Hãng thông tấn Philippines PNA dẫn lời người phát ngôn hải quân nước này Jonathan Zata cho biết, Nga có thể sẽ trở thành nhà cung cấp tàu ngầm cho Hải quân Philippines. Hai nước đang soạn thảo biên bản ghi nhớ, trong đó Moscow sẽ nghiên cứu các yêu cầu xây dựng lực lượng tàu ngầm của Manila. Một số quan chức Philippines đã được mời đến thăm nhà máy đóng tàu ngầm tại Nga. Nguồn ảnh: Diplomatic Courier.Tuyên bố trên của Hải quân Philippines tạo nên khá nhiều bất ngờ cho giới quan sát, khi ở thời điểm hiện tại Manila và Moscow chưa thực sự đạt tới mối quan hệ đối tác quốc phòng chiến lược cho một thương vụ mua sắm các tàu ngầm tấn công. Thậm chí thương vụ này cũng sẽ tác động không nhỏ đến mối quan hệ giữa Philippines và Mỹ. Nguồn ảnh: Global Nation.Bên cạnh đó, việc Hải quân Philippines từ trước cho tới nay luôn sử dụng các công nghệ hải quân của Mỹ hoặc ít nhất là của NATO thì việc chuyển sang sử dụng các tàu chiến của Nga, đặc biệt là tàu ngầm sẽ là một thử thách không hề nhỏ đối với lực lượng này. Cần phải nhắc lại rằng Hải quân Philippines dù đã bước sang tuổi 120 nhưng chưa từng sở hữu lực lượng tàu ngầm. Nguồn ảnh: rusofili.bg.Theo các chuyên gia quân sự, Manila dường như đang nhắm tới các tàu ngầm tấn công diesel-điện thuộc Đề án 636 "Varshavyanka" của Nga, còn được biết tới với cái tên lớp Kilo. Việc ký biên bản ghi nhớ sẽ là bước tiếp theo trong quá trình hình thành lực lượng tàu ngầm đầu tiên của Philippines. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.Trước đó vào tháng 7, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng đã thông qua khoản ngân sách trị giá 5.7 tỷ USD cho giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang Philippines trong giai đoạn từ năm 2018-2020. Ngân sách này hầu hết sẽ được sử dụng cho việc mua sắm vũ khí mới trong đó bao gồm cả các tàu ngầm tấn công diesel-điện. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.Ở thời điểm hiện tại, Hải quân Philippines đang quan tâm tới việc mua ít nhất hai tàu ngầm tấn công mới và là bước đệm đầu tiên để Manila xây dựng lực lượng tàu ngầm. Trong năm 2016, Hải quân Philippines cũng tỏ ý quan tâm tới lớp tàu ngầm Type 212 của Đức tuy nhiên sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana lại bày tỏ quan tấm đến các tàu ngầm Kilo của Nga. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.Về mặt tổng thể nhiều khả năng Nga sẽ giúp Philippines xây dựng một lực lượng tàu ngầm dựa trên hình mẫu tương tự của Việt Nam bởi cả hai đều sử dụng chung các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kilo và cở sở hạ tầng đều khá tương đồng. Vấn đề còn lại là Philippines sẽ chịu bỏ ra bao nhiêu tiền cho kế hoạch đầy tham vọng trên của mình. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.Nhìn vào thực tế hiện tại ở Đông Nam Á, Hải quân Philippines đứng ở vị trí khá khiêm tốn (gần cuối bảng xếp hạng) với hầu hết là các biên đội tàu nhỏ có lượng giãn nước tối đa cũng 3.000 tấn và chỉ được trang bị pháo hạm, thậm chí họ còn không có tàu tấn công tên lửa. Vậy nên việc trang bị tàu ngầm ở thời điểm này có phần quá sức đối với Hải quân Philippines khi họ chưa từng có kinh nghiệm lẫn nguồn nhân lực cho việc vận hành loại vũ khí này. