Với những hình ảnh không thể rõ nét hơn về những chiếc xe tăng T-90S/SK đang được Tập đoàn Uralvagonzavod của Nga chuyển giao Việt Nam, chúng ta có thể xác định được gần như 100% cấu hình vũ khí tiêu chuẩn trên dòng xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của Lục quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.Trong khi đó dù được đặt mua gần như cùng lúc vào năm 2016, thế nhưng cấu hình vũ khí giữa những chiếc xe tăng T-90S Việt Nam và Iraq lại có sự khác biệt lớn về khả năng phòng thủ trước mối đe dọa từ các tên lửa chống tăng dẫn đường. Nguồn ảnh: ND News.Theo đó, ngoài hệ thống giáp bảo vệ cơ bản và giáp phản ứng nổ thế hệ ba Kontakt-5 ở cả hai biến thể T-90S và T-90SK của Việt Nam đều được trang bị hệ thống đèn nhiễu OTShU- 1-7 thuộc hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1. Bộ ba này về cơ bản tạo thành hệ thống bảo vệ “ba tầng” cho những chiếc T-90S/SK của chúng ta trên chiến trường. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.Thế nhưng phía Quân đội Iraq lại có lập luận hoàn toàn khác, khi họ cho rằng Shtora-1 chỉ có thể vô hiệu hóa các loại tên lửa chống tăng dẫn đường thế hệ 1 và 2 sử dụng các đầu dẫn điều khiển thủ công (MCLOS) hoặc bán tự động (SACLOS). Nhưng lại không có khả năng đánh chặn các tên lửa chống tăng thế hệ 3 như Javelin của Mỹ. Nguồn ảnh: Iraq Army.Và cũng theo suy nghĩ trên, Iraq nhận định chỉ với hệ thống giáp phản ứng nổ Kontakt-5 đã là quá đủ để những chiếc T-90S của nước này có thể vô hiệu hóa được các tên lửa chống tăng thế hệ cũ. Nguồn ảnh: Iraq Army.Mặc dù lập luận của Iraq cũng có phần đúng, thế nhưng với những gì mà T-90 đã trải qua ở chiến trường Syria lại cho thấy rằng, đối thủ của chiếc xe tăng này trên chiến trường không chỉ có các loại tên lửa chống tăng hiện đại như Javelin mà còn có cả những cái tên như: BGM-71 TOW, 9M113 Konkurs, 9M111 Fagot và cả 9M133 Kornet... Nguồn ảnh: tanksdb.ru.Và nếu những chiếc T-90A của Syria không được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 như của Việt Nam, có lẽ chúng đã nhanh chóng bị thiêu rụi bởi các tên lửa chống tăng của quân nổi dậy và cả phiến quân IS, khi chiến trường Syria được đánh giá là một trong những cuộc chiến tên lửa chống tăng được sử dụng nhiều nhất. Nguồn ảnh: tanksdb.ru.Quay lại với những chiếc T-90S/SK của Việt Nam, như đã nói ở trên khi mà hệ thống giáp hỗn hợp và giáp phản ứng nổ không thực sự đủ mạnh để bảo xe tăng thì hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 được đánh là một giải pháp hiệu quả đề tăng cường khả năng sống sót của xe tăng trên chiến trường hiện đại. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.Bản thân hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 hoạt động theo nguyên lý đánh chặn từ xa các loại tên chống tăng dẫn đường sử dụng đầu dẫn ở đuôi đạn, giúp hệ thống dẫn đường nằm ở bệ phóng sẽ theo dõi tín hiệu của đèn, xác định vị trí của tên lửa so với bệ dẫn để thông qua đó đưa ra mệnh lệnh đến tên lửa. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.Đèn nhiễu OTShU-1-7 của khi Shtora-1 phát hiện mối nguy cơ sẽ phát sóng trên một dải tần rất rộng (từ 0,7 đến 2,7 mkm) đè lên tín hiệu từ đuôi tên lửa, dẫn đến việc hệ thống dẫn đường mất phương hướng và lái đạn bay thẳng lên trời. Nguồn ảnh: tanksdb.ru.Ở đây có thể nói, dù có thể giá thành của những chiếc T-90S của Việt Nam sẽ đắt hơn T-90S của Iraq do có thêm hệ thống phòng vệ Shtora-1, thế nhưng nó lại giúp xe tăng Việt Nam an toàn hơn trước mọi mối đe dọa từ tên lửa chống tăng. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.Và với một hệ thống phòng vệ “ba tầng” đi đôi với sức mạnh hỏa lực từ pháo 125mm sẽ cho phép những chiếc xe tăng hiện đại của Việt Nam đạt tới sức mạnh cao nhất của dòng xe tăng T-90, với khả năng công thủ gần như toàn diện. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.Mời độc giả xem video: T-90A của Syria chiến đấu ở chiến trường Aleppo. (nguồn tanksdb.ru. )
Với những hình ảnh không thể rõ nét hơn về những chiếc xe tăng T-90S/SK đang được Tập đoàn Uralvagonzavod của Nga chuyển giao Việt Nam, chúng ta có thể xác định được gần như 100% cấu hình vũ khí tiêu chuẩn trên dòng xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của Lục quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.
