Theo đó Lầu Năm Góc vừa xác nhận rằng, nước này đang có kế hoạch đưa các loại vũ khí laser lên trên một số dòng máy bay quân sự để thử nghiệm khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất của loại vũ khí này từ năm 2018. Và một trong số máy bay đó có cả mẫu cường kích AC-130 khét tiếng. Nguồn ảnh: Sputnik.Thông tin này cũng được chỉ huy các lực lượng tác chiến đặc biệt của Không quân MỹTướng Marshall Webb xác nhận với Sputnik. Tuy nhiên ông này lại không cung cấp chi tiết về kế hoạch này. Nguồn ảnh: Guns.Được biết, các cuộc thử nghiệm đầu tiên sẽ được thực hiện với một mẫu pháo laser công suất thấp đặt trên một chiếc cường kích AC-130. Việc sử dụng AC-130 là do dòng máy bay này được phát triển dựa trên máy bay vận tải C-130 vốn có tải trọng lớn cho phép mang theo nhiều pin nhiên liệu để vận hành khẩu pháo laser mà nó mang theo. Nguồn ảnh: USAF.Phía Mỹ cũng vừa tuyên bố, họ đã giảm được khối lượng và kích thước của mẫu pháo laser có công suất 150 kilowatt xuống còn bằng 1/10 so với các loại vũ khí laser hiện tại. Nguồn ảnh: Defense.Điều này đồng nghĩa với việc mẫu vũ khí laser này trong tương lai gần đã có thể triển khai được lên các máy bay ném bom chiến lược hoặc máy bay vận tải của Mỹ. Nguồn ảnh: Darpa.Trong tương lai, rất có thể các hệ thống vũ khí laser của Mỹ sẽ còn được làm nhỏ hơn nữa, có thể hoạt động được từ trên các máy bay không người lái cỡ lớn. Nguồn ảnh: Veid.Hiện tại, trong công nghệ sản xuất vũ khí laser, Mỹ vẫn đang là nước dẫn đầu. Các loại vũ khí laser của Mỹ hiện đã đủ mạnh và nhỏ để triển khai được trên các hệ thống vũ khí mặt đất hoặc trên tàu chiến. Nguồn ảnh: Dailymail.Tuy nhiên, giống với pháo điện từ, vấn đề lớn nhất mà các loại vũ khí laser của Mỹ hiện đang gặp phải đó là chúng tiêu tốn năng lượng quá lớn sau mỗi cú bắn. Trong khi đó nguồn năng lượng mà chúng có thể mang theo lại quá ít chỉ đủ cho vài phát bắn. Nguồn ảnh: Wired.
Theo đó Lầu Năm Góc vừa xác nhận rằng, nước này đang có kế hoạch đưa các loại vũ khí laser lên trên một số dòng máy bay quân sự để thử nghiệm khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất của loại vũ khí này từ năm 2018. Và một trong số máy bay đó có cả mẫu cường kích AC-130 khét tiếng. Nguồn ảnh: Sputnik.
Thông tin này cũng được chỉ huy các lực lượng tác chiến đặc biệt của Không quân MỹTướng Marshall Webb xác nhận với Sputnik. Tuy nhiên ông này lại không cung cấp chi tiết về kế hoạch này. Nguồn ảnh: Guns.
Được biết, các cuộc thử nghiệm đầu tiên sẽ được thực hiện với một mẫu pháo laser công suất thấp đặt trên một chiếc cường kích AC-130. Việc sử dụng AC-130 là do dòng máy bay này được phát triển dựa trên máy bay vận tải C-130 vốn có tải trọng lớn cho phép mang theo nhiều pin nhiên liệu để vận hành khẩu pháo laser mà nó mang theo. Nguồn ảnh: USAF.
Phía Mỹ cũng vừa tuyên bố, họ đã giảm được khối lượng và kích thước của mẫu pháo laser có công suất 150 kilowatt xuống còn bằng 1/10 so với các loại vũ khí laser hiện tại. Nguồn ảnh: Defense.
Điều này đồng nghĩa với việc mẫu vũ khí laser này trong tương lai gần đã có thể triển khai được lên các máy bay ném bom chiến lược hoặc máy bay vận tải của Mỹ. Nguồn ảnh: Darpa.
Trong tương lai, rất có thể các hệ thống vũ khí laser của Mỹ sẽ còn được làm nhỏ hơn nữa, có thể hoạt động được từ trên các máy bay không người lái cỡ lớn. Nguồn ảnh: Veid.
Hiện tại, trong công nghệ sản xuất vũ khí laser, Mỹ vẫn đang là nước dẫn đầu. Các loại vũ khí laser của Mỹ hiện đã đủ mạnh và nhỏ để triển khai được trên các hệ thống vũ khí mặt đất hoặc trên tàu chiến. Nguồn ảnh: Dailymail.
Tuy nhiên, giống với pháo điện từ, vấn đề lớn nhất mà các loại vũ khí laser của Mỹ hiện đang gặp phải đó là chúng tiêu tốn năng lượng quá lớn sau mỗi cú bắn. Trong khi đó nguồn năng lượng mà chúng có thể mang theo lại quá ít chỉ đủ cho vài phát bắn. Nguồn ảnh: Wired.