Iran chắc chắn đã lên kế hoạch mua sắm khẩn cấp các loại vũ khí nhằm tăng cường khả năng quốc phòng của họ, bởi Iran được cho là quốc gia "gây thù chuốc oán" với quá nhiều đối thủ và nguy cơ bị tấn công quy mô lớn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ảnh: Quân đội Iran - Nguồn: Wikipedia.Theo lý thuyết, từ ngày 18/10 Iran có thể mua vũ khí của bất cứ nước nào, tuy nhiên phương Tây dù rất thèm muốn thị trường béo bở có thể lên tới hàng chục tỷ USD, nhưng họ không dám vượt mặt Mỹ; các quốc gia khác có thể bán vũ khí nhiều cho Iran như Nga và Trung Quốc cũng phải xem "thái độ" của Mỹ. Ảnh: Quân đội Iran - Nguồn: Wikipedia.Sau một thời gian bị "bỏ đói" về vũ khí, rất có thể Tehran sẽ nhanh chóng ký hợp đồng mua 4 loại vũ khí của Nga, đề phòng lệnh cấm vận vũ khí với nước này bị áp trở lại; và nếu Iran sở hữu 4 vũ khí này, sẽ thành "cơn ác mộng" của Mỹ. Ảnh: Quân đội Iran - Nguồn: Wikipedia.Đầu tiên là tên lửa phòng không S-400, mặc dù Iran hiện đã sở hữu tên lửa S-300 khá hiện đại, nhưng với số lượng hạn chế, trong khi không phận quốc gia rất rộng, nên chỉ với vài tổ hợp S-300 thì không đủ bao quát, bảo vệ toàn bộ lãnh thổ, Iran cần phải có thứ vũ khí mạnh hơn. Ảnh: Hệ thống tên lửa S-400 của Nga - Nguồn: Wikipedia.Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 được cho là thứ vũ khí Iran cần nhất lúc này và chắc chắn sẽ là ưu tiên mua sắm hàng đầu của Iran hiện nay. Nó không chỉ bổ sung sức mạnh cho các hệ thống phòng không S-300 và nội địa, ngoài ra còn có thể cung cấp công nghệ tối tân cho Iran. Ảnh: Hệ thống tên lửa S-400 của Nga - Nguồn: Wikipedia.Thứ hai, hệ thống tên lửa đất đối hải K-300P Bastion-P. Uy lực của tổ hợp tên lửa bờ di động mới và hiện đại nhất của Nga đã được chứng minh. Ảnh: Hệ thống K-300P Bastion-P - Nguồn: Wikipedia.Một khi sở hữu Bastion-P, Iran có thể tạm yên tâm về hướng biển, bởi với tầm bắn tới 300km, mỗi tổ hợp tên lửa này có thể bao quát được một khu vực bờ biển rộng tới 600km. Tên lửa Yakhont của hệ thông Bastion-Pcó khả năng tiêu diệt bất cứ loại tàu chiến nào của đối phương. Ảnh: Hệ thống K-300P Bastion-P - Nguồn: Wikipedia.Về không quân, Không quân Iran được cho là yếu kém nhất trong các quân binh chủng của họ, bởi năng lực chế tạo chiến đấu cơ của họ rất hạn chế và hầu hết máy bay hiện có đều đã cũ, lạc hậu; cần nhanh chóng được thay thế, bổ sung. Ảnh: Chiến đấu cơ F-14 Tomcat của Iran được trang bị từ thập niên 1970 - Nguồn: Wikipedia.Tiêm kích Su-30SM được các chuyên gia quân sự đánh giá cao và thực tế chiến đấu ở Syria cho thấy loại chiến đấu cơ này xứng đáng là một trong những loại tiêm kích thế hệ 4+ tốt nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Tiêm kích Su-30SM của Nga - Nguồn: Wikipedia.Do vậy rất có thể Su-30SM sẽ là sự lựa chọn nhanh chóng của Iran, vừa có thể bổ sung nhanh cho lực lượng không quân của Iran, ngoài ra giá cả của Su-30SM cũng được cho là "hợp túi tiền" vốn eo hẹp của Tehran. Ảnh: Tiêm kích Su-30SM của Nga - Nguồn: Wikipedia.Loại vũ khí trên bộ mà Iran mong muốn mua từ Nga đó là xe tăng chiến đấu chủ lực T-90. Mặc dù lục quân Iran khá mạnh, nhưng chừng đó là chưa đủ, họ vẫn cần bổ sung thêm nhiều vũ khí có tính răn đe cao hơn.Xe tăng T-90 của Nga là sự bổ sung tuyệt vời cho lục quân Iran; loại xe tăng chiến đấu chủ lực này đã trải qua thực chiến tại chiến trường Syria và đã thực sự chứng minh được những phẩm chất chiến đấu tốt; không phải ngẫu nhiên mà T-90 đang là dòng xe tăng bán chạy nhất của Nga.Trước khi lệnh cấm vũ khí hết hiệu lực, Iran trên thực tế đã "xem hàng" trực tiếp tại Nga, đồng thời cũng đã xuất hiện những thông tin về việc Tehran bí mật tiến hành đàm phán với Moscow, để lên kế hoạch mua sắm ồ ạt nhiều loại vũ khí mới. Vì thế, có lẽ không lâu nữa sẽ có những bản hợp đồng chấn động thế giới có thể sẽ được công bố. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 vũ khí bán chạy của Nga - Nguồn: TopwarIran đã sẵn sàng "móc hầu bao" chi hàng tỷ USD, vấn đề hiện tại chỉ còn phụ thuộc vào Nga, liệu Nga có dám đương đầu với những sức ép, lời đe dọa của Mỹ và phương Tây để bán những vũ khí trên cho Tehran hay không mà thôi. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30SM sẽ là mối đe dọa với Mỹ nếu Iran sở hữu - Nguồn: Wikipedia. Video Iran phô diễn sức mạnh quân sự tại lễ duyệt binh hàng năm - Nguồn: Vietnam+
Iran chắc chắn đã lên kế hoạch mua sắm khẩn cấp các loại vũ khí nhằm tăng cường khả năng quốc phòng của họ, bởi Iran được cho là quốc gia "gây thù chuốc oán" với quá nhiều đối thủ và nguy cơ bị tấn công quy mô lớn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ảnh: Quân đội Iran - Nguồn: Wikipedia.
Theo lý thuyết, từ ngày 18/10 Iran có thể mua vũ khí của bất cứ nước nào, tuy nhiên phương Tây dù rất thèm muốn thị trường béo bở có thể lên tới hàng chục tỷ USD, nhưng họ không dám vượt mặt Mỹ; các quốc gia khác có thể bán vũ khí nhiều cho Iran như Nga và Trung Quốc cũng phải xem "thái độ" của Mỹ. Ảnh: Quân đội Iran - Nguồn: Wikipedia.
Sau một thời gian bị "bỏ đói" về vũ khí, rất có thể Tehran sẽ nhanh chóng ký hợp đồng mua 4 loại vũ khí của Nga, đề phòng lệnh cấm vận vũ khí với nước này bị áp trở lại; và nếu Iran sở hữu 4 vũ khí này, sẽ thành "cơn ác mộng" của Mỹ. Ảnh: Quân đội Iran - Nguồn: Wikipedia.
Đầu tiên là tên lửa phòng không S-400, mặc dù Iran hiện đã sở hữu tên lửa S-300 khá hiện đại, nhưng với số lượng hạn chế, trong khi không phận quốc gia rất rộng, nên chỉ với vài tổ hợp S-300 thì không đủ bao quát, bảo vệ toàn bộ lãnh thổ, Iran cần phải có thứ vũ khí mạnh hơn. Ảnh: Hệ thống tên lửa S-400 của Nga - Nguồn: Wikipedia.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 được cho là thứ vũ khí Iran cần nhất lúc này và chắc chắn sẽ là ưu tiên mua sắm hàng đầu của Iran hiện nay. Nó không chỉ bổ sung sức mạnh cho các hệ thống phòng không S-300 và nội địa, ngoài ra còn có thể cung cấp công nghệ tối tân cho Iran. Ảnh: Hệ thống tên lửa S-400 của Nga - Nguồn: Wikipedia.
