉ để chạy dọc mặt trận truyền lệnh, nhận báo cáo, gọi hỏa lực chi viện,... nói tóm lại là họ làm thay công việc của chiếc điện đài. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Phi đội không quân Mỹ mang tên Curtis tham chiến trên chiến trường châu Âu. Ảnh chụp năm 1917. Giai đoạn này, các máy bay chiến đấu đều rất thô sơ và có thể dễ dàng bị bắn hạ bởi các loại vũ khí bộ binh thông thường do các máy bay có tốc độ bay chậm và vỏ thường được làm từ... gỗ ép và giấy. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Ga tàu điện ở Brooklyn, Newyork, Mỹ, nơi những thanh niên trẻ tuổi đang chia tay gia đình lên đường đến châu Âu tham chiến. Ảnh chụp vào tháng 9/1917, đây là một trong những đợt chuyển quân tới châu Âu đầu tiên của Mỹ. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những binh lính Mỹ được huấn luyện tại San Francisco, California vào tháng 8/1918. Vũ khí hóa học được sử dụng rất nhiều trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chính vì vậy mỗi người lính đều được trang bị một mặt nạ phòng độc, vừa là để chống lại các loại vũ khí hóa học được đối phướng bắn ra, vừa là để đề phòng các loại vũ khí hóa học của quân ta bay ngược về phía mình khi... gió đổi chiều. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một nhà máy sản xuất xe tăng ở Ohio đang thử nghiệm nhũng chiếc xe tăng do mình sản xuất trên bùn lầy. Không rõ thời gian bức ảnh được chụp. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Lực lượng liên lạc học cách lái xe máy vượt địa hình khi đeo mặt nạ phòng độc. Các loại mặt nạ phòng độc thường cản trở tầm nhìn của người lính và khiến người lính khó thở. Tuy nhiên đây là một trong những trang bị bắt buộc của người lính khi tham chiến ở châu Âu trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Trong trường hợp bị tấn công hóa học mà không có mặt nạ, người lính được dạy cách đi tiểu ra một chiếc khăn mặt rồi dùng chiếc khăn mặt đó che lên miệng và mũi. Khí Amoniac có trong nước tiểu sẽ trung hòa được phần nào các thành phần độc hại có trong các loại vũ khí hóa học phổ biến thời đó. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những người lính Mỹ ăn mừng lễ Noel tại trại Logan, Texas, Mỹ vào năm 1917. Đây là bữa Noel cuối cùng của chiến tranh thế giới thứ nhất vì cuộc chiến này kết thúc vào tháng 11 năm 1918. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một hố bom khổng lồ do máy bay Mỹ thả xuống lãnh thổ Đức vào năm 1918. Các loại máy bay ném bom thời này thường chỉ mang được tối đa khoảng 1 tấn bom, tuy nhiên so với các loại vũ khí thời bấy giờ thì 1 tấn bom cũng là con số rất kinh khủng. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một binh lính Mỹ đang đeo chiếc mặt nạ được chế tạo riêng cho mình. Ngành phẫu thuật thẩm mỹ trong chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn rất kém và trong trường hợp này, người lính đã bị vỡ hoàn toàn xương hàm dưới buộc phải đeo chiếc mặt nạ trên mặt đến cuối đời để che đi phần miệng đã vỡ toác của mình. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những binh lính da màu của Mỹ tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Đầu thế kỷ 20 là khoảng thời gian nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn rất rất phổ biến tại Mỹ và đây là những binh lính da màu mang quốc tịch Mỹ hiếm hoi được tham chiến trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Binh lính Mỹ duyệt binh tại quảng trường thời đại mừng lễ chiến thắng sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. So với chiến tranh thế giới thứ hai thì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ít thu hút được sự chú ý của dân chúng hơn do thông tin liên lạc khó khăn và thực sự là nước Mỹ không hề bị "sứt mẻ" một chút nào trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một tàu vận tải đưa 12.000 quân nhân Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh 166 Mỹ quay trở về từ Pháp sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Nguồn ảnh: Theatlantic.