Sau một thời gian được cấp trên tạo điều kiện “tiến thẳng lên hiện đại”, hiện nay, Quân chủng Hải quân đã có cho những được một số lượng vốn liếng nhất định với hạm đội tàu mặt nước tấn công nhanh sử dụng tên lửa chống hạm và các tàu ngầm Kilo 636 tiên tiến. Có thể nói, Hải quân Việt Nam hiện nay là một lực lượng có máu mặt trong khu vực với sức mạnh răn đe chiến lược.
Ảnh: Biên đội tàu tác chiến phối hợp của Hải quân Việt Nam trên biển - Nguồn: Sách trắng Quốc phòng Việt NamTrong đó, chủ lực của đội tàu chiến mặt nước là các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 được nhập khẩu từ Nga và các tàu tên lửa tấn công nhanh 12418 Molniya, tàu tên lửa BPS-500 và một số tàu tên lửa 1241RE cũ hơn. Đây là lực lượng có tính đột kích mạnh, hỏa lực cao, sử dụng chủ yếu là loại tên lửa Kh-35 thông dụng trong Hải quân ta.
Ảnh: Tàu tên lửa tấn công nhanh 12418 Molniya và tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 tại quân cảng Cam Ranh - Nguồn: CANDCác tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 với số lượng 4 chiếc, hiện đang trong đội hình biên chế của Lữ đoàn 162 - Vùng 4 Hải quân là những tàu mặt nước có năng lực nhất của Việt Nam hiện nay. Tàu có lượng giãn nước khoảng 2.000 tấn, trang bị pháo hạm AK-176 cỡ nòng 76mm, 1 tổ hợp CIWS Palma-SU, 2 pháo cao tốc AK-630, 8 tên lửa chống hạm Kh-35. Ngoài ra, cặp số hai với hai chiếc 015 và 016 còn có năng lực chống ngầm gồm 2x2 ngư lôi hạng nặng 533mm và sonar thân.
Ảnh: Biên đội tàu Gepard 3.9 tác chiến trên biển - Nguồn: TLTrong đó, các tàu 12418 Molniya là các tàu tên lửa tấn công nhanh do Việt Nam nhập khẩu từ Nga cũng như tự đóng mới trong nước theo giấy phép chuyển giao từ nước bạn. Các tàu này trang bị 1 pháo hạm AK-176, 2 pháo cao tốc AK-630 cùng 16 tên lửa chống hạm Kh-35 tầm bắn tối đa tới 130km. Hiện Hải quân ta đang có 8 tàu loại này. Cùng một tàu tên lửa tấn công nhanh BPS-500 do Việt Nam tự chế tạo cũng trang bị tới 8 tên lửa chống hạm Kh-35.
Ảnh: Biên đội tàu tên lửa 12418 Molniya và tàu pháp TT-400TP tác chiến trên biển - Nguồn: QPVNCó thể thấy rằng các tàu Gepard 3.9 có năng lực tác chiến khá toàn diện, gồm cả phòng không tầm gần, chống hạm cũng như chống ngầm. Tuy nhiên các tàu này lại có giá thành khá đắt đỏ, cặp Gepard 3.9 thứ hai do Việt Nam nhập khẩu từ Nga theo giá trị công bố lên tới 700 triệu USD.
Ảnh: Tàu Gepard 3.9 số hiệu 011 Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Việt Nam.Măt khác, các tàu tên lửa tấn công nhanh dù giá thành rẻ hơn nhiều, đồng thời có hỏa lực mạnh nhưng lại có lượng giãn nước khá nhỏ, chỉ khoảng 500 - 600 tấn, làm ảnh hưởng đến khả năng tác chiến của con tàu. Đồng thời lượng giãn nước nhỏ cũng đồng nghĩa với việc tàu có dự trữ hành trình ngắn, không thể bám biển xa dài ngày, hạn chế thời gian làm nhiệm vụ của tàu.