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.Do đó, nếu kế hoạch nhờ Nga xây dựng lực lượng tàu ngầm diễn ra suôn sẻ thì Hải quân Philippines phải đợi ít nhất từ 5-10 năm nữa mới có thể đưa lực lượng này đi vào hoạt động một cách toàn diện. Tuy nhiên, dựa trên các yếu tố địa chính trị có thể tác động lên kế hoạch này thì khả năng nó bị hủy bỏ là rất lớn. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.Cũng cần nhìn nhận rằng, Hải quân Philippines chưa thực sự cần tới tàu ngầm khi lực lượng tàu nổi của họ hầu như không đủ sức bảo vệ các vùng biển của mình chứ chưa nói đến việc phát động một cuộc tấn công vào các quốc gia đối địch bằng tàu ngầm. Vậy lực lượng tàu ngầm của Philippines sẽ đóng vai trò gì trong kế hoạch tăng cường sức mạnh hải quân của Manila, và liệu họ đang có quá vội vàng hiện đại hóa hải quân một cách mù quáng? Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.Sau Thế chiến II, hải quân Philippines được xếp vào diện mạnh nhất châu Á. Tuy nhiên, lực lượng này đã suy yếu rõ rệt trong 60 năm qua, do các đời chính quyền chỉ tập trung vào các thách thức an ninh trong nước, dồn trách nhiệm đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài cho đồng minh Mỹ. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.Năm 2006, hải quân Philippines bắt đầu theo đuổi kế hoạch để trở thành một lực lượng "mạnh và có uy lực" trước năm 2020, thông qua việc hiện đại hóa trang thiết bị và tăng cường huấn luyện binh sĩ. Hải quân Philippines dự kiến thực hiện kế hoạch mua tàu ngầm trong giai đoạn 2023-2027, nhưng Manila muốn đẩy nhanh tiến độ lên trước năm 2022. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.Mời độc giả xem video: Sức mạnh tàu tấn công tên lửa đầu tiên của Philippines. (nguồn Captain Hero)
Hãng thông tấn Philippines PNA dẫn lời người phát ngôn hải quân nước này Jonathan Zata cho biết, Nga có thể sẽ trở thành nhà cung cấp tàu ngầm cho Hải quân Philippines. Hai nước đang soạn thảo biên bản ghi nhớ, trong đó Moscow sẽ nghiên cứu các yêu cầu xây dựng lực lượng tàu ngầm của Manila. Một số quan chức Philippines đã được mời đến thăm nhà máy đóng tàu ngầm tại Nga. Nguồn ảnh: Diplomatic Courier.
Tuyên bố trên của Hải quân Philippines tạo nên khá nhiều bất ngờ cho giới quan sát, khi ở thời điểm hiện tại Manila và Moscow chưa thực sự đạt tới mối quan hệ đối tác quốc phòng chiến lược cho một thương vụ mua sắm các tàu ngầm tấn công. Thậm chí thương vụ này cũng sẽ tác động không nhỏ đến mối quan hệ giữa Philippines và Mỹ. Nguồn ảnh: Global Nation.
Bên cạnh đó, việc Hải quân Philippines từ trước cho tới nay luôn sử dụng các công nghệ hải quân của Mỹ hoặc ít nhất là của NATO thì việc chuyển sang sử dụng các tàu chiến của Nga, đặc biệt là tàu ngầm sẽ là một thử thách không hề nhỏ đối với lực lượng này. Cần phải nhắc lại rằng Hải quân Philippines dù đã bước sang tuổi 120 nhưng chưa từng sở hữu lực lượng tàu ngầm. Nguồn ảnh: rusofili.bg.
Theo các chuyên gia quân sự, Manila dường như đang nhắm tới các tàu ngầm tấn công diesel-điện thuộc Đề án 636 "Varshavyanka" của Nga, còn được biết tới với cái tên lớp Kilo. Việc ký biên bản ghi nhớ sẽ là bước tiếp theo trong quá trình hình thành lực lượng tàu ngầm đầu tiên của Philippines. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.
