Indonesia quốc gia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, trong những năm gần đây, trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhất là việc đòi hỏi chủ quyền vô lý về lãnh hải trên khu vực Biển Đông, khiến Indonesia tăng tốc đầu tư cho quốc phòng, nhất là lực lượng hải quân. Ảnh: Tàu hộ tống KRI Teuku Umar 385 của Hải quân Indonesia phóng bom chìm RBU-6000 trong cuộc diễn tập ở Surabaya, Đông Java - Nguồn: AsiaoneTháng 6/2020, Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký hợp đồng sơ bộ với đại diện của Công ty đóng tàu Hàng hải Đan Mạch, để cung cấp hai tàu khu trục cho Hải quân Indonesia trong vòng 5 năm với tổng chi phí là 720 triệu USD. Ảnh: Tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt của Hải quân Đan Mạch - Nguồn: NavalnewsMặc dù tàu chiến mới này được gọi là khinh hạm tên lửa tàng hình, nhưng lượng giãn nước thực tế của nó là hơn 6.000 tấn; về thiết bị trinh sát, tàu được trang bị radar mảng pha và hệ thống phòng không khu vực, tương tự như hệ thống chiến đấu Aegis của Hải quân Mỹ và tương đương với lớp tàu khu trục loại 052C/D của Trung Quốc. Ảnh: Tính năng kỹ chiến thuật của lớp tàu Iver Huitfeldt theo giới thiệu của nhà sản xuất - Nguồn: NavalnewsSẽ không quá lời khi gọi lớp tàu chiến trên của Indonesia là "tàu khu trục tên lửa"; khi loại tàu khu trục mới này được đưa vào biên chế trong Hải quân Indonesia, nó sẽ vượt qua tàu lớp Formidable của Singapore và trở thành tàu chiến đấu chủ lực lớn nhất ở Đông Nam Á. Ảnh: Hạ thủy tàu khu trục Sigma 10514 của Hải quân Indonesia - Nguồn: SinaTàu khu trục cỡ lớn mới của Đan Mạch đóng cho Hải quân Indonesia, được đặt tên là lớp Iver Huitfeldt; đây là biến thể lớn nhất của lớp Sachsen do Đức thiết kế và là sức mạnh chiến đấu cốt lõi của Hải quân Hoàng gia Đan Mạch. Ảnh: Đại sứ quán Indonesia tại Đan Mạch thăm tàu Hải quân lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: NavalnewsVới lượng giãn nước lớn, tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt hoàn toàn có thể sử dụng làm tàu phòng không hạm đội khu vực, khi nó được trang bị radar trinh sát mảng pha hai băng tần, hiện loại radar này chỉ mới được trang bị cho tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ và lớp Type 055 của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Mô hình tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: NavalnewsHệ thống radar trang bị trên tàu chiến lớp Iver Huitfeldt được phát triển bởi công ty Thales nổi tiếng, bao gồm radar mảng pha chủ động APAR và radar mảng pha thụ động SMART-L. Ảnh: Radar SMART-L - Nguồn: MissiledefenseadvocacyTrong số đó, radar mảng pha chủ động APAR có 4 mảng anten cố định, mỗi mảng được trang bị anten hoạt động trong băng tần X, radar có thể đồng thời phát hiện và theo dõi 200 mục tiêu trong phạm vi từ 75-150 km. Ngoài theo dõi, bám bắt mục tiêu, radar còn dẫn đường cho 32 tên lửa tấn công mục tiêu cùng một lúc. Ảnh: Radar mảng pha chủ động APAR - Nguồn: WikipediaRadar mảng pha SMART-L là radar mảng pha không đối không tầm xa, hoạt động ở chế độ thụ động, phạm vi phát hiện 400 km cho mục tiêu máy bay và tối đa 65 km cho mục tiêu tàng hình; trong điều kiện lý tưởng, có thể bắt mục tiêu ở cự ly đến 480 km và có thể xác định tên lửa đạn đạo ở khoảng cách đến 1.000 km. Ảnh: Radar SMART-L trên tàu chiến F220 Hamburg của Hải quân Đức - Nguồn: WikipediaRadar SMART-L có thể theo dõi tới 1.000 mục tiêu trên không, hoặc 100 mục tiêu trên biển cùng một lúc. Radar APAR và radar SMART-L chịu trách nhiệm kiểm soát hỏa lực và phát hiện cảnh báo sớm, cả ở cự ly gần và xa, hoạt động cả trong hai chế độ chủ động và thụ động, trên nhiều dải tần số khác nhau. Ảnh: Tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: NavalnewsCông nghệ radar này hoàn toàn bổ sung và có thể được gọi là một cặp "đối tác vàng"; có nhiều tính năng, hệ thống đã vượt qua hàng