Vào đầu thập niên 1980, Israel đã nỗ lực phát triển một mẫu chiến đấu cơ hạng nhẹ, giá rẻ để thay thế các máy bay A-4 Skyhawk và Nesher có trong biên chế IAF, đã bị lạc hậu. Với tiềm lực công nghệ quốc phòng đã lớn mạnh, Israel quyết tâm phát triển một phiên bản máy bay chiến đấu mới, dựa trên phiên bản Nesher nội địa.Kết quả là máy bay chiến đấu Lavi ra đời, có nhiều tính năng hiện đại hơn cả F-16A của Mỹ. Không chỉ để sử dụng, Israel còn muốn xuất khẩu Lavi; nhưng Mỹ với tư cách là quốc gia đóng góp 40% linh kiện của Lavi, không muốn trợ cấp cho đối thủ cạnh tranh với F-16. Washington ra tín hiệu, sẽ chỉ hợp tác nếu Israel hủy xuất khẩu máy bay Lavi.Do bị ngăn cản quyết liệt từ Mỹ, vì vậy Israel đã chấm dứt việc sản xuất máy bay chiến đấu nội địa, để chuyển sang sử dụng tiêm kích F-16 của Mỹ. Tuy nhiên những tài liệu về máy bay Lavi và vũ khí đi kèm, vẫn có nhiều khách hàng nước ngoài thèm muốn; và Israel cũng muốn "gỡ gạc" ít vốn, đã đầu tư vào chương trình Lavi.Vũ khí đi cùng với tiêm kích Lavi là là tên lửa không đối không tầm nhiệt Python-3. Đây là loại tên lửa có khả năng điều khiển bằng kính ngắm gắn trên mũ bay của phi công. Loại tên lửa này đã được Trung Quốc sản xuất vào năm 1989 với tên gọi PL-8, và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.Các công nghệ khác được chuyển giao bao gồm radar xung doppler E / LM-2035 (phiên bản được lắp trên tiêm kích J-8 và J-10) và hệ thống dẫn đường quán tính Tamam.Trên thực tế, trong những năm 1980, Mỹ và Tây Âu cũng đang xuất khẩu công nghệ quân sự sang Trung Quốc, khi đó được coi là đối trọng với Liên Xô. Các công ty Mỹ thậm chí còn giúp Trung Quốc nâng cấp các loại chiến đấu cơ J-7 (bản sao MiG-21) và J-8. Sự hợp tác chỉ kết thúc vào năm 1989.Tuy nhiên, vào giữa những năm 1990, báo chí Mỹ bắt đầu đưa tin, các cơ quan tình báo Mỹ, lo ngại về việc Israel tiếp tục chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Trung Quốc, bao gồm một số công nghệ mà Mỹ đã bàn giao cho Israel.Các cáo buộc của tình báo Mỹ chỉ rõ, Israel đã chuyển giao công nghệ chế tạo máy bay chiến đấu Lavi cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Trung Quốc có tên là J-10, do Tập đoàn Máy bay Thành Đô là chủ đầu tư.Theo những thông tin tình báo, sự tham gia của Israel vào chương trình phát triển J-10, dường như bắt đầu cùng thời điểm Trung Quốc đặt quan hệ ngoại giao với Israel vào tháng 1/1992. Các nhà thầu Israel đã tham gia cung cấp các phác thảo khí động học và cấu trúc cho J-10.Những ảnh hưởng của Israel đối với thiết kế của máy bay J-10 là không thể chối cãi, khi máy bay có hình dáng tương tự, cánh chính hình tam giác, cánh vịt (cánh canard) ở mũi, cửa hút khí ở bụng; đuôi đứng, không có cánh ngang.Những lo ngại về việc chuyển giao công nghệ giữa Israel và Trung Quốc đã thúc đẩy Quốc hội Mỹ cấm xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor và việc này đã dẫn đến đóng cửa sớm dây chuyền sản xuất F-22 vì không có khách hàng.Trong những năm cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình, chính quyền Tổng thống Clinton cũng ngăm