Theo trang Forbes của Mỹ, dư luận lại một lần nữa đồn đoán rằng, Iran có thể sẽ mua một lô máy bay chiến đấu thế hệ 4+ Su-35SE từ Nga trong thời gian tới, để thay thế các máy bay chiến đấu cũ được trang bị cho lực lượng không quân nước này.Hiện đã có tin rằng Iran và Nga sẽ ký một thỏa thuận quốc phòng kéo dài 20 năm trị giá 10 tỷ USD vào tháng 1/2022. Theo thỏa thuận, Nga sẽ cung cấp cho Iran 24 chiếc tiêm kích Su-35SE, hai trung đoàn tên lửa phòng không tiên tiến S-400 và một vệ tinh quân sự.Những chiếc Su-35 được đồn xuất khẩu cho Iran, chính là số Su-35 mà Nga đã sản xuất cho Không quân Ai Cập. Hợp đồng ký vào năm 2018, khi Ai Cập mua 26 máy bay Su-35 và Không quân Ai Cập đã nhận những chiếc chiến đấu cơ Su-35 đầu tiên vào năm 2020.Nhưng do Mỹ đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ai Cập theo “Đạo luật trừng phạt chống lại kẻ thù của Mỹ (CAATSA)”, nên hợp đồng trị giá hai tỷ USD giữa Nga và Ai Cập có khả năng phá vỡ.Hiện tại, một lô máy bay chiến đấu Su-35SE dự định chuyển tới Ai Cập vẫn đang đậu trong nhà máy sản xuất máy bay ở Komsomolsk trên sông Amur, vùng Viễn Đông của Nga.Điều này cũng làm dấy lên nhiều đồn đoán về việc liệu Nga sẽ bán lại các máy bay chiến đấu này cho Iran hay Algeria? Nếu Nga và Iran ký hợp đồng, 15 máy bay chiến đấu Su-35 sẽ được chuyển giao ngay cho Iran vào đầu năm 2022; đủ trang bị cho một phi đội chiến đấu. Hiện trang bị của Không quân Iran khá cũ, hầu hết các máy bay chiến đấu là F-14A, F-4 và F-5 do Mỹ sản xuất; những máy bay chiến đấu này được Mỹ chuyển giao từ những năm 1960-1970 dưới thời Vua Pahlavi (đã bị cuộc cách mạng Hồi giáo Iran lật đổ năm 1979).Sau Cách mạng Hồi giáo ở Iran, nước này đã mua một số lượng nhỏ máy bay MiG-29 từ Nga và tiếp nhận một số máy bay chiến đấu Mirage F-1 của Không quân Iraq trước đây, đã bay tới Iran “sơ tán” trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Và kể từ đầu những năm 1990, Iran chưa bao giờ mua bất kỳ máy bay chiến đấu mới nào. Do đó, việc mua 24 máy bay chiến đấu thế hệ 4+ Su-35SE, được trang bị động cơ vectơ lực đẩy và radar mảng pha thụ động Snow Leopard, có thể nâng cao đáng kể sức mạnh không quân của Iran và là tiền đề để nước này từng bước nâng cấp lực lượng máy bay chiến đấu trong thời gian 10 năm tới.Máy bay chiến đấu sản xuất tại Nga hoặc Trung Quốc từ lâu đã được coi là thiết bị mà Iran có nhiều khả năng mua (và trên thực tế, Iran cũng chỉ có thể mua máy bay chiến đấu của hai quốc gia này), trong khoảng thời gian từ những năm 2020 đến đầu những năm 2030.Tuy nhiên trong vài năm qua, Iran đã không nắm bắt được cơ hội mua máy bay chiến đấu hiện đại của Nga; điều này được lý giải là do nội bộ của Iran chưa có tính đồng thuận và liên quan đến cơ cấu quyền lực hiện tại của Iran.Nhưng theo phân tích của các chuyên gia quân sự, việc Iran không mua các loại vũ khí hiện đại của Nga hay Trung Quốc, lý do chính là ngân sách giành cho quốc phòng của Iran hạn chế. Do chính sách cấm vận của Mỹ và phương Tây, nền kinh tế Iran bị lao dốc trong những năm qua, tỷ lệ lạm phát có năm lên tới 50%.Mặc dù ngay sau khi thỏa thuận về vấn đề hạt nhân Iran đạt được vào năm 2015, đã có nhiều đồn đoán rằng, Iran sẽ nắm bắt cơ hội mua 30 máy bay chiến đấu Su-30 và 300 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga. Sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc đối với Iran cũng hết hiệu lực vào tháng 10/2020. Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ tin rằng, Iran có thể mua các loại vũ khí như tên lửa phòng không S-400, máy bay chiến đấu Su-30, máy bay huấn luyện tiên tiến Yak-130 và xe tăng T-90.Nhưng cho đến nay, có rất ít bằng chứng cho thấy, Iran đang tích cực tìm mua vũ khí trên quy mô lớn; mặc dù nếu sở hữu những vũ khí trên, ngay lập tức, sức mạnh quân sự của Iran lập tức thay đổi; nhất là trong bối cảnh Iran đang phải chịu sự đe dọa tấn công của Israel.Chuyên gia hàng không quân sự Tom Cooper của Mỹ cho rằng, Iran khó có dự án mua sắm vũ khí lớn và không tin rằng Iran sẽ mua Su-35 (số được sản xuất giành cho Ai Cập). Vấn đề đầu tiên đó là Iran phải đảm bảo rằng, họ có đủ kinh phí để mua các loại vũ khí mới này.