loạt hệ thống Aegis hiện đang hoạt động; xứng đáng là một hệ thống phòng không hạm hàng đầu thế giới. Ảnh: Tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: NavalnewsVề kích cỡ, tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt có chiều dài 138,7 m, chiều rộng 19,75 m, mớn nước 5,3 m và lượng giãn nước đầy tải 6.645 tấn, tương đương với tàu khu trục Type 052C của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: NavalnewsTàu khu trục lớn lớp Iver Huitfeldt có hệ thống vũ khí mạnh mẽ chưa từng có trong các tàu khu trục có kích thước tương đương hiện nay. Tàu được trang bị 4 cụm ống phóng tên lửa thẳng đứng MK41 (mỗi cụm 8 ống phóng) và 2 cụm ống phóng MK56 (mỗi cụm 12 ống phóng). Ảnh: Tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: NavalnewsNhững ống phóng thẳng đứng này đều là những ống phóng đa năng, với ống phóng MK41 có thể phóng tên lửa không đối không hoặc tên lửa chống ngầm; với ống phóng MK56 có thể phóng tên lửa không đối không tầm trung và tầm ngắn. Ảnh: Tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: NavalnewsNhư vậy với tổng số 56 ống phóng thẳng đứng, lớp tàu này cũng đã đạt đến cấp độ của khu trục hạm, cùng với hỏa lực của 2 hải pháo tốc độ cao 76mm Otto Melera, 16 tên lửa chống hạm Harpoon, pháo hải quân 35mm Oerlikon Millenium và 2 cụm (mỗi cụm 3 ống phóng) ngư lôi 324mm. Ảnh: Tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: NavalnewsViệc Indonesia tăng cường năng lực hải quân cho thấy rõ lo ngại của nước này, đối với tham vọng về lãnh hải của Trung Quốc và điều này cũng kích thích các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục đầu tư vào hải quân; tạo nên làn sóng mua sắm tàu chiến lớn ở các quốc gia Đông Nam Á. Ảnh: Tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: Navalnews Video Việt Nam tham dự triển lãm công nghiệp quốc phòng tại Indonesia - Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp
Indonesia quốc gia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, trong những năm gần đây, trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhất là việc đòi hỏi chủ quyền vô lý về lãnh hải trên khu vực Biển Đông, khiến Indonesia tăng tốc đầu tư cho quốc phòng, nhất là lực lượng hải quân. Ảnh: Tàu hộ tống KRI Teuku Umar 385 của Hải quân Indonesia phóng bom chìm RBU-6000 trong cuộc diễn tập ở Surabaya, Đông Java - Nguồn: Asiaone
Tháng 6/2020, Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký hợp đồng sơ bộ với đại diện của Công ty đóng tàu Hàng hải Đan Mạch, để cung cấp hai tàu khu trục cho Hải quân Indonesia trong vòng 5 năm với tổng chi phí là 720 triệu USD. Ảnh: Tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt của Hải quân Đan Mạch - Nguồn: Navalnews
Mặc dù tàu chiến mới này được gọi là khinh hạm tên lửa tàng hình, nhưng lượng giãn nước thực tế của nó là hơn 6.000 tấn; về thiết bị trinh sát, tàu được trang bị radar mảng pha và hệ thống phòng không khu vực, tương tự như hệ thống chiến đấu Aegis của Hải quân Mỹ và tương đương với lớp tàu khu trục loại 052C/D của Trung Quốc. Ảnh: Tính năng kỹ chiến thuật của lớp tàu Iver Huitfeldt theo giới thiệu của nhà sản xuất - Nguồn: Navalnews
Sẽ không quá lời khi gọi lớp tàu chiến trên của Indonesia là "tàu khu trục tên lửa"; khi loại tàu khu trục mới này được đưa vào biên chế trong Hải quân Indonesia, nó sẽ vượt qua tàu lớp Formidable của Singapore và trở thành tàu chiến đấu chủ lực lớn nhất ở Đông Nam Á. Ảnh: Hạ thủy tàu khu trục Sigma 10514 của Hải quân Indonesia - Nguồn: Sina
Tàu khu trục cỡ lớn mới của Đan Mạch đóng cho Hải quân Indonesia, được đặt tên là lớp Iver Huitfeldt; đây là biến thể lớn nhất của lớp Sachsen do Đức thiết kế và là sức mạnh chiến đấu cốt lõi của Hải quân Hoàng gia Đan Mạch. Ảnh: Đại sứ quán Indonesia tại Đan Mạch thăm tàu Hải quân lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: Navalnews