Ảnh: Biên đội tàu tên lửa tấn công nhanh của Lữ đoàn 167 - Vùng 2 Hải quân.Hải quân Việt Nam lâu nay đã bỏ qua phân khúc tàu hộ tống (Corvette), là tàu có lượng giãn nước khoảng từ 800 - 1500 tấn, lớn hơn các tàu tên lửa tấn công nhanh và nhỏ hơn các tàu hộ vệ tên lửa. Chỉ cho đến khi Hàn Quốc trao tặng Việt Nam hai tàu chiến Pohang cũ là tàu 18 và tàu 20, Hải quân ta mới chính thức sở hữu phân khúc tàu này.
Ảnh: Tàu hộ tống lớp Pohang số hiệu 20 và tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam đậu cạnh nhau.Các tàu hộ tống có ưu điểm là lượng giãn nước vừa phải, có thể bám biển xa, dài ngày hơn tàu tên lửa tấn công nhanh rất nhiều, trong khi đó hỏa lực trang bị lại không hề thua kém các tàu hộ vệ tên lửa nhưng lại có giá thành rẻ hơn, rất phù hợp túi tiền của Hải quân ta. Các tàu này có thể hỗ trợ đắc lực cho các tàu chiến cỡ lớn trong biên đội khi tác chiến tại những khu vực như quần đảo Trường Sa hơn hẳn các tàu tên lửa cỡ nhỏ.
Ảnh: Tàu hộ tống Pohang đậu cạnh 2 tàu pháo TT-400TP của Hải quân Việt Nam.Tuy nhiên do cấu hình cơ bản của Pohang Flight III mà Hàn Quốc chuyển giao cho Việt Nam là tàu hộ tống săn ngầm, vũ khí chính là 2x3 ngư lôi cỡ 324mm. Do đó, khi về nước, hai tàu hộ tống này đã được ta nâng cấp lắp thêm 2 bệ phóng KT-184 để có thể triển khai tên lửa chống hạm Kh-35, biến nó trở thành phân khúc tàu hộ tống tên lửa thực thụ.
Ảnh: Tàu hộ tống Pohang của Hải quân Việt Nam tại cầu cảng.Trên thế giới hiện nay, nhiều lực lượng hải quân phát triển với trang bị những tàu chiến cỡ lớn mạnh mẽ nhưng vẫn không quên biên chế cho mình các đội tàu hộ tống phù hợp. Điển hình như Hải quân Nga đang duy trì cho mình các tàu hộ tống mang tên lửa dẫn đường Buyan, Buyan-M và Karakurt.
Ảnh: Tàu hộ tống mang tên lửa hành trình Buyan-M của Hải quân Nga.Hay như Hải quân Pháp với mẫu tàu hộ tống Gowind 1000 - một trong những thành viên của gia đình thiết kế tàu Gowind nổi tiếng. Tàu trang bị một pháo hạm Otto Melara 76mm, 2 pháo bắn nhanh Nexter Narwhal 20mm, 16 ống phóng thẳng đứng VLS dành cho tên lửa phòng không VL MICA và 8 tên lửa chống hạm MM40 Exocet.
Ảnh: Tàu hộ tống Gowind 1000Như vậy, có thể nói rằng, việc phát triển hệ tàu hộ tống nằm giữa phân khúc tàu hộ vệ tên lửa và tàu tên lửa tấn công nhanh là một sự lựa chọn vô cùng hợp lý với Hải quân Việt Nam hiện nay. Những con tàu này sẽ giúp nâng cao năng lực tác chiến của lực lượng tàu mặt nước của ta lên rõ rệt, đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ xa bờ, bám biển dài ngày và hỗ trợ vô cùng đắc lực cho các tàu hộ vệ tên lửa trong biên đội.
