Giống như nhiều loại vũ khí khác của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, máy bay Fairchild AC-119 được ra đời nhằm giải quyết các yêu cầu tác chiến trên chiến trường, nó được thiết kế trở thành loại máy bay mang hỏa lực hạng nặng (gunship), thực hiện các nhiệm hỗ trợ hỏa lực mặt đất ngay từ trên không. Nguồn ảnh: Wiki.Dù AC-119 được Không quân Mỹ xếp vào dòng máy bay cường kích , nhưng nhiệm vụ chủ yếu của của loại chiến đấu cơ này lại là tìm và tiêu diệt các đoàn xe vận tải của Quân Giải phóng trên đường Trường Sơn. Nguồn ảnh: History.Trước đó, nhận thấy việc trang bị súng máy hạng nặng trên các máy bay vận tải C-47 đã mang lại hiệu quả cao trong các đợt đánh phá lực lượng vận tải của ta. Quân đội Mỹ quyết định cải biên Fairchild C-119 từ một dòng máy bay vận tải quân sự thành một "pháo đài bay" trên không với biến thể AC-119. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Tuy nhiên, do có thời gian hoạt động quá ngắn trước khi bị thay thế bởi AC-130, nên AC-119 thường ít được biết tới trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Warhistory.Dàn hỏa lực của AC-119 bao gồm 4 súng máy 6 nòng xoay minigun loại GAU-2/A với mỗi khẩu có cơ số đạn 1500 viên loại đạn 7,62mm. Nguồn ảnh: Warhistory.Kèm theo đó là hai khẩu pháo 20mm 6 nòng xoay loại M61 Vulcan. Tuy nhiên các khẩu pháo 20mm này chỉ xuất hiện trên phiên bản AC-119K, các phiên bản AC-119 còn lại không được trang bị loại pháo nòng xoay này. Nguồn ảnh: Warhistory.Cận cảnh dàn súng máy nòng xoay được trang bị trên phi cơ AC-119K. Toàn bộ hệ thống đều được điều khiển tự động, xạ thủ sẽ khai hỏa cùng lúc toàn bộ hỏa lực vào một mục tiêu duy nhất để đạt hiệu quả cao nhất. Nguồn ảnh: Warhistory.Để đối phó với các tên lửa của ta, AC-119 cũng được trang bị các pháo mồi nhiệt với tổng cộng 60 quả pháo mồi nhiệt loại Mk 24. Tổng cộng trong toàn bộ thời gian phục vụ ở Việt Nam, có 5 chiếc AC-119 đã bị phá hủy với nhiều lý do khác nhau. Nguồn ảnh: Warhistory.AC-119 có phi hành đoàn 6 người khi hoạt động ban ngày và 8 người khi hoạt động ban đêm. Loại phi cơ này có chiều dài 26,36 mét, sải cánh rộng 33,31 mét. Được trang bị kèm 2 động cơ Wright R-3350-85, phi cơ AC-119 có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa 28.100 kg. Nguồn ảnh: Warhistory.Máy bay có tốc độ tối đa 335 km/h, tốc độ hành trình 240 km/h và có tầm hoạt động 3100 km. Tầm hoạt động này dù không là gì so với AC-130 nhưng là quá đủ cho chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Warhistory.Trong giai đoạn những năm sau năm 1968, AC-119 đã đóng quân tại sân bay Nha Trang và hoạt động rất tích cực dưới biên chế của lực lượng 71 SOS và sau này là lực lượng 17 SOS. Nguồn ảnh: Wiki.Kể từ đó cho tới hết chiến tranh, một vài lần AC-119 được ghi nhận hoạt động dưới sự chỉ huy của không quân ngụy quyền Sài Gòn. Sau khi miền Nam sụp đổ, không có tài liệu nào ghi nhận những chiếc AC-119 này còn sót lại ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Airliners.
Mời độc giả xem Video: Những thước phim quý giá về AC-119 hoạt động trên Chiến trường Việt Nam.
Giống như nhiều loại vũ khí khác của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, máy bay Fairchild AC-119 được ra đời nhằm giải quyết các yêu cầu tác chiến trên chiến trường, nó được thiết kế trở thành loại máy bay mang hỏa lực hạng nặng (gunship), thực hiện các nhiệm hỗ trợ hỏa lực mặt đất ngay từ trên không. Nguồn ảnh: Wiki.
Dù AC-119 được Không quân Mỹ xếp vào dòng máy bay cường kích , nhưng nhiệm vụ chủ yếu của của loại chiến đấu cơ này lại là tìm và tiêu diệt các đoàn xe vận tải của Quân Giải phóng trên đường Trường Sơn. Nguồn ảnh: History.
Trước đó, nhận thấy việc trang bị súng máy hạng nặng trên các máy bay vận tải C-47 đã mang lại hiệu quả cao trong các đợt đánh phá lực lượng vận tải của ta. Quân đội Mỹ quyết định cải biên Fairchild C-119 từ một dòng máy bay vận tải quân sự thành một "pháo đài bay" trên không với biến thể AC-119. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Tuy nhiên, do có thời gian hoạt động quá ngắn trước khi bị thay thế bởi AC-130, nên AC-119 thường ít được biết tới trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Warhistory.
Dàn hỏa lực của AC-119 bao gồm 4 súng máy 6 nòng xoay minigun loại GAU-2/A với mỗi khẩu có cơ số đạn 1500 viên loại đạn 7,62mm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Kèm theo đó là hai khẩu pháo 20mm 6 nòng xoay loại M61 Vulcan. Tuy nhiên các khẩu pháo 20mm này chỉ xuất hiện trên phiên bản AC-119K, các phiên bản AC-119 còn lại không được trang bị loại pháo nòng xoay này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cận cảnh dàn súng máy nòng xoay được trang bị trên phi cơ AC-119K. Toàn bộ hệ thống đều được điều khiển tự động, xạ thủ sẽ khai hỏa cùng lúc toàn bộ hỏa lực vào một mục tiêu duy nhất để đạt hiệu quả cao nhất. Nguồn ảnh: Warhistory.
Để đối phó với các tên lửa của ta, AC-119 cũng được trang bị các pháo mồi nhiệt với tổng cộng 60 quả pháo mồi nhiệt loại Mk 24. Tổng cộng trong toàn bộ thời gian phục vụ ở Việt Nam, có 5 chiếc AC-119 đã bị phá hủy với nhiều lý do khác nhau. Nguồn ảnh: Warhistory.
AC-119 có phi hành đoàn 6 người khi hoạt động ban ngày và 8 người khi hoạt động ban đêm. Loại phi cơ này có chiều dài 26,36 mét, sải cánh rộng 33,31 mét. Được trang bị kèm 2 động cơ Wright R-3350-85, phi cơ AC-119 có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa 28.100 kg. Nguồn ảnh: Warhistory.
Máy bay có tốc độ tối đa 335 km/h, tốc độ hành trình 240 km/h và có tầm hoạt động 3100 km. Tầm hoạt động này dù không là gì so với AC-130 nhưng là quá đủ cho chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trong giai đoạn những năm sau năm 1968, AC-119 đã đóng quân tại sân bay Nha Trang và hoạt động rất tích cực dưới biên chế của lực lượng 71 SOS và sau này là lực lượng 17 SOS. Nguồn ảnh: Wiki.
Kể từ đó cho tới hết chiến tranh, một vài lần AC-119 được ghi nhận hoạt động dưới sự chỉ huy của không quân ngụy quyền Sài Gòn. Sau khi miền Nam sụp đổ, không có tài liệu nào ghi nhận những chiếc AC-119 này còn sót lại ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Airliners.
Mời độc giả xem Video: Những thước phim quý giá về AC-119 hoạt động trên Chiến trường Việt Nam.