Trong những năm gần đây, Indonesia đang tìm máy loại bay chiến đấu chủ lực mới cho Không quân nước này. Trước đó, Indonesia rất "kết" máy bay chiến đấu Su-35 của Nga; do hiện nay Không quân Indonesia đang khai thác dòng máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 do Nga sản xuất. Vì vậy, việc Indonesia quyết định chọn Su-35 của Nga cũng là hợp logic. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30 của Indonesia - Nguồn: TopwarNăm 2018, Indonesia đã ký hợp đồng với Nga mua 11 chiếc Su-35, nhưng chính quyền của Tổng thống Mỹ D.Trump đã buộc Indonesia phải từ bỏ kế hoạch mua máy bay chiến đấu Su-35 và đưa ra cảnh báo về các lệnh trừng phạt. Cuối cùng, Indonesia đã tạm dừng việc mua Su-35 của Nga, khi này, truyền thông Indonesia hoàn toàn không nhắc tới tiêm kích Rafale như một lựa chọn để cân nhắc. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga - Nguồn: TopwarMỹ tỏ ra khá kiên quyết trong việc ngăn cản Indonesia mua máy bay chiến đấu Su-35 cũng như ngăn cản hợp tác quân sự giữa Indonesia với Nga; đồng thời lái Indonesia chuyển sang mua các loại vũ khí, trang bị do Mỹ sản xuất. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30 của Indonesia - Nguồn: TopwarDo sức ép quá lớn từ Mỹ, Indonesia đành phải gác lại kế hoạch mua Su-35 và đang tìm kiếm các giải pháp thay thế, nhằm nhanh chóng tăng cường sức mạnh của Không quân Indonesia. Trước khi đàm phán mua tiêm kích Rafale từ Pháp, Indonesia cũng rất quan tâm đến máy bay chiến đấu Typhoon của châu Âu và có thể sẽ tiếp tục mua máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của Indonesia - Nguồn: Wikipedia.Hiện tại, Không quân Indonesia đang trang bị máy bay chiến đấu của cả Mỹ và Nga sản xuất. Năm 1989, Indonesia đã mua 12 chiếc F-16A/B và hiện vẫn còn 8 chiếc F-16A/B bay được. Vừa qua, Indonesia mua tiếp 24 chiếc F-16 phiên bản C/D đã qua sử dụng, và được Mỹ tân trang lại. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của Indonesia - Nguồn: Wikipedia.Khi mối quan hệ giữa Mỹ và Indonesia rạn nứt, Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Indonesia; để duy trì sức mạnh quân sự, Indonesia đã tìm đến nguồn cung vũ khí mới như Nga hoặc Trung Quốc; năm 2003, Indonesia đã mua của Nga 5 máy bay chiến đấu Su-27SK và 2 chiếc Su-30MK; năm 2011 tiếp tục mua thêm 9 chiếc Su-30MK2. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MK của Indonesia - Nguồn: TopwarSau khi được trang bị các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 do Nga sản xuất, Không quân Indonesia xúc tiến mua loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất do Nga sản xuất là Su-35. Theo dự định, Indonesia sẽ mua 11 chiếc Su-35, thay thế hoàn toàn số F-16A/B đã cũ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MK của Indonesia - Nguồn: Wikipedia.Với vị thế hiện tại, Indonesia đang cố vươn lên trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực, trong đó có việc ưu tiên củng cố quốc phòng; việc mua chiến đấu cơ hiện đại, luôn được giới lãnh đạo nước này tính đến. Không quân Indonesia đã quen dùng máy bay chiến đấu Nga, nên việc trang bị Su-35 sẽ thuận lợi trong khai thác cũng như bảo dưỡng. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga - Nguồn: TopwarTuy nhiên cứ không phải có tiền "muốn là được", thương vụ Su-35 của Indonesia bị Mỹ ngăn cản quyết liệt, buộc Không quân Indonesia phải tìm đến loại máy bay chiến đấu có tính năng tương đương là loại chiến đấu cơ Rafale của Pháp; điều đó có nghĩa là kế hoạch mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga sẽ bị hủy bỏ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MK của Indonesia - Nguồn: TopwarRafale là loại chiến đấu cơ đa nhiệm, ngoài biên chế cho Không quân Pháp, còn có trong biên chế của Không quân Ấn Độ (36 chiếc), Ai Cập (24 chiếc) và Qatar (12 chiếc). Tuy nhiên giá của máy bay Rafale không hề rẻ, nếu một cấu hình đủ vũ khí lên tới 249 triệu USD (thời giá 2016); nếu Không quân Indonesia mua 48 chiếc Rafale, thì tổng hợp đồng sẽ lên tới 12 tỷ USD. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Wikipedia.Nêu hợp đồng mua 48 chiếc Rafale của Không quân Indonesia thành công, Indonesia sẽ trở thành quốc gia trang bị máy bay chiến đấu Rafale lớn nhất thế giới sau Pháp, số lượng vượt qua Ấn Độ và Ai Cập, đưa Indonesia không chỉ có lực lượng không quân mạnh bậc nhất khu vực Đông Nam Á, mà là cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Wikipedia.Tuy nhiên việc mua sắm máy bay chiến đấu mới của Indonesia cũng rất "long đong", từ máy bay chiến đấu Su-35 của Nga đến Typhoon của châu Âu, và cuối cùng là máy bay chiến đấu Rafale của Pháp; thậm chí Indonesia còn tham vọng hợp tác với Hàn Quốc để phát triển thế hệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 KF-X. Nhưng tất cả đều chưa thể "thông đồng, bén giọt". Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của Indonesia - Nguồn: Wikipedia.Nhưng trong mọi trường hợp, việc Không quân Indonesia mua máy bay chiến đấu Rafale sẽ tốn một khoản chi phí khá lớn. Ví dụ, việc Ai Cập mua 24 máy bay chiến đấu Rafale trị giá 5 tỷ euro, tương đương khoảng 6,06 tỷ USD; 36 máy bay chiến đấu Rafale của Ấn Độ trị giá 8,64 tỷ USD; còn Indonesia với 48 chiếc Rafale, sẽ lên tới 12 tỷ USD. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFPHiện nay, theo số liệu được công khai, chi tiêu quân sự của Indonesia năm 2019 là 8,9 tỷ USD; không biết Indonesia sẽ lấy nguồn tài chính ở đâu, nhưng thương vụ mua Su-35 của Nga, trong hợp đồng là đổi bằng dầu cọ, cao su tự nhiên và nông sản nhiệt đới của Indonesia. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của Indonesia - Nguồn: Wikipedia.Rất có thể Pháp sẽ áp dụng mô hình mua máy bay chiến đấu Rafale của Indonesia như của Hy Lạp, đó là mua máy bay mới kèm máy bay cũ, cùng với các điều kiện ưu đãi; điều này có thể khiến lãnh đạo Quân đội Indonesia cảm thấy phù hợp. Nhưng dù cách nào, nếu thương vụ thành công, đây là vụ "chơi lớn" của Không quân Indonesia. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Wikipedia. Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích Rafale từ Pháp. Nguồn: QPVN.
Trong những năm gần đây, Indonesia đang tìm máy loại bay chiến đấu chủ lực mới cho Không quân nước này. Trước đó, Indonesia rất "kết" máy bay chiến đấu Su-35 của Nga; do hiện nay Không quân Indonesia đang khai thác dòng máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 do Nga sản xuất. Vì vậy, việc Indonesia quyết định chọn Su-35 của Nga cũng là hợp logic. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30 của Indonesia - Nguồn: Topwar
Năm 2018, Indonesia đã ký hợp đồng với Nga mua 11 chiếc Su-35, nhưng chính quyền của Tổng thống Mỹ D.Trump đã buộc Indonesia phải từ bỏ kế hoạch mua máy bay chiến đấu Su-35 và đưa ra cảnh báo về các lệnh trừng phạt. Cuối cùng, Indonesia đã tạm dừng việc mua Su-35 của Nga, khi này, truyền thông Indonesia hoàn toàn không nhắc tới tiêm kích Rafale như một lựa chọn để cân nhắc. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga - Nguồn: Topwar
Mỹ tỏ ra khá kiên quyết trong việc ngăn cản Indonesia mua máy bay chiến đấu Su-35 cũng như ngăn cản hợp tác quân sự giữa Indonesia với Nga; đồng thời lái Indonesia chuyển sang mua các loại vũ khí, trang bị do Mỹ sản xuất. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30 của Indonesia - Nguồn: Topwar
Do sức ép quá lớn từ Mỹ, Indonesia đành phải gác lại kế hoạch mua Su-35 và đang tìm kiếm các giải pháp thay thế, nhằm nhanh chóng tăng cường sức mạnh của Không quân Indonesia. Trước khi đàm phán mua tiêm kích Rafale từ Pháp, Indonesia cũng rất quan tâm đến máy bay chiến đấu Typhoon của châu Âu và có thể sẽ tiếp tục mua máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của Indonesia - Nguồn: Wikipedia.
Hiện tại, Không quân Indonesia đang trang bị máy bay chiến đấu của cả Mỹ và Nga sản xuất. Năm 1989, Indonesia đã mua 12 chiếc F-16A/B và hiện vẫn còn 8 chiếc F-16A/B bay được. Vừa qua, Indonesia mua tiếp 24 chiếc F-16 phiên bản C/D đã qua sử dụng, và được Mỹ tân trang lại. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của Indonesia - Nguồn: Wikipedia.