Theo trang Forbes của Mỹ, dư luận lại một lần nữa đồn đoán rằng, Iran có thể sẽ mua một lô máy bay chiến đấu thế hệ 4+ Su-35SE từ Nga trong thời gian tới, để thay thế các máy bay chiến đấu cũ được trang bị cho lực lượng không quân nước này.
Hiện đã có tin rằng Iran và Nga sẽ ký một thỏa thuận quốc phòng kéo dài 20 năm trị giá 10 tỷ USD vào tháng 1/2022. Theo thỏa thuận, Nga sẽ cung cấp cho Iran 24 chiếc tiêm kích Su-35SE, hai trung đoàn tên lửa phòng không tiên tiến S-400 và một vệ tinh quân sự.
Những chiếc Su-35 được đồn xuất khẩu cho Iran, chính là số Su-35 mà Nga đã sản xuất cho Không quân Ai Cập. Hợp đồng ký vào năm 2018, khi Ai Cập mua 26 máy bay Su-35 và Không quân Ai Cập đã nhận những chiếc chiến đấu cơ Su-35 đầu tiên vào năm 2020.
Nhưng do Mỹ đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ai Cập theo “Đạo luật trừng phạt chống lại kẻ thù của Mỹ (CAATSA)”, nên hợp đồng trị giá hai tỷ USD giữa Nga và Ai Cập có khả năng phá vỡ.
Hiện tại, một lô máy bay chiến đấu Su-35SE dự định chuyển tới Ai Cập vẫn đang đậu trong nhà máy sản xuất máy bay ở Komsomolsk trên sông Amur, vùng Viễn Đông của Nga.
Điều này cũng làm dấy lên nhiều đồn đoán về việc liệu Nga sẽ bán lại các máy bay chiến đấu này cho Iran hay Algeria? Nếu Nga và Iran ký hợp đồng, 15 máy bay chiến đấu Su-35 sẽ được chuyển giao ngay cho Iran vào đầu năm 2022; đủ trang bị cho một phi đội chiến đấu.
Hiện trang bị của Không quân Iran khá cũ, hầu hết các máy bay chiến đấu là F-14A, F-4 và F-5 do Mỹ sản xuất; những máy bay chiến đấu này được Mỹ chuyển giao từ những năm 1960-1970 dưới thời Vua Pahlavi (đã bị cuộc cách mạng Hồi giáo Iran lật đổ năm 1979).
Sau Cách mạng Hồi giáo ở Iran, nước này đã mua một số lượng nhỏ máy bay MiG-29 từ Nga và tiếp nhận một số máy bay chiến đấu Mirage F-1 của Không quân Iraq trước đây, đã bay tới Iran “sơ tán” trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Và kể từ đầu những năm 1990, Iran chưa bao giờ mua bất kỳ máy bay chiến đấu mới nào.
Do đó, việc mua 24 máy bay chiến đấu thế hệ 4+ Su-35SE, được trang bị động cơ vectơ lực đẩy và radar mảng pha thụ động Snow Leopard, có thể nâng cao đáng kể sức mạnh không quân của Iran và là tiền đề để nước này từng bước nâng cấp lực lượng máy bay chiến đấu trong thời gian 10 năm tới.
Máy bay chiến đấu sản xuất tại Nga hoặc Trung Quốc từ lâu đã được coi là thiết bị mà Iran có nhiều khả năng mua (và trên thực tế, Iran cũng chỉ có thể mua máy bay chiến đấu của hai quốc gia này), trong khoảng thời gian từ những năm 2020 đến đầu những năm 2030.
Tuy nhiên trong vài năm qua, Iran đã không nắm bắt được cơ hội mua máy bay chiến đấu hiện đại của Nga; điều này được lý giải là do nội bộ của Iran chưa có tính đồng thuận và liên quan đến cơ cấu quyền lực hiện tại của Iran.
Nhưng theo phân tích của các chuyên gia quân sự, việc Iran không mua các loại vũ khí hiện đại của Nga hay Trung Quốc, lý do chính là ngân sách giành cho quốc phòng của Iran hạn chế. Do chính sách cấm vận của Mỹ và phương Tây, nền kinh tế Iran bị lao dốc trong những năm qua, tỷ lệ lạm phát có năm lên tới 50%.
Mặc dù ngay sau khi thỏa thuận về vấn đề hạt nhân Iran đạt được vào năm 2015, đã có nhiều đồn đoán rằng, Iran sẽ nắm bắt cơ hội mua 30 máy bay chiến đấu Su-30 và 300 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga.
Sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc đối với Iran cũng hết hiệu lực vào tháng 10/2020. Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ tin rằng, Iran có thể mua các loại vũ khí như tên lửa phòng không S-400, máy bay chiến đấu Su-30, máy bay huấn luyện tiên tiến Yak-130 và xe tăng T-90.
Nhưng cho đến nay, có rất ít bằng chứng cho thấy, Iran đang tích cực tìm mua vũ khí trên quy mô lớn; mặc dù nếu sở hữu những vũ khí trên, ngay lập tức, sức mạnh quân sự của Iran lập tức thay đổi; nhất là trong bối cảnh Iran đang phải chịu sự đe dọa tấn công của Israel.
Chuyên gia hàng không quân sự Tom Cooper của Mỹ cho rằng, Iran khó có dự án mua sắm vũ khí lớn và không tin rằng Iran sẽ mua Su-35 (số được sản xuất giành cho Ai Cập). Vấn đề đầu tiên đó là Iran phải đảm bảo rằng, họ có đủ kinh phí để mua các loại vũ khí mới này.