Thứ hai, hệ thống tên lửa đất đối hải K-300P Bastion-P. Uy lực của tổ hợp tên lửa bờ di động mới và hiện đại nhất của Nga đã được chứng minh. Ảnh: Hệ thống K-300P Bastion-P - Nguồn: Wikipedia.
Một khi sở hữu Bastion-P, Iran có thể tạm yên tâm về hướng biển, bởi với tầm bắn tới 300km, mỗi tổ hợp tên lửa này có thể bao quát được một khu vực bờ biển rộng tới 600km. Tên lửa Yakhont của hệ thông Bastion-Pcó khả năng tiêu diệt bất cứ loại tàu chiến nào của đối phương. Ảnh: Hệ thống K-300P Bastion-P - Nguồn: Wikipedia.
Về không quân, Không quân Iran được cho là yếu kém nhất trong các quân binh chủng của họ, bởi năng lực chế tạo chiến đấu cơ của họ rất hạn chế và hầu hết máy bay hiện có đều đã cũ, lạc hậu; cần nhanh chóng được thay thế, bổ sung. Ảnh: Chiến đấu cơ F-14 Tomcat của Iran được trang bị từ thập niên 1970 - Nguồn: Wikipedia.
Tiêm kích Su-30SM được các chuyên gia quân sự đánh giá cao và thực tế chiến đấu ở Syria cho thấy loại chiến đấu cơ này xứng đáng là một trong những loại tiêm kích thế hệ 4+ tốt nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Tiêm kích Su-30SM của Nga - Nguồn: Wikipedia.
Do vậy rất có thể Su-30SM sẽ là sự lựa chọn nhanh chóng của Iran, vừa có thể bổ sung nhanh cho lực lượng không quân của Iran, ngoài ra giá cả của Su-30SM cũng được cho là "hợp túi tiền" vốn eo hẹp của Tehran. Ảnh: Tiêm kích Su-30SM của Nga - Nguồn: Wikipedia.
Loại vũ khí trên bộ mà Iran mong muốn mua từ Nga đó là xe tăng chiến đấu chủ lực T-90. Mặc dù lục quân Iran khá mạnh, nhưng chừng đó là chưa đủ, họ vẫn cần bổ sung thêm nhiều vũ khí có tính răn đe cao hơn.
Xe tăng T-90 của Nga là sự bổ sung tuyệt vời cho lục quân Iran; loại xe tăng chiến đấu chủ lực này đã trải qua thực chiến tại chiến trường Syria và đã thực sự chứng minh được những phẩm chất chiến đấu tốt; không phải ngẫu nhiên mà T-90 đang là dòng xe tăng bán chạy nhất của Nga.
Trước khi lệnh cấm vũ khí hết hiệu lực, Iran trên thực tế đã "xem hàng" trực tiếp tại Nga, đồng thời cũng đã xuất hiện những thông tin về việc Tehran bí mật tiến hành đàm phán với Moscow, để lên kế hoạch mua sắm ồ ạt nhiều loại vũ khí mới. Vì thế, có lẽ không lâu nữa sẽ có những bản hợp đồng chấn động thế giới có thể sẽ được công bố. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 vũ khí bán chạy của Nga - Nguồn: Topwar
Iran đã sẵn sàng "móc hầu bao" chi hàng tỷ USD, vấn đề hiện tại chỉ còn phụ thuộc vào Nga, liệu Nga có dám đương đầu với những sức ép, lời đe dọa của Mỹ và phương Tây để bán những vũ khí trên cho Tehran hay không mà thôi. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30SM sẽ là mối đe dọa với Mỹ nếu Iran sở hữu - Nguồn: Wikipedia.
Video Iran phô diễn sức mạnh quân sự tại lễ duyệt binh hàng năm - Nguồn: Vietnam+