Trong khi đó dù được đặt mua gần như cùng lúc vào năm 2016, thế nhưng cấu hình vũ khí giữa những chiếc xe tăng T-90S Việt Nam và Iraq lại có sự khác biệt lớn về khả năng phòng thủ trước mối đe dọa từ các tên lửa chống tăng dẫn đường. Nguồn ảnh: ND News.
Theo đó, ngoài hệ thống giáp bảo vệ cơ bản và giáp phản ứng nổ thế hệ ba Kontakt-5 ở cả hai biến thể T-90S và T-90SK của Việt Nam đều được trang bị hệ thống đèn nhiễu OTShU- 1-7 thuộc hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1. Bộ ba này về cơ bản tạo thành hệ thống bảo vệ “ba tầng” cho những chiếc T-90S/SK của chúng ta trên chiến trường. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.
Thế nhưng phía Quân đội Iraq lại có lập luận hoàn toàn khác, khi họ cho rằng Shtora-1 chỉ có thể vô hiệu hóa các loại tên lửa chống tăng dẫn đường thế hệ 1 và 2 sử dụng các đầu dẫn điều khiển thủ công (MCLOS) hoặc bán tự động (SACLOS). Nhưng lại không có khả năng đánh chặn các tên lửa chống tăng thế hệ 3 như Javelin của Mỹ. Nguồn ảnh: Iraq Army.
Và cũng theo suy nghĩ trên, Iraq nhận định chỉ với hệ thống giáp phản ứng nổ Kontakt-5 đã là quá đủ để những chiếc T-90S của nước này có thể vô hiệu hóa được các tên lửa chống tăng thế hệ cũ. Nguồn ảnh: Iraq Army.
Mặc dù lập luận của Iraq cũng có phần đúng, thế nhưng với những gì mà T-90 đã trải qua ở chiến trường Syria lại cho thấy rằng, đối thủ của chiếc xe tăng này trên chiến trường không chỉ có các loại tên lửa chống tăng hiện đại như Javelin mà còn có cả những cái tên như: BGM-71 TOW, 9M113 Konkurs, 9M111 Fagot và cả 9M133 Kornet... Nguồn ảnh: tanksdb.ru.
Và nếu những chiếc T-90A của Syria không được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 như của Việt Nam, có lẽ chúng đã nhanh chóng bị thiêu rụi bởi các tên lửa chống tăng của quân nổi dậy và cả phiến quân IS, khi chiến trường Syria được đánh giá là một trong những cuộc chiến tên lửa chống tăng được sử dụng nhiều nhất. Nguồn ảnh: tanksdb.ru.
Quay lại với những chiếc T-90S/SK của Việt Nam, như đã nói ở trên khi mà hệ thống giáp hỗn hợp và giáp phản ứng nổ không thực sự đủ mạnh để bảo xe tăng thì hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 được đánh là một giải pháp hiệu quả đề tăng cường khả năng sống sót của xe tăng trên chiến trường hiện đại. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.
Bản thân hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 hoạt động theo nguyên lý đánh chặn từ xa các loại tên chống tăng dẫn đường sử dụng đầu dẫn ở đuôi đạn, giúp hệ thống dẫn đường nằm ở bệ phóng sẽ theo dõi tín hiệu của đèn, xác định vị trí của tên lửa so với bệ dẫn để thông qua đó đưa ra mệnh lệnh đến tên lửa. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.
Đèn nhiễu OTShU-1-7 của khi Shtora-1 phát hiện mối nguy cơ sẽ phát sóng trên một dải tần rất rộng (từ 0,7 đến 2,7 mkm) đè lên tín hiệu từ đuôi tên lửa, dẫn đến việc hệ thống dẫn đường mất phương hướng và lái đạn bay thẳng lên trời. Nguồn ảnh: tanksdb.ru.
Ở đây có thể nói, dù có thể giá thành của những chiếc T-90S của Việt Nam sẽ đắt hơn T-90S của Iraq do có thêm hệ thống phòng vệ Shtora-1, thế nhưng nó lại giúp xe tăng Việt Nam an toàn hơn trước mọi mối đe dọa từ tên lửa chống tăng. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.
Và với một hệ thống phòng vệ “ba tầng” đi đôi với sức mạnh hỏa lực từ pháo 125mm sẽ cho phép những chiếc xe tăng hiện đại của Việt Nam đạt tới sức mạnh cao nhất của dòng xe tăng T-90, với khả năng công thủ gần như toàn diện. Nguồn ảnh: Uralvagonzavod.
Mời độc giả xem video: T-90A của Syria chiến đấu ở chiến trường Aleppo. (nguồn tanksdb.ru. )