Trước đó vào tháng 7, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng đã thông qua khoản ngân sách trị giá 5.7 tỷ USD cho giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang Philippines trong giai đoạn từ năm 2018-2020. Ngân sách này hầu hết sẽ được sử dụng cho việc mua sắm vũ khí mới trong đó bao gồm cả các tàu ngầm tấn công diesel-điện. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.
Ở thời điểm hiện tại, Hải quân Philippines đang quan tâm tới việc mua ít nhất hai tàu ngầm tấn công mới và là bước đệm đầu tiên để Manila xây dựng lực lượng tàu ngầm. Trong năm 2016, Hải quân Philippines cũng tỏ ý quan tâm tới lớp tàu ngầm Type 212 của Đức tuy nhiên sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana lại bày tỏ quan tấm đến các tàu ngầm Kilo của Nga. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.
Về mặt tổng thể nhiều khả năng Nga sẽ giúp Philippines xây dựng một lực lượng tàu ngầm dựa trên hình mẫu tương tự của Việt Nam bởi cả hai đều sử dụng chung các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kilo và cở sở hạ tầng đều khá tương đồng. Vấn đề còn lại là Philippines sẽ chịu bỏ ra bao nhiêu tiền cho kế hoạch đầy tham vọng trên của mình. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.
Nhìn vào thực tế hiện tại ở Đông Nam Á, Hải quân Philippines đứng ở vị trí khá khiêm tốn (gần cuối bảng xếp hạng) với hầu hết là các biên đội tàu nhỏ có lượng giãn nước tối đa cũng 3.000 tấn và chỉ được trang bị pháo hạm, thậm chí họ còn không có tàu tấn công tên lửa. Vậy nên việc trang bị tàu ngầm ở thời điểm này có phần quá sức đối với Hải quân Philippines khi họ chưa từng có kinh nghiệm lẫn nguồn nhân lực cho việc vận hành loại vũ khí này. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.
Do đó, nếu kế hoạch nhờ Nga xây dựng lực lượng tàu ngầm diễn ra suôn sẻ thì Hải quân Philippines phải đợi ít nhất từ 5-10 năm nữa mới có thể đưa lực lượng này đi vào hoạt động một cách toàn diện. Tuy nhiên, dựa trên các yếu tố địa chính trị có thể tác động lên kế hoạch này thì khả năng nó bị hủy bỏ là rất lớn. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.
Cũng cần nhìn nhận rằng, Hải quân Philippines chưa thực sự cần tới tàu ngầm khi lực lượng tàu nổi của họ hầu như không đủ sức bảo vệ các vùng biển của mình chứ chưa nói đến việc phát động một cuộc tấn công vào các quốc gia đối địch bằng tàu ngầm. Vậy lực lượng tàu ngầm của Philippines sẽ đóng vai trò gì trong kế hoạch tăng cường sức mạnh hải quân của Manila, và liệu họ đang có quá vội vàng hiện đại hóa hải quân một cách mù quáng? Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.
Sau Thế chiến II, hải quân Philippines được xếp vào diện mạnh nhất châu Á. Tuy nhiên, lực lượng này đã suy yếu rõ rệt trong 60 năm qua, do các đời chính quyền chỉ tập trung vào các thách thức an ninh trong nước, dồn trách nhiệm đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài cho đồng minh Mỹ. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.
Năm 2006, hải quân Philippines bắt đầu theo đuổi kế hoạch để trở thành một lực lượng "mạnh và có uy lực" trước năm 2020, thông qua việc hiện đại hóa trang thiết bị và tăng cường huấn luyện binh sĩ. Hải quân Philippines dự kiến thực hiện kế hoạch mua tàu ngầm trong giai đoạn 2023-2027, nhưng Manila muốn đẩy nhanh tiến độ lên trước năm 2022. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.
Mời độc giả xem video: Sức mạnh tàu tấn công tên lửa đầu tiên của Philippines. (nguồn Captain Hero)