Quân đội Iraq lần đầu tiên công khai những chiếc xe tăng T-90S của nước trong lễ kỷ niệm 98 năm Ngày thành lập lực lượng Vũ trang Iraq hôm 5/1 vừa qua, và chỉ có một số ít T-90S xuất hiện trong lễ duyệt binh của Lữ đoàn 35 thuộc Sư đoàn Thiết giáp số 9 của Quân đội Iraq. Nguồn ảnh: IMN.Theo tạp chí quốc phòng Jane’s, Lữ đoàn 35 cũng là đơn vị được trang bị nhiều xe tăng T-90 nhất trong Quân đội Iraq lên đến 39 chiếc và được chia thành hai tiểu đoàn. Trong ảnh là xe tăng M1A1 Abrams thuộc Sư đoàn Thiết giáp số 9 tham gia duyệt binh hôm 5/1. Nguồn ảnh: IMN.Dựa vào trang bị của Lữ đoàn 35, thì Sư đoàn Thiết giáp số 9 được xem là đơn vị tăng thiết giáp chủ lưc của Quân đội Iraq khi đơn vị này được trang bị cả T-90S, M1A1 và cả T-72A (model 1983). Nguồn ảnh: Iraq Army.Được biết, Quân đội Iraq đặt mua 73 chiếc xe tăng T-90S và xe tăng chỉ huy T-90SK từ Nga vào năm 2016 với giá trị ước tính hơn 1 tỷ USD, trong đó bao gồm cả chi phí dành cho hậu cần, đạn dược và phụ tùng thay thế. Bên cạnh đó Iraq còn mua cả các phương tiện bọc thép đặc biệt từ Nga để sửa dòng xe tăng hiện đại này. Nguồn ảnh: IMN.T-90S hiện là một trong những biến thể mới nhất trong dòng xe tăng T-90 của Nga, nó được Tập đoàn Uralvagonzavod phát triển giành cho xuất khẩu cũng như cho Quân đội Nga. Giá trị ước tính của mỗi chiếc xe tăng loại này xấp xỉ 4 triệu USD. Nguồn ảnh: Iraq Army.Có một điều khá trùng hợp là cả Việt Nam và Iraq đều đặt mua T-90S từ Nga cùng lúc, trong đó Việt Nam đặt mua 64 chiếc với cấu hình vũ khí và hệ thống phòng vệ có phần vượt trội hơn so với T-90S của Iraq. Nguồn ảnh: Iraq Army.Xét trên nhiều góc độ xe tăng T-90S của Iraq khá giống với biến thể mà Ấn Độ từng mua của Nga trước đây, theo đo cả hai mẫu T-90S này đều không được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1. Nguồn ảnh: IMN.Hệ thống hỏa lực của xe vẫn là một pháo 125mm nòng trơn 2A46M; đại liên phòng không NSV 12,7mm và đại liên đồng trục pháo chính PKMT 7,62mm. Vũ khí của T-90S cho nó tiêu diệt nhiều loại mục tiêu gồm xe tăng, thiết giáp, bộ binh, công sự kiên cố và thậm chí là cả trực thăng, máy bay bay thấp với phạm vi tấn công từ vài mét tới 10km. Nguồn ảnh: IMN.Khẩu đại liên phòng không NSV 12,7mm trên T-90S cũng rất đáng chú ý. Nó có thể được điều khiển từ bên trong xe thay vì xạ thủ phải nhô người ra ngoài tháp pháo. Trong ảnh là vị trí đặt súng máy 12,7mm trên T-90S. Nguồn ảnh: IMN.Về hệ thống phòng vệ, một chiếc T-90S của Iraq được trang bị hệ thống giáp bảo vệ hỗn hợp cơ bản bên trong cùng và giáp phản ứng nổ thế hệ ba Kontakt-5 ở xung quanh, phía trên tháp pháo và phía trước đầu xe. Nguồn ảnh: IMN.Một điểm khác biệt nữa để nhận biết T-90S của Iraq là việc phần thân bên trái và phải của xe được trang bị thêm một lớp giáp phản ứng nổ và giáp lưới gần hệ thống động cơ, bổ sung này nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các vị trí này của xe trước các loại vũ khí chống tăng. Nguồn ảnh: IMN.Việc T-90S không được trang bị Shtora-1 giống Việt Nam là vì Quân đội Iraq cho rằng hệ thống phòng vệ này đã lỗi thời và không thể chống lại các tên lửa chống tăng thế hệ 3, và chỉ với hệ thống giáp phản ứng nổ Kontakt-5 đã là quá đủ để những chiếc T-90S của nước này có thể vô hiệu hóa được các tên lửa chống tăng thế hệ cũ. Nguồn ảnh: IMN.Mời độc giả xem video: Quân đội Iraq duyệt binh với xe tăng T-90S. (nguôn IMN)
Quân đội Iraq lần đầu tiên công khai những chiếc xe tăng T-90S của nước trong lễ kỷ niệm 98 năm Ngày thành lập lực lượng Vũ trang Iraq hôm 5/1 vừa qua, và chỉ có một số ít T-90S xuất hiện trong lễ duyệt binh của Lữ đoàn 35 thuộc Sư đoàn Thiết giáp số 9 của Quân đội Iraq. Nguồn ảnh: IMN.