Ảnh: Máy bay trực thăng săn ngầm Ka-28 thực hiện hạ cánh trên tàu Gepard 3.9 của Việt Nam. Video Những con tàu chiến hiện đại của Hải quân Việt Nam - Nguồn: QPVN
Sau một thời gian được cấp trên tạo điều kiện “tiến thẳng lên hiện đại”, hiện nay, Quân chủng Hải quân đã có cho những được một số lượng vốn liếng nhất định với hạm đội tàu mặt nước tấn công nhanh sử dụng tên lửa chống hạm và các tàu ngầm Kilo 636 tiên tiến. Có thể nói, Hải quân Việt Nam hiện nay là một lực lượng có máu mặt trong khu vực với sức mạnh răn đe chiến lược.
Ảnh: Biên đội tàu tác chiến phối hợp của Hải quân Việt Nam trên biển - Nguồn: Sách trắng Quốc phòng Việt Nam
Trong đó, chủ lực của đội tàu chiến mặt nước là các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 được nhập khẩu từ Nga và các tàu tên lửa tấn công nhanh 12418 Molniya, tàu tên lửa BPS-500 và một số tàu tên lửa 1241RE cũ hơn. Đây là lực lượng có tính đột kích mạnh, hỏa lực cao, sử dụng chủ yếu là loại tên lửa Kh-35 thông dụng trong Hải quân ta.
Ảnh: Tàu tên lửa tấn công nhanh 12418 Molniya và tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 tại quân cảng Cam Ranh - Nguồn: CAND
Các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 với số lượng 4 chiếc, hiện đang trong đội hình biên chế của Lữ đoàn 162 - Vùng 4 Hải quân là những tàu mặt nước có năng lực nhất của Việt Nam hiện nay. Tàu có lượng giãn nước khoảng 2.000 tấn, trang bị pháo hạm AK-176 cỡ nòng 76mm, 1 tổ hợp CIWS Palma-SU, 2 pháo cao tốc AK-630, 8 tên lửa chống hạm Kh-35. Ngoài ra, cặp số hai với hai chiếc 015 và 016 còn có năng lực chống ngầm gồm 2x2 ngư lôi hạng nặng 533mm và sonar thân.
Ảnh: Biên đội tàu Gepard 3.9 tác chiến trên biển - Nguồn: TL
Trong đó, các tàu 12418 Molniya là các tàu tên lửa tấn công nhanh do Việt Nam nhập khẩu từ Nga cũng như tự đóng mới trong nước theo giấy phép chuyển giao từ nước bạn. Các tàu này trang bị 1 pháo hạm AK-176, 2 pháo cao tốc AK-630 cùng 16 tên lửa chống hạm Kh-35 tầm bắn tối đa tới 130km. Hiện Hải quân ta đang có 8 tàu loại này. Cùng một tàu tên lửa tấn công nhanh BPS-500 do Việt Nam tự chế tạo cũng trang bị tới 8 tên lửa chống hạm Kh-35.
Ảnh: Biên đội tàu tên lửa 12418 Molniya và tàu pháp TT-400TP tác chiến trên biển - Nguồn: QPVN
Có thể thấy rằng các tàu Gepard 3.9 có năng lực tác chiến khá toàn diện, gồm cả phòng không tầm gần, chống hạm cũng như chống ngầm. Tuy nhiên các tàu này lại có giá thành khá đắt đỏ, cặp Gepard 3.9 thứ hai do Việt Nam nhập khẩu từ Nga theo giá trị công bố lên tới 700 triệu USD.
Ảnh: Tàu Gepard 3.9 số hiệu 011 Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Việt Nam.
Măt khác, các tàu tên lửa tấn công nhanh dù giá thành rẻ hơn nhiều, đồng thời có hỏa lực mạnh nhưng lại có lượng giãn nước khá nhỏ, chỉ khoảng 500 - 600 tấn, làm ảnh hưởng đến khả năng tác chiến của con tàu. Đồng thời lượng giãn nước nhỏ cũng đồng nghĩa với việc tàu có dự trữ hành trình ngắn, không thể bám biển xa dài ngày, hạn chế thời gian làm nhiệm vụ của tàu.