Khi mối quan hệ giữa Mỹ và Indonesia rạn nứt, Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Indonesia; để duy trì sức mạnh quân sự, Indonesia đã tìm đến nguồn cung vũ khí mới như Nga hoặc Trung Quốc; năm 2003, Indonesia đã mua của Nga 5 máy bay chiến đấu Su-27SK và 2 chiếc Su-30MK; năm 2011 tiếp tục mua thêm 9 chiếc Su-30MK2. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MK của Indonesia - Nguồn: Topwar
Sau khi được trang bị các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 do Nga sản xuất, Không quân Indonesia xúc tiến mua loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất do Nga sản xuất là Su-35. Theo dự định, Indonesia sẽ mua 11 chiếc Su-35, thay thế hoàn toàn số F-16A/B đã cũ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MK của Indonesia - Nguồn: Wikipedia.
Với vị thế hiện tại, Indonesia đang cố vươn lên trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực, trong đó có việc ưu tiên củng cố quốc phòng; việc mua chiến đấu cơ hiện đại, luôn được giới lãnh đạo nước này tính đến. Không quân Indonesia đã quen dùng máy bay chiến đấu Nga, nên việc trang bị Su-35 sẽ thuận lợi trong khai thác cũng như bảo dưỡng. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga - Nguồn: Topwar
Tuy nhiên cứ không phải có tiền "muốn là được", thương vụ Su-35 của Indonesia bị Mỹ ngăn cản quyết liệt, buộc Không quân Indonesia phải tìm đến loại máy bay chiến đấu có tính năng tương đương là loại chiến đấu cơ Rafale của Pháp; điều đó có nghĩa là kế hoạch mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga sẽ bị hủy bỏ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MK của Indonesia - Nguồn: Topwar
Rafale là loại chiến đấu cơ đa nhiệm, ngoài biên chế cho Không quân Pháp, còn có trong biên chế của Không quân Ấn Độ (36 chiếc), Ai Cập (24 chiếc) và Qatar (12 chiếc). Tuy nhiên giá của máy bay Rafale không hề rẻ, nếu một cấu hình đủ vũ khí lên tới 249 triệu USD (thời giá 2016); nếu Không quân Indonesia mua 48 chiếc Rafale, thì tổng hợp đồng sẽ lên tới 12 tỷ USD. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Wikipedia.
Nêu hợp đồng mua 48 chiếc Rafale của Không quân Indonesia thành công, Indonesia sẽ trở thành quốc gia trang bị máy bay chiến đấu Rafale lớn nhất thế giới sau Pháp, số lượng vượt qua Ấn Độ và Ai Cập, đưa Indonesia không chỉ có lực lượng không quân mạnh bậc nhất khu vực Đông Nam Á, mà là cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên việc mua sắm máy bay chiến đấu mới của Indonesia cũng rất "long đong", từ máy bay chiến đấu Su-35 của Nga đến Typhoon của châu Âu, và cuối cùng là máy bay chiến đấu Rafale của Pháp; thậm chí Indonesia còn tham vọng hợp tác với Hàn Quốc để phát triển thế hệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 KF-X. Nhưng tất cả đều chưa thể "thông đồng, bén giọt". Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của Indonesia - Nguồn: Wikipedia.
Nhưng trong mọi trường hợp, việc Không quân Indonesia mua máy bay chiến đấu Rafale sẽ tốn một khoản chi phí khá lớn. Ví dụ, việc Ai Cập mua 24 máy bay chiến đấu Rafale trị giá 5 tỷ euro, tương đương khoảng 6,06 tỷ USD; 36 máy bay chiến đấu Rafale của Ấn Độ trị giá 8,64 tỷ USD; còn Indonesia với 48 chiếc Rafale, sẽ lên tới 12 tỷ USD. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP
Hiện nay, theo số liệu được công khai, chi tiêu quân sự của Indonesia năm 2019 là 8,9 tỷ USD; không biết Indonesia sẽ lấy nguồn tài chính ở đâu, nhưng thương vụ mua Su-35 của Nga, trong hợp đồng là đổi bằng dầu cọ, cao su tự nhiên và nông sản nhiệt đới của Indonesia. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của Indonesia - Nguồn: Wikipedia.
Rất có thể Pháp sẽ áp dụng mô hình mua máy bay chiến đấu Rafale của Indonesia như của Hy Lạp, đó là mua máy bay mới kèm máy bay cũ, cùng với các điều kiện ưu đãi; điều này có thể khiến lãnh đạo Quân đội Indonesia cảm thấy phù hợp. Nhưng dù cách nào, nếu thương vụ thành công, đây là vụ "chơi lớn" của Không quân Indonesia. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Wikipedia.
Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích Rafale từ Pháp. Nguồn: QPVN.