Tài khoản mạng xã hội yêu thích quân sự Nga vừa đăng tải bộ ảnh quý hiếm ghi lại cảnh bảo dưỡng máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Indonesia tại căn cứ Sultan Hasanuddin. Nguồn ảnh: DambievĐáng ngạc nhiên dù là quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh ở Đông Nam Á, đã tự tay chế tạo và xuất khẩu máy bay quân sự, thế nhưng việc bảo dưỡng Su-30MK2 tại Indonesia vẫn phải dựa nhiều vào các chuyên gia Nga. Nguồn ảnh: DambievTheo nguồn tin của MXH Nga, việc bảo trì được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của các nhân viên thuộc tổ chức Hàng không Sukhoi Nga. Nguồn ảnh: DambievDù là giám sát nhưng có thời điểm nhiều chuyên gia Nga phải lên làm trực tiếp hoặc là đứng theo dõi rất chặt chẽ thao tác của phía Indonesia. Nguồn ảnh: DambievĐáng chú ý, trong khi Indonesia còn đang phải sửa chữa dưới sự “dạy bảo” của Nga thì Việt Nam hiện đã làm chủ hoàn toàn không chỉ việc sửa chữa cục bộ mà còn đại tu tăng hạn được cả hai dòng máy bay Su-27/30 mua từ Nga. Nguồn ảnh: Báo PKKQTheo báo PK-KQ từ nhiều năm nay, nhà máy A32 đã sửa chữa tăng hạn thành công một số máy bay Su-27SK/UBK. Trong khi đó, với loại Su-30MK2, tháng 11/2017, A32 đã tăng niên hạn sử dụng thành công chiếc "8534" thêm 1.300 giờ bay tương đương 15 năm sử dụng. Điều đó cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVNKể từ năm 2009, Indonesia bắt đầu đưa vào sử dụng 5 chiếc Su-27SK/SKM và 11 máy bay Su-30MK và MK2. Đây là những chiếc máy bay chiến đấu “gốc Nga” đầu tiên được đưa đưa vào phục vụ ở Indonesia thời hiện đại. Nguồn ảnh: Airliners.netTuy chưa được coi là “xương sống” của Không quân Indonesia, nhưng với tính năng kỹ chiến thuật hiện tại, Su-27/30 là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của nước này, vượt trên cả lô F-16 nâng cấp mua từ Mỹ. Nguồn ảnh: Airliners.netHiện Indonesia đang có kế hoạch mua máy bay tiêm kích Su-35S thế hệ mới nhằm tiếp tục tăng cường sức mạnh trên không trong bối cảnh khó tiếp cận các dòng máy bay mới của Mỹ. Nguồn ảnh: Airliners.netVideo tiêm kích Su-27 và Su-30 của Không quân Indonesia. Nguồn: Youtube
Tài khoản mạng xã hội yêu thích quân sự Nga vừa đăng tải bộ ảnh quý hiếm ghi lại cảnh bảo dưỡng máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Indonesia tại căn cứ Sultan Hasanuddin. Nguồn ảnh: Dambiev
Đáng ngạc nhiên dù là quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh ở Đông Nam Á, đã tự tay chế tạo và xuất khẩu máy bay quân sự, thế nhưng việc bảo dưỡng Su-30MK2 tại Indonesia vẫn phải dựa nhiều vào các chuyên gia Nga. Nguồn ảnh: Dambiev
Theo nguồn tin của MXH Nga, việc bảo trì được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của các nhân viên thuộc tổ chức Hàng không Sukhoi Nga. Nguồn ảnh: Dambiev
Dù là giám sát nhưng có thời điểm nhiều chuyên gia Nga phải lên làm trực tiếp hoặc là đứng theo dõi rất chặt chẽ thao tác của phía Indonesia. Nguồn ảnh: Dambiev
Đáng chú ý, trong khi Indonesia còn đang phải sửa chữa dưới sự “dạy bảo” của Nga thì Việt Nam hiện đã làm chủ hoàn toàn không chỉ việc sửa chữa cục bộ mà còn đại tu tăng hạn được cả hai dòng máy bay Su-27/30 mua từ Nga. Nguồn ảnh: Báo PKKQ
Theo báo PK-KQ từ nhiều năm nay, nhà máy A32 đã sửa chữa tăng hạn thành công một số máy bay Su-27SK/UBK. Trong khi đó, với loại Su-30MK2, tháng 11/2017, A32 đã tăng niên hạn sử dụng thành công chiếc "8534" thêm 1.300 giờ bay tương đương 15 năm sử dụng. Điều đó cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN
Kể từ năm 2009, Indonesia bắt đầu đưa vào sử dụng 5 chiếc Su-27SK/SKM và 11 máy bay Su-30MK và MK2. Đây là những chiếc máy bay chiến đấu “gốc Nga” đầu tiên được đưa đưa vào phục vụ ở Indonesia thời hiện đại. Nguồn ảnh: Airliners.net
Tuy chưa được coi là “xương sống” của Không quân Indonesia, nhưng với tính năng kỹ chiến thuật hiện tại, Su-27/30 là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của nước này, vượt trên cả lô F-16 nâng cấp mua từ Mỹ. Nguồn ảnh: Airliners.net
Hiện Indonesia đang có kế hoạch mua máy bay tiêm kích Su-35S thế hệ mới nhằm tiếp tục tăng cường sức mạnh trên không trong bối cảnh khó tiếp cận các dòng máy bay mới của Mỹ. Nguồn ảnh: Airliners.net
Video tiêm kích Su-27 và Su-30 của Không quân Indonesia. Nguồn: Youtube