Bấy lâu nay, Hải quân Philippines được biết tới là lực lượng lạc hậu nhất khu vực Đông Nam Á với đội tàu già nua, cổ lỗ, nhiều chiếc có tuổi đời lên tới 70 năm. Đặc biệt, hải quân nước này không có lấy một chiếc tàu tên lửa hiện đại, đa phần là tàu pháo kiểu cũ. Mãi tới vài năm gần đây, trước tình hình phức tạp trên biển, Manila mới thúc đẩy việc hiện đại hóa hải quân. Nguồn ảnh:WikipediaVà năm 2018, Hải quân Philippines bắt đầu “bước đều bước” với một loạt các trang bị mới, tuy còn khá hạn chế nhưng đó là tín hiệu tốt. Trong ảnh, “tàu tên lửa” đầu tiên được biên chế cho Hải quân Philippines. Nguồn ảnh:WikipediaTháng 5/2017, Hải quân Phippines biên chế các tàu tên lửa nhỏ MPAC Mk III mang số hiệu BA-488, 489 và 491 do Đài Loan chế tạo. Hỏa lực chính của tàu này là bệ vũ khí tự động Mini-Typhoon WS trang bị hai đại liên 7,62mm và một phóng tên lửa Spike MLS ER. Nguồn ảnh:WikipediaTháng 11/2018, trong cuộc tập trận trên biển, hai tàu MPAC đã bắn thử thành công hai đạn Spike ER (tầm bắn 8km) vào hai mục tiêu trên đất liền. Có thể nói tuy chỉ là các tàu tuần tra với khả năng chiến đấu rất hạn chế, thế nhưng việc bắt đầu mua sắm tàu có tên lửa cho thấy sự thay đổi quan điểm theo chiều hướng tích cực của giới chức quân sự Philippines. Nguồn ảnh:WikipediaNăm 2018, Hải quân Philippines cũng thành công trong việc "giành" một chiếc tàu hộ vệ Pohang "miễn phí" từ Hàn Quốc. Dự kiến, họ sẽ nhận chiếc BRP PS-39 vào năm 2019. Nguồn ảnh:WikipediaChiếc PS-39 sẽ gia nhập Hải quân Philippines với cấu hình vũ khí tương đối tốt gồm hai hải pháo 76mm, hai pháo phòng không 40mm và nhất là 6 bệ phóng ngư lôi 324mm với ngư lôi mk46. Nguồn ảnh:WikipediaKết thúc năm 2018, cả khu vực bắt đầu chứng kiến thường xuyên hơn hoạt động của tàu đổ bộ hiện đại nhất Hải quân Philippines - BRP Davao del Sur do Indonesia đóng theo đơn hàng của Manila. Nguồn ảnh:WikipediaCon tàu có lượng giãn nước lên tới 11.500 tấn (toàn tải), dài 123m này đang giúp Philippines rất nhiều trong hoạt động quân sự và cả dân sự. Nó có khả năng chở 500 lính cùng xe thiết giáp và ít nhất hai trực thăng. Nguồn ảnh:WikipediaVà cũng không thể không kể đến 3 chiến hạm to nhất Philippines - vốn là tàu tuần duyên hơn 3.000 tấn mà Manila mua của Washington giai đoạn 2011-2015. Đặc biệt, Manila bày tỏ tham vọng nâng cấp lớn toàn bộ các tàu này với hệ thống radar, vũ khí mới, tiên tiến. Nguồn ảnh:WikipediaVề lực lượng không quân hải quân, năm 2018, Hải quân Philippines bắt đầu được hiện đại hóa với việc trang bị thêm các máy bay tuần tra TC-90 của Nhật Bản (3 chiếc tới vào tháng 3/2016, nâng tổng số trang bị lên 5 chiếc). Nguồn ảnh:WikipediaVới không quân trực thăng, Philippines đang từng bước làm chủ hoàn toàn dòng máy bay AW109 Power trong các hoạt động tác chiến trên biển. Nguồn ảnh:WikipediaHồi tháng 11/2018, cùng với các tàu tấn công MPAC, trực thăng AW-109 cũng bắn thử thành công các đạn rocket 70mm. Nguồn ảnh:WikipediaNăm 2019 hứa hẹn sự "thay da đổi thịt" mạnh mẽ hơn từ Hải quân Philippines với việc nước này sẽ nhận các trực thăng săn ngầm AW159 Wildcat từ Anh cũng như một số loại tàu tuần tra mới từ Úc và có thể cả Đài Loan. Nguồn ảnh:WikipediaVà trong những năm tiếp theo, Hải quân Philippines lần đầu tiên sở hữu tàu hộ vệ tên lửa khi năm 2018 họ đã ký thỏa thuận với Hàn Quốc đóng một cặp tàu HDF-2600 với lượng giãn nước khoảng 2.600 tấn, dài hơn 100m, trang bị đầy đủ các loại tên lửa phòng không, chống ngầm, chống tàu mặt nước. Nguồn ảnh:WikipediaMời độc giả xem video: Điểm mặt danh sách tàu chiến của Hải quân Philippines.(nguồn Hải quân Philippines)