Ảnh: Biên đội tàu tên lửa tấn công nhanh của Lữ đoàn 167 - Vùng 2 Hải quân.
Hải quân Việt Nam lâu nay đã bỏ qua phân khúc tàu hộ tống (Corvette), là tàu có lượng giãn nước khoảng từ 800 - 1500 tấn, lớn hơn các tàu tên lửa tấn công nhanh và nhỏ hơn các tàu hộ vệ tên lửa. Chỉ cho đến khi Hàn Quốc trao tặng Việt Nam hai tàu chiến Pohang cũ là tàu 18 và tàu 20, Hải quân ta mới chính thức sở hữu phân khúc tàu này.
Ảnh: Tàu hộ tống lớp Pohang số hiệu 20 và tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam đậu cạnh nhau.
Các tàu hộ tống có ưu điểm là lượng giãn nước vừa phải, có thể bám biển xa, dài ngày hơn tàu tên lửa tấn công nhanh rất nhiều, trong khi đó hỏa lực trang bị lại không hề thua kém các tàu hộ vệ tên lửa nhưng lại có giá thành rẻ hơn, rất phù hợp túi tiền của Hải quân ta. Các tàu này có thể hỗ trợ đắc lực cho các tàu chiến cỡ lớn trong biên đội khi tác chiến tại những khu vực như quần đảo Trường Sa hơn hẳn các tàu tên lửa cỡ nhỏ.
Ảnh: Tàu hộ tống Pohang đậu cạnh 2 tàu pháo TT-400TP của Hải quân Việt Nam.
Tuy nhiên do cấu hình cơ bản của Pohang Flight III mà Hàn Quốc chuyển giao cho Việt Nam là tàu hộ tống săn ngầm, vũ khí chính là 2x3 ngư lôi cỡ 324mm. Do đó, khi về nước, hai tàu hộ tống này đã được ta nâng cấp lắp thêm 2 bệ phóng KT-184 để có thể triển khai tên lửa chống hạm Kh-35, biến nó trở thành phân khúc tàu hộ tống tên lửa thực thụ.
Ảnh: Tàu hộ tống Pohang của Hải quân Việt Nam tại cầu cảng.
Trên thế giới hiện nay, nhiều lực lượng hải quân phát triển với trang bị những tàu chiến cỡ lớn mạnh mẽ nhưng vẫn không quên biên chế cho mình các đội tàu hộ tống phù hợp. Điển hình như Hải quân Nga đang duy trì cho mình các tàu hộ tống mang tên lửa dẫn đường Buyan, Buyan-M và Karakurt.
Ảnh: Tàu hộ tống mang tên lửa hành trình Buyan-M của Hải quân Nga.
Hay như Hải quân Pháp với mẫu tàu hộ tống Gowind 1000 - một trong những thành viên của gia đình thiết kế tàu Gowind nổi tiếng. Tàu trang bị một pháo hạm Otto Melara 76mm, 2 pháo bắn nhanh Nexter Narwhal 20mm, 16 ống phóng thẳng đứng VLS dành cho tên lửa phòng không VL MICA và 8 tên lửa chống hạm MM40 Exocet.
Ảnh: Tàu hộ tống Gowind 1000
Như vậy, có thể nói rằng, việc phát triển hệ tàu hộ tống nằm giữa phân khúc tàu hộ vệ tên lửa và tàu tên lửa tấn công nhanh là một sự lựa chọn vô cùng hợp lý với Hải quân Việt Nam hiện nay. Những con tàu này sẽ giúp nâng cao năng lực tác chiến của lực lượng tàu mặt nước của ta lên rõ rệt, đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ xa bờ, bám biển dài ngày và hỗ trợ vô cùng đắc lực cho các tàu hộ vệ tên lửa trong biên đội.
Ảnh: Máy bay trực thăng săn ngầm Ka-28 thực hiện hạ cánh trên tàu Gepard 3.9 của Việt Nam.
Video Những con tàu chiến hiện đại của Hải quân Việt Nam - Nguồn: QPVN