Mới đây, Hải quân Indonesia đã tiết lộ một số chi tiết về vụ chìm tàu đổ bộ mang tên "KRI Teluk Jakarta" có số hiệu 541 của Hải quân Indonesia vào ngày 14/7 vừa qua. Ảnh: Tàu đổ bộ KRI Teluk Jakarta-541 trước khi gặp nạn - Nguồn: Tangerang onlineVào ngày 12/7, tàu 541 rời cảng Surabaya để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng tiếp tế đến căn cứ hải quân ở miền đông Indonesia; tới ngày 14/7, khi con tàu đi đến gần phía đông bắc quần đảo Kangan, gặp điều kiện thời tiết bất lợi (độ cao sóng từ 2,5-4 m) khiến nước tràn vào tàu, nhưng thủy thủ đoàn không thể khắc phục. Ảnh: Tàu đổ bộ KRI Teluk Jakarta-541 trước khi gặp nạn - Nguồn: Tangerang onlineChẳng mấy chốc, phòng máy đã ngập nước và tốc độ giảm dần, cuối cùng không thể chống đỡ được, tàu 541 chìm xuống đáy biển sâu 90 m vào lúc 9 giờ tối ngày hôm đó. Ảnh: Tàu đổ bộ KRI Teluk Jakarta-541 trước khi gặp nạn - Nguồn: Tangerang onlineTất cả 55 thủy thủ trên tàu đổ bộ 541 đã được giải cứu, 54 người trong số họ đã được cứu bởi tàu chở container "Tanto Sejahtera", 1 thành viên còn lại được tàu vận tải dân sự "Dobonsolo" cứu; sau đó 55 thủy thủ đã được chuyển đến tàu khu trục "Edi Martadinata" mà Hải quân Indonesia điều đến làm công tác cứu hộ. Ảnh: Một tàu của Hải quân Indonesia gặp nạn - Nguồn: Tangerang onlineTàu đổ bộ 541 được đóng bởi Nhà máy đóng tàu East De Woft của Cộng hòa dân chủ Đức vào năm 1979 và là một trong 12 tàu đổ bộ thuộc dự án 108 (tên mã NATO "Frog I"). Sau khi thống nhất nước Đức năm 1993, 12 tàu này và 2 tàu tiếp tế khác đã được Indonesia mua lại. Ảnh: Tàu đổ bộ KRI Teluk Jakarta-541 gặp nạn - Nguồn: Tangerang onlineVào tháng 11/2013, con tàu cùng loại với con tàu 541 vừa chìm, có số hiệu 535 đã đâm vào một bến bê tông; ngoài ra, một tàu khác cũng cùng lớp với số hiệu 535 đã ngừng hoạt động từ năm 2012, và sau đó trở thành mục tiêu của tên lửa chống hạm trong cuộc tập trận bắn đạn thật và bị đánh chìm. Ảnh: Tàu đổ bộ 534 cùng loại với tàu 541 vừa gặp nạn - Nguồn: Tangerang online.Trong những năm gần đây, tỷ lệ tai nạn của hải quân Indonesia vẫn ở mức cao, vào ngày 11/9/2018, tàu tên lửa KRI Rencong có số hiệu 62 đã bốc cháy và chìm xuống đáy biển gần Solo, tỉnh West Papua. Ảnh: Tàu tên lửa Ran Cong trước khi bị cháy - Nguồn: SinaChiếc KRI Rencong-622 thuộc loại tàu tên lửa tốc độ nhanh lớp Mandau, được đặt đóng tại Hàn Quốc năm 1979. Indonesia có 4 chiếc tàu lớp này, được đánh số từ 621 đến 624 và được Hải quân Indonesia trang bị loại tên lửa chống hạm hạng nhẹ C705 do Trung Quốc chế tạo lên lớp tàu này. Ảnh: Tàu KRI Rencong-622 đang bốc cháy trên biển - Nguồn: Tangerang online.Vào ngày 30/5/2016, tàu khu trục "KRI Pati Unus" đã va chạm với một con tàu bị đắm, dẫn đến thiệt hại một phần cho thân tàu và nước tràn vào; cuối cùng tàu KRI Pati Unus đã chìm xuống một nửa và coi như tàu này cũng đã bị loại biên do không thể khắc phục. Ảnh: Tàu KRI Pati Unus của Hải quân Indonesia đang bị đắm - Nguồn: Tangerang online.Vào tháng 12/2017, một tàu tuần tra của hải quân Indonesia đã bị chìm trong một cơn bão do hỏng động cơ ở eo biển Malacca. Toàn bộ thủ thủ trên tàu đã được cứu trợ. Ảnh: Một tàu của Hải quân Indonesia bị chìm - Nguồn: Tangerang online.Vào ngày 28/9/2012, tàu khu trục tàng hình "KRI Klewang" với số hiệu 625 của Hải quân Indonesia bất ngờ bốc cháy tại căn cứ hải quân Banyuwangi ở Đông Java. Ngoài ra, trong những năm gần đây, một số tàu hải quân Indonesia đã bị chìm do bão. Ảnh: Tàu khu trục KRI Klewang 625 đang bốc cháy - Nguồn: Tangerang online.Là một quốc gia biển, do vậy Indonesia hết sức chú trọng phát triển lực lượng hải quân; tuy nhiên với thời gian chỉ 8 năm, hải quân nước này đã mất ít nhất 7 tàu chiến, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tham vọng hiện đại hóa lực lượng hải quân của nước này. Ảnh: Một tàu chiến của Hải quân Indonesia gặp nạn - Nguồn: Tangerang online. Video tàu Kiểm ngư Việt Nam kịp thời giải cứu ngư dân - Nguồn: VTV1