Bấy lâu nay, Hải quân Philippines được biết tới là lực lượng lạc hậu nhất khu vực Đông Nam Á với đội tàu già nua, cổ lỗ, nhiều chiếc có tuổi đời lên tới 70 năm. Đặc biệt, hải quân nước này không có lấy một chiếc tàu tên lửa hiện đại, đa phần là tàu pháo kiểu cũ. Mãi tới vài năm gần đây, trước tình hình phức tạp trên biển, Manila mới thúc đẩy việc hiện đại hóa hải quân. Nguồn ảnh:Wikipedia
Và năm 2018, Hải quân Philippines bắt đầu “bước đều bước” với một loạt các trang bị mới, tuy còn khá hạn chế nhưng đó là tín hiệu tốt. Trong ảnh, “tàu tên lửa” đầu tiên được biên chế cho Hải quân Philippines. Nguồn ảnh:Wikipedia
Tháng 5/2017, Hải quân Phippines biên chế các tàu tên lửa nhỏ MPAC Mk III mang số hiệu BA-488, 489 và 491 do Đài Loan chế tạo. Hỏa lực chính của tàu này là bệ vũ khí tự động Mini-Typhoon WS trang bị hai đại liên 7,62mm và một phóng tên lửa Spike MLS ER. Nguồn ảnh:Wikipedia
Tháng 11/2018, trong cuộc tập trận trên biển, hai tàu MPAC đã bắn thử thành công hai đạn Spike ER (tầm bắn 8km) vào hai mục tiêu trên đất liền. Có thể nói tuy chỉ là các tàu tuần tra với khả năng chiến đấu rất hạn chế, thế nhưng việc bắt đầu mua sắm tàu có tên lửa cho thấy sự thay đổi quan điểm theo chiều hướng tích cực của giới chức quân sự Philippines. Nguồn ảnh:Wikipedia
Năm 2018, Hải quân Philippines cũng thành công trong việc "giành" một chiếc tàu hộ vệ Pohang "miễn phí" từ Hàn Quốc. Dự kiến, họ sẽ nhận chiếc BRP PS-39 vào năm 2019. Nguồn ảnh:Wikipedia
Chiếc PS-39 sẽ gia nhập Hải quân Philippines với cấu hình vũ khí tương đối tốt gồm hai hải pháo 76mm, hai pháo phòng không 40mm và nhất là 6 bệ phóng ngư lôi 324mm với ngư lôi mk46. Nguồn ảnh:Wikipedia
Kết thúc năm 2018, cả khu vực bắt đầu chứng kiến thường xuyên hơn hoạt động của tàu đổ bộ hiện đại nhất Hải quân Philippines - BRP Davao del Sur do Indonesia đóng theo đơn hàng của Manila. Nguồn ảnh:Wikipedia
Con tàu có lượng giãn nước lên tới 11.500 tấn (toàn tải), dài 123m này đang giúp Philippines rất nhiều trong hoạt động quân sự và cả dân sự. Nó có khả năng chở 500 lính cùng xe thiết giáp và ít nhất hai trực thăng. Nguồn ảnh:Wikipedia
Và cũng không thể không kể đến 3 chiến hạm to nhất Philippines - vốn là tàu tuần duyên hơn 3.000 tấn mà Manila mua của Washington giai đoạn 2011-2015. Đặc biệt, Manila bày tỏ tham vọng nâng cấp lớn toàn bộ các tàu này với hệ thống radar, vũ khí mới, tiên tiến. Nguồn ảnh:Wikipedia
Về lực lượng không quân hải quân, năm 2018, Hải quân Philippines bắt đầu được hiện đại hóa với việc trang bị thêm các máy bay tuần tra TC-90 của Nhật Bản (3 chiếc tới vào tháng 3/2016, nâng tổng số trang bị lên 5 chiếc). Nguồn ảnh:Wikipedia
Với không quân trực thăng, Philippines đang từng bước làm chủ hoàn toàn dòng máy bay AW109 Power trong các hoạt động tác chiến trên biển. Nguồn ảnh:Wikipedia
Hồi tháng 11/2018, cùng với các tàu tấn công MPAC, trực thăng AW-109 cũng bắn thử thành công các đạn rocket 70mm. Nguồn ảnh:Wikipedia
Năm 2019 hứa hẹn sự "thay da đổi thịt" mạnh mẽ hơn từ Hải quân Philippines với việc nước này sẽ nhận các trực thăng săn ngầm AW159 Wildcat từ Anh cũng như một số loại tàu tuần tra mới từ Úc và có thể cả Đài Loan. Nguồn ảnh:Wikipedia
Và trong những năm tiếp theo, Hải quân Philippines lần đầu tiên sở hữu tàu hộ vệ tên lửa khi năm 2018 họ đã ký thỏa thuận với Hàn Quốc đóng một cặp tàu HDF-2600 với lượng giãn nước khoảng 2.600 tấn, dài hơn 100m, trang bị đầy đủ các loại tên lửa phòng không, chống ngầm, chống tàu mặt nước. Nguồn ảnh:Wikipedia
Mời độc giả xem video: Điểm mặt danh sách tàu chiến của Hải quân Philippines.(nguồn Hải quân Philippines)