Theo tạp chí quốc phòng Jane’s, Lữ đoàn 35 cũng là đơn vị được trang bị nhiều xe tăng T-90 nhất trong Quân đội Iraq lên đến 39 chiếc và được chia thành hai tiểu đoàn. Trong ảnh là xe tăng M1A1 Abrams thuộc Sư đoàn Thiết giáp số 9 tham gia duyệt binh hôm 5/1. Nguồn ảnh: IMN.
Dựa vào trang bị của Lữ đoàn 35, thì Sư đoàn Thiết giáp số 9 được xem là đơn vị tăng thiết giáp chủ lưc của Quân đội Iraq khi đơn vị này được trang bị cả T-90S, M1A1 và cả T-72A (model 1983). Nguồn ảnh: Iraq Army.
Được biết, Quân đội Iraq đặt mua 73 chiếc xe tăng T-90S và xe tăng chỉ huy T-90SK từ Nga vào năm 2016 với giá trị ước tính hơn 1 tỷ USD, trong đó bao gồm cả chi phí dành cho hậu cần, đạn dược và phụ tùng thay thế. Bên cạnh đó Iraq còn mua cả các phương tiện bọc thép đặc biệt từ Nga để sửa dòng xe tăng hiện đại này. Nguồn ảnh: IMN.
T-90S hiện là một trong những biến thể mới nhất trong dòng xe tăng T-90 của Nga, nó được Tập đoàn Uralvagonzavod phát triển giành cho xuất khẩu cũng như cho Quân đội Nga. Giá trị ước tính của mỗi chiếc xe tăng loại này xấp xỉ 4 triệu USD. Nguồn ảnh: Iraq Army.
Có một điều khá trùng hợp là cả Việt Nam và Iraq đều đặt mua T-90S từ Nga cùng lúc, trong đó Việt Nam đặt mua 64 chiếc với cấu hình vũ khí và hệ thống phòng vệ có phần vượt trội hơn so với T-90S của Iraq. Nguồn ảnh: Iraq Army.
Xét trên nhiều góc độ
xe tăng T-90S của Iraq khá giống với biến thể mà Ấn Độ từng mua của Nga trước đây, theo đo cả hai mẫu T-90S này đều không được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1. Nguồn ảnh: IMN.
Hệ thống hỏa lực của xe vẫn là một pháo 125mm nòng trơn 2A46M; đại liên phòng không NSV 12,7mm và đại liên đồng trục pháo chính PKMT 7,62mm. Vũ khí của T-90S cho nó tiêu diệt nhiều loại mục tiêu gồm xe tăng, thiết giáp, bộ binh, công sự kiên cố và thậm chí là cả trực thăng, máy bay bay thấp với phạm vi tấn công từ vài mét tới 10km. Nguồn ảnh: IMN.
Khẩu đại liên phòng không NSV 12,7mm trên T-90S cũng rất đáng chú ý. Nó có thể được điều khiển từ bên trong xe thay vì xạ thủ phải nhô người ra ngoài tháp pháo. Trong ảnh là vị trí đặt súng máy 12,7mm trên T-90S. Nguồn ảnh: IMN.
Về hệ thống phòng vệ, một chiếc T-90S của Iraq được trang bị hệ thống giáp bảo vệ hỗn hợp cơ bản bên trong cùng và giáp phản ứng nổ thế hệ ba Kontakt-5 ở xung quanh, phía trên tháp pháo và phía trước đầu xe. Nguồn ảnh: IMN.
Một điểm khác biệt nữa để nhận biết T-90S của Iraq là việc phần thân bên trái và phải của xe được trang bị thêm một lớp giáp phản ứng nổ và giáp lưới gần hệ thống động cơ, bổ sung này nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các vị trí này của xe trước các loại vũ khí chống tăng. Nguồn ảnh: IMN.
Việc T-90S không được trang bị Shtora-1 giống Việt Nam là vì Quân đội Iraq cho rằng hệ thống phòng vệ này đã lỗi thời và không thể chống lại các tên lửa chống tăng thế hệ 3, và chỉ với hệ thống giáp phản ứng nổ Kontakt-5 đã là quá đủ để những chiếc T-90S của nước này có thể vô hiệu hóa được các tên lửa chống tăng thế hệ cũ. Nguồn ảnh: IMN.
Mời độc giả xem video: Quân đội Iraq duyệt binh với xe tăng T-90S. (nguôn IMN)