chặn Israel xuất khẩu máy bay cảnh báo sớm (AEW) Phalcon cho Trung Quốc; buộc Trung Quốc phải mất nhiều năm, mới có thể tự phát triển loại máy bay AEW của riêng mình.Dù sao đi nữa, J-10 được lấy cảm hứng từ Lavi hơn là một bản sao hoàn toàn. J-10 dài và nặng hơn đáng kể; nhưng điều quan trọng là Trung Quốc không thể mua động cơ PW1120 nhỏ gọn, nhưng có công suất lớn của Mỹ.Quan trọng nhất là Trung Quốc không đủ trình độ công nghệ để sản xuất các vật liệu composite nhẹ, nhưng có sức bền cao. Do đó, các kỹ sư của Thành Đô đã phải kéo dài thân máy bay J-10 thêm hai mét, để có thể lắp được động cơ phản lực AL-31F của Nga, nên khối lượng rỗng của J-10 lên tới 11,5 tấn (Lavi có trọng lượng 7,25 tấn).Tuy nhiên, J-10 vẫn là một máy bay chiến đấu đa năng nhanh nhẹn, linh hoạt và rẻ tiền, được thiết kế ngay từ đầu, để kết hợp các hệ thống điện tử hàng không và vũ khí dẫn đường công nghệ cao.Hiện tại J-10 là trụ cột, trong nỗ lực hiện đại hóa phi đội máy bay chiến đấu một động cơ của Trung Quốc, với 350 chiếc đã được đưa vào biên chế. J-10 cũng là là máy bay chiến đấu đầu tiên do Trung Quốc chế tạo, có tính năng ngang bằng với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của phương Tây và Nga .Mặc dù không phải là loại máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến, nhưng J-10 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và trong quá trình đó, Trung Quốc có sự giúp đỡ rất lớn từ phương Tây. Nguồn ảnh: Pinterest. Tiêm kích J-10 của Trung Quốc có vẻ bề ngoài không khác biệt quá nhiều, so với tiêm kích Lavi từng được Israel sản xuất thử nghiệm. Nguồn: NewsChina.
Vào đầu thập niên 1980, Israel đã nỗ lực phát triển một mẫu chiến đấu cơ hạng nhẹ, giá rẻ để thay thế các máy bay A-4 Skyhawk và Nesher có trong biên chế IAF, đã bị lạc hậu. Với tiềm lực công nghệ quốc phòng đã lớn mạnh, Israel quyết tâm phát triển một phiên bản máy bay chiến đấu mới, dựa trên phiên bản Nesher nội địa.
Kết quả là máy bay chiến đấu Lavi ra đời, có nhiều tính năng hiện đại hơn cả F-16A của Mỹ. Không chỉ để sử dụng, Israel còn muốn xuất khẩu Lavi; nhưng Mỹ với tư cách là quốc gia đóng góp 40% linh kiện của Lavi, không muốn trợ cấp cho đối thủ cạnh tranh với F-16. Washington ra tín hiệu, sẽ chỉ hợp tác nếu Israel hủy xuất khẩu máy bay Lavi.
Do bị ngăn cản quyết liệt từ Mỹ, vì vậy Israel đã chấm dứt việc sản xuất máy bay chiến đấu nội địa, để chuyển sang sử dụng tiêm kích F-16 của Mỹ. Tuy nhiên những tài liệu về máy bay Lavi và vũ khí đi kèm, vẫn có nhiều khách hàng nước ngoài thèm muốn; và Israel cũng muốn "gỡ gạc" ít vốn, đã đầu tư vào chương trình Lavi.
Vũ khí đi cùng với tiêm kích Lavi là là tên lửa không đối không tầm nhiệt Python-3. Đây là loại tên lửa có khả năng điều khiển bằng kính ngắm gắn trên mũ bay của phi công. Loại tên lửa này đã được Trung Quốc sản xuất vào năm 1989 với tên gọi PL-8, và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.
Các công nghệ khác được chuyển giao bao gồm radar xung doppler E / LM-2035 (phiên bản được lắp trên tiêm kích J-8 và J-10) và hệ thống dẫn đường quán tính Tamam.