Với lượng giãn nước lớn, tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt hoàn toàn có thể sử dụng làm tàu phòng không hạm đội khu vực, khi nó được trang bị radar trinh sát mảng pha hai băng tần, hiện loại radar này chỉ mới được trang bị cho tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ và lớp Type 055 của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Mô hình tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: Navalnews
Hệ thống radar trang bị trên tàu chiến lớp Iver Huitfeldt được phát triển bởi công ty Thales nổi tiếng, bao gồm radar mảng pha chủ động APAR và radar mảng pha thụ động SMART-L. Ảnh: Radar SMART-L - Nguồn: Missiledefenseadvocacy
Trong số đó, radar mảng pha chủ động APAR có 4 mảng anten cố định, mỗi mảng được trang bị anten hoạt động trong băng tần X, radar có thể đồng thời phát hiện và theo dõi 200 mục tiêu trong phạm vi từ 75-150 km. Ngoài theo dõi, bám bắt mục tiêu, radar còn dẫn đường cho 32 tên lửa tấn công mục tiêu cùng một lúc. Ảnh: Radar mảng pha chủ động APAR - Nguồn: Wikipedia
Radar mảng pha SMART-L là radar mảng pha không đối không tầm xa, hoạt động ở chế độ thụ động, phạm vi phát hiện 400 km cho mục tiêu máy bay và tối đa 65 km cho mục tiêu tàng hình; trong điều kiện lý tưởng, có thể bắt mục tiêu ở cự ly đến 480 km và có thể xác định tên lửa đạn đạo ở khoảng cách đến 1.000 km. Ảnh: Radar SMART-L trên tàu chiến F220 Hamburg của Hải quân Đức - Nguồn: Wikipedia
Radar SMART-L có thể theo dõi tới 1.000 mục tiêu trên không, hoặc 100 mục tiêu trên biển cùng một lúc. Radar APAR và radar SMART-L chịu trách nhiệm kiểm soát hỏa lực và phát hiện cảnh báo sớm, cả ở cự ly gần và xa, hoạt động cả trong hai chế độ chủ động và thụ động, trên nhiều dải tần số khác nhau. Ảnh: Tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: Navalnews
Công nghệ radar này hoàn toàn bổ sung và có thể được gọi là một cặp "đối tác vàng"; có nhiều tính năng, hệ thống đã vượt qua hàng loạt hệ thống Aegis hiện đang hoạt động; xứng đáng là một hệ thống phòng không hạm hàng đầu thế giới. Ảnh: Tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: Navalnews
Về kích cỡ, tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt có chiều dài 138,7 m, chiều rộng 19,75 m, mớn nước 5,3 m và lượng giãn nước đầy tải 6.645 tấn, tương đương với tàu khu trục Type 052C của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: Navalnews
Tàu khu trục lớn lớp Iver Huitfeldt có hệ thống vũ khí mạnh mẽ chưa từng có trong các tàu khu trục có kích thước tương đương hiện nay. Tàu được trang bị 4 cụm ống phóng tên lửa thẳng đứng MK41 (mỗi cụm 8 ống phóng) và 2 cụm ống phóng MK56 (mỗi cụm 12 ống phóng). Ảnh: Tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: Navalnews
Những ống phóng thẳng đứng này đều là những ống phóng đa năng, với ống phóng MK41 có thể phóng tên lửa không đối không hoặc tên lửa chống ngầm; với ống phóng MK56 có thể phóng tên lửa không đối không tầm trung và tầm ngắn. Ảnh: Tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: Navalnews
Như vậy với tổng số 56 ống phóng thẳng đứng, lớp tàu này cũng đã đạt đến cấp độ của khu trục hạm, cùng với hỏa lực của 2 hải pháo tốc độ cao 76mm Otto Melera, 16 tên lửa chống hạm Harpoon, pháo hải quân 35mm Oerlikon Millenium và 2 cụm (mỗi cụm 3 ống phóng) ngư lôi 324mm. Ảnh: Tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: Navalnews
Việc Indonesia tăng cường năng lực hải quân cho thấy rõ lo ngại của nước này, đối với tham vọng về lãnh hải của Trung Quốc và điều này cũng kích thích các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục đầu tư vào hải quân; tạo nên làn sóng mua sắm tàu chiến lớn ở các quốc gia Đông Nam Á. Ảnh: Tàu khu trục lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: Navalnews
Video Việt Nam tham dự triển lãm công nghiệp quốc phòng tại Indonesia - Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp