Trực thăng tấn công AH-64 Apache và một chiếc MQ-9 Reaper của Không quân Saudi Arabia đều bị Houthi dùng tên lửa không đối không R-60 đã được hoán cải bắn hạ. Vụ việc diễn ra hồi giữa năm 2019 nhưng đến nay mới đượcc ông bố.Để thực hiện những vụ tấn công này, lực lượng Houthi đã dùng tên lửa đất đối không hoán cải từ tên lửa không đối không R-27T, R-73E và R-60 do Liên Xô sản xuất.Tên lửa R-73E có tầm hoạt động 30km, trong khi R-27T có tầm hoạt động lên tới 70km. Houthi có khả năng đã chọn những tên lửa này bởi vì cả hai loại đều được hướng dẫn bằng phương pháp hồng ngoại, và có tính năng "bắn và quên".Các loại tên lửa không đối không khác như R-27R do Liên Xô chế tạo được dẫn đường bằng radar bán chủ động bán dẫn, làm cho chúng khó chuyển thành tên lửa đất liền, bởi vì loại hệ thống dẫn đường này đòi hỏi sự hỗ trợ từ radar dẫn đường riêng phát hiện mục tiêu cho tên lửa.Để khai hỏa R-27T và R-73E từ mặt đất, phiến quân Houthi đã lắp đặt tên lửa và đường ray phóng lên xe tải. Những kỹ sư của Houthi đã phát triển hệ thống điện riêng vì pin của tên lửa chỉ có khả năng hoạt động trong thời gian rất ngắn.Được biết, trong cuộc chiến năm 1999 của NATO tại Serbia, quân đội Serbia đã sửa đổi các tên lửa không đối không R-60 và R-73 để phóng tên lửa từ mặt đất chống lại máy bay chiến đấu của NATO. Và Houthi cũng đã áp dụng thành công cách sử dụng vũ khí này với những tên lửa không đối không thế hệ cũ đang có trong tay.Và điều này còn chứng minh một sự thật khác, đó là những hệ thống phòng vệ, tác chiến điện tử trên dòng trực thăng Apache không hề hoạt động tốt như nhà sản xuất Mỹ công bố. Chỉ tính từ năm 2015 đến nay, đã có ít nhất 3 chiếc Apache của Saudi bị Houthi bắn hạ bằng những hệ thống vũ khí tự hoán cải.Được biết, trên dòng Apache hiện nay đều được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tích hợp AN/APR-39A, hệ thống gây nhiễu radar AN/ALQ-136, hệ thống mồi bẫy đối phó với tên lửa đối không dẫn bằng hồng ngoại...
Trực thăng tấn công AH-64 Apache và một chiếc MQ-9 Reaper của Không quân Saudi Arabia đều bị Houthi dùng tên lửa không đối không R-60 đã được hoán cải bắn hạ. Vụ việc diễn ra hồi giữa năm 2019 nhưng đến nay mới đượcc ông bố.
Để thực hiện những vụ tấn công này, lực lượng Houthi đã dùng tên lửa đất đối không hoán cải từ tên lửa không đối không R-27T, R-73E và R-60 do Liên Xô sản xuất.
Tên lửa R-73E có tầm hoạt động 30km, trong khi R-27T có tầm hoạt động lên tới 70km. Houthi có khả năng đã chọn những tên lửa này bởi vì cả hai loại đều được hướng dẫn bằng phương pháp hồng ngoại, và có tính năng "bắn và quên".
Các loại tên lửa không đối không khác như R-27R do Liên Xô chế tạo được dẫn đường bằng radar bán chủ động bán dẫn, làm cho chúng khó chuyển thành tên lửa đất liền, bởi vì loại hệ thống dẫn đường này đòi hỏi sự hỗ trợ từ radar dẫn đường riêng phát hiện mục tiêu cho tên lửa.
Để khai hỏa R-27T và R-73E từ mặt đất, phiến quân Houthi đã lắp đặt tên lửa và đường ray phóng lên xe tải. Những kỹ sư của Houthi đã phát triển hệ thống điện riêng vì pin của tên lửa chỉ có khả năng hoạt động trong thời gian rất ngắn.
Được biết, trong cuộc chiến năm 1999 của NATO tại Serbia, quân đội Serbia đã sửa đổi các tên lửa không đối không R-60 và R-73 để phóng tên lửa từ mặt đất chống lại máy bay chiến đấu của NATO. Và Houthi cũng đã áp dụng thành công cách sử dụng vũ khí này với những tên lửa không đối không thế hệ cũ đang có trong tay.
Và điều này còn chứng minh một sự thật khác, đó là những hệ thống phòng vệ, tác chiến điện tử trên dòng trực thăng Apache không hề hoạt động tốt như nhà sản xuất Mỹ công bố. Chỉ tính từ năm 2015 đến nay, đã có ít nhất 3 chiếc Apache của Saudi bị Houthi bắn hạ bằng những hệ thống vũ khí tự hoán cải.
Được biết, trên dòng Apache hiện nay đều được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tích hợp AN/APR-39A, hệ thống gây nhiễu radar AN/ALQ-136, hệ thống mồi bẫy đối phó với tên lửa đối không dẫn bằng hồng ngoại...