Trên thực tế, trong những năm 1980, Mỹ và Tây Âu cũng đang xuất khẩu công nghệ quân sự sang Trung Quốc, khi đó được coi là đối trọng với Liên Xô. Các công ty Mỹ thậm chí còn giúp Trung Quốc nâng cấp các loại chiến đấu cơ J-7 (bản sao MiG-21) và J-8. Sự hợp tác chỉ kết thúc vào năm 1989.
Tuy nhiên, vào giữa những năm 1990, báo chí Mỹ bắt đầu đưa tin, các cơ quan tình báo Mỹ, lo ngại về việc Israel tiếp tục chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Trung Quốc, bao gồm một số công nghệ mà Mỹ đã bàn giao cho Israel.
Các cáo buộc của tình báo Mỹ chỉ rõ, Israel đã chuyển giao công nghệ chế tạo máy bay chiến đấu Lavi cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Trung Quốc có tên là J-10, do Tập đoàn Máy bay Thành Đô là chủ đầu tư.
Theo những thông tin tình báo, sự tham gia của Israel vào chương trình phát triển J-10, dường như bắt đầu cùng thời điểm Trung Quốc đặt quan hệ ngoại giao với Israel vào tháng 1/1992. Các nhà thầu Israel đã tham gia cung cấp các phác thảo khí động học và cấu trúc cho J-10.
Những ảnh hưởng của Israel đối với thiết kế của máy bay J-10 là không thể chối cãi, khi máy bay có hình dáng tương tự, cánh chính hình tam giác, cánh vịt (cánh canard) ở mũi, cửa hút khí ở bụng; đuôi đứng, không có cánh ngang.
Những lo ngại về việc chuyển giao công nghệ giữa Israel và Trung Quốc đã thúc đẩy Quốc hội Mỹ cấm xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor và việc này đã dẫn đến đóng cửa sớm dây chuyền sản xuất F-22 vì không có khách hàng.
Trong những năm cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình, chính quyền Tổng thống Clinton cũng ngăm chặn Israel xuất khẩu máy bay cảnh báo sớm (AEW) Phalcon cho Trung Quốc; buộc Trung Quốc phải mất nhiều năm, mới có thể tự phát triển loại máy bay AEW của riêng mình.
Dù sao đi nữa, J-10 được lấy cảm hứng từ Lavi hơn là một bản sao hoàn toàn. J-10 dài và nặng hơn đáng kể; nhưng điều quan trọng là Trung Quốc không thể mua động cơ PW1120 nhỏ gọn, nhưng có công suất lớn của Mỹ.
Quan trọng nhất là Trung Quốc không đủ trình độ công nghệ để sản xuất các vật liệu composite nhẹ, nhưng có sức bền cao. Do đó, các kỹ sư của Thành Đô đã phải kéo dài thân máy bay J-10 thêm hai mét, để có thể lắp được động cơ phản lực AL-31F của Nga, nên khối lượng rỗng của J-10 lên tới 11,5 tấn (Lavi có trọng lượng 7,25 tấn).
Tuy nhiên, J-10 vẫn là một máy bay chiến đấu đa năng nhanh nhẹn, linh hoạt và rẻ tiền, được thiết kế ngay từ đầu, để kết hợp các hệ thống điện tử hàng không và vũ khí dẫn đường công nghệ cao.
Hiện tại J-10 là trụ cột, trong nỗ lực hiện đại hóa phi đội máy bay chiến đấu một động cơ của Trung Quốc, với 350 chiếc đã được đưa vào biên chế. J-10 cũng là là máy bay chiến đấu đầu tiên do Trung Quốc chế tạo, có tính năng ngang bằng với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của phương Tây và Nga .
Mặc dù không phải là loại máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến, nhưng J-10 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và trong quá trình đó, Trung Quốc có sự giúp đỡ rất lớn từ phương Tây. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích J-10 của Trung Quốc có vẻ bề ngoài không khác biệt quá nhiều, so với tiêm kích Lavi từng được Israel sản xuất thử nghiệm. Nguồn: NewsChina.