Mới đây, Hải quân Indonesia đã tiết lộ một số chi tiết về vụ chìm tàu đổ bộ mang tên "KRI Teluk Jakarta" có số hiệu 541 của Hải quân Indonesia vào ngày 14/7 vừa qua. Ảnh: Tàu đổ bộ KRI Teluk Jakarta-541 trước khi gặp nạn - Nguồn: Tangerang online
Vào ngày 12/7, tàu 541 rời cảng Surabaya để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng tiếp tế đến căn cứ hải quân ở miền đông Indonesia; tới ngày 14/7, khi con tàu đi đến gần phía đông bắc quần đảo Kangan, gặp điều kiện thời tiết bất lợi (độ cao sóng từ 2,5-4 m) khiến nước tràn vào tàu, nhưng thủy thủ đoàn không thể khắc phục. Ảnh: Tàu đổ bộ KRI Teluk Jakarta-541 trước khi gặp nạn - Nguồn: Tangerang online
Chẳng mấy chốc, phòng máy đã ngập nước và tốc độ giảm dần, cuối cùng không thể chống đỡ được, tàu 541 chìm xuống đáy biển sâu 90 m vào lúc 9 giờ tối ngày hôm đó. Ảnh: Tàu đổ bộ KRI Teluk Jakarta-541 trước khi gặp nạn - Nguồn: Tangerang online
Tất cả 55 thủy thủ trên tàu đổ bộ 541 đã được giải cứu, 54 người trong số họ đã được cứu bởi tàu chở container "Tanto Sejahtera", 1 thành viên còn lại được tàu vận tải dân sự "Dobonsolo" cứu; sau đó 55 thủy thủ đã được chuyển đến tàu khu trục "Edi Martadinata" mà Hải quân Indonesia điều đến làm công tác cứu hộ. Ảnh: Một tàu của Hải quân Indonesia gặp nạn - Nguồn: Tangerang online
Tàu đổ bộ 541 được đóng bởi Nhà máy đóng tàu East De Woft của Cộng hòa dân chủ Đức vào năm 1979 và là một trong 12 tàu đổ bộ thuộc dự án 108 (tên mã NATO "Frog I"). Sau khi thống nhất nước Đức năm 1993, 12 tàu này và 2 tàu tiếp tế khác đã được Indonesia mua lại. Ảnh: Tàu đổ bộ KRI Teluk Jakarta-541 gặp nạn - Nguồn: Tangerang online
Vào tháng 11/2013, con tàu cùng loại với con tàu 541 vừa chìm, có số hiệu 535 đã đâm vào một bến bê tông; ngoài ra, một tàu khác cũng cùng lớp với số hiệu 535 đã ngừng hoạt động từ năm 2012, và sau đó trở thành mục tiêu của tên lửa chống hạm trong cuộc tập trận bắn đạn thật và bị đánh chìm. Ảnh: Tàu đổ bộ 534 cùng loại với tàu 541 vừa gặp nạn - Nguồn: Tangerang online.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ tai nạn của hải quân Indonesia vẫn ở mức cao, vào ngày 11/9/2018, tàu tên lửa KRI Rencong có số hiệu 62 đã bốc cháy và chìm xuống đáy biển gần Solo, tỉnh West Papua. Ảnh: Tàu tên lửa Ran Cong trước khi bị cháy - Nguồn: Sina
Chiếc KRI Rencong-622 thuộc loại tàu tên lửa tốc độ nhanh lớp Mandau, được đặt đóng tại Hàn Quốc năm 1979. Indonesia có 4 chiếc tàu lớp này, được đánh số từ 621 đến 624 và được Hải quân Indonesia trang bị loại tên lửa chống hạm hạng nhẹ C705 do Trung Quốc chế tạo lên lớp tàu này. Ảnh: Tàu KRI Rencong-622 đang bốc cháy trên biển - Nguồn: Tangerang online.
Vào ngày 30/5/2016, tàu khu trục "KRI Pati Unus" đã va chạm với một con tàu bị đắm, dẫn đến thiệt hại một phần cho thân tàu và nước tràn vào; cuối cùng tàu KRI Pati Unus đã chìm xuống một nửa và coi như tàu này cũng đã bị loại biên do không thể khắc phục. Ảnh: Tàu KRI Pati Unus của Hải quân Indonesia đang bị đắm - Nguồn: Tangerang online.
Vào tháng 12/2017, một tàu tuần tra của hải quân Indonesia đã bị chìm trong một cơn bão do hỏng động cơ ở eo biển Malacca. Toàn bộ thủ thủ trên tàu đã được cứu trợ. Ảnh: Một tàu của Hải quân Indonesia bị chìm - Nguồn: Tangerang online.
Vào ngày 28/9/2012, tàu khu trục tàng hình "KRI Klewang" với số hiệu 625 của Hải quân Indonesia bất ngờ bốc cháy tại căn cứ hải quân Banyuwangi ở Đông Java. Ngoài ra, trong những năm gần đây, một số tàu hải quân Indonesia đã bị chìm do bão. Ảnh: Tàu khu trục KRI Klewang 625 đang bốc cháy - Nguồn: Tangerang online.
Là một quốc gia biển, do vậy Indonesia hết sức chú trọng phát triển lực lượng hải quân; tuy nhiên với thời gian chỉ 8 năm, hải quân nước này đã mất ít nhất 7 tàu chiến, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tham vọng hiện đại hóa lực lượng hải quân của nước này. Ảnh: Một tàu chiến của Hải quân Indonesia gặp nạn - Nguồn: Tangerang online.
Video tàu Kiểm ngư Việt Nam kịp thời giải cứu ngư dân - Nguồn: VTV1