Vào ngày 8/6/2020, Công ty Boeing của Mỹ tuyên bố, đã bàn giao chiếc máy bay tuần tra hàng hải P-8A Poseidon thứ 100 cho Hải quân Mỹ. Cùng với số lượng được bán cho Ấn Độ và Australia, số lượng P-8A đã vượt quá 100 chiếc.Chính sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc là chất xúc tác, để Mỹ đẩy mạnh việc trang bị máy bay P-8A; trong số hơn 100 chiếc P-8A, quá một nửa được triển khai trực tiếp chống lại Trung Quốc. Với việc Hàn Quốc, Malaysia và New Zealand mua P-8A, con số này sẽ tiếp tục tăng lên.Sự phát triển của máy bay tuần thám P-8A bắt đầu vào năm 1989, khi Hải quân Mỹ lên kế hoạch thay thế máy bay tuần tra P-3C cũ bằng một mẫu mới. Lockheed từng đề xuất một mô hình gọi là P-7, nhưng công việc phát triển không thành công; Boeing đã đề xuất một mô hình mới dựa trên máy bay chở khách Boeing 737. Sau một cuộc chiến dài, Boeing đã giành chiến thắng vào năm 2004.Đánh giá chung, sự lựa chọn của Hải quân Mỹ với P-8A là hợp lý, vì thiết kế của P-3C đã lạc hậu. Boeing 373-800 là loại máy bay chở khách, dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục, đủ phụ tùng, khả năng hoạt động ổn định; đây là một sự lựa chọn đúng đắn.Năm 2009, chiếc P-8 đầu tiên đã hoàn thành thử nghiệm và bước vào giai đoạn sản xuất loạt nhỏ; sau một số trục trặc về phao sonar vào năm 2011, các lỗi kỹ thuật đã được giải quyết. Năm 2013, Hải quân Hoa Kỳ đã phê duyệt đưa P-8 vào sản xuất hàng loạt và đặt tên là P-8A.Do dây chuyền sản xuất thân máy bay Boeing 737 hoạt động ổn định, nên P-8A được bàn giao nhanh chóng cho khách hàng. Trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2012, hai chiếc P-8A đã được đưa tới Hawaii để tham gia cuộc tập trận này; sau đó 2 chiếc này đã được triển khai đến sân bay Putianma ở Okinawa vào ngày 2/11/2013.Cũng vào thời điểm này, Trung Quốc vừa công bố Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông; để thử "độ lún" của Vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc vừa mới công bố, Hải quân Mỹ đã điều hai chiếc P-8A trên, xuất phát từ sân bay Putianma, tiến hành "xâm nhập" ADIZ Hoa Đông; việc này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Bắc Kinh.
Ảnh: Vùng ADIZ do Trung Quốc đơn phương thiết lập năm ngoái trên biển Hoa Đông từng hứng làn sóng phản đối gay gắt của các nước láng giềng - Nguồn: ReutersTrong hai năm tiếp theo, những chiếc P-8A đóng căn cứ tại Nhật Bản đã tiến hành liên tục các thử nghiệm bao gồm radar, các cảm biến và liên kết liên lạc; và các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc là "quân xanh" có chất lượng, để Boeing thử nghiệm các thiết bị trinh sát mới trên P-8A.Gần đây một chiếc P-8A có biệt danh "Crazy Fox", thuộc Phi đội VP-5 của Hải quân Mỹ đã "xâm phạm" Vùng nhận diện phòng không quốc gia Trung Quốc, gần đảo Hải Nam, và bị một máy bay chiến đấu J-11 của Không quân Trung Quốc chặn lại. J-11 đã tiếp cận cách P-8 chưa đến 10 m và thực hiện động tác đe dọa; việc này đã bị phía Mỹ lên án phi công Trung Quốc là "thiếu chuyên nghiệp".Trọng tâm của các hoạt động của số máy bay tuần tra hàng hải P-8A của Mỹ vẫn là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tháng 9/2014, chính phủ Malaysia đã mở một căn cứ quân sự ở Đông Malaysia, để máy bay P-8A cất và hạ cánh. Vào tháng 12/2015, hai chiếc P-8A đã được triển khai tới Singapore với lý do "chống khủng bố và cướp biển".Hiện tại, có 13 phi đội P-8A của Hải quân Mỹ được triển khai ở các hướng Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Căn cứ chính theo hướng Thái Bình Dương là căn cứ đảo Whidbey ở bang Washington; theo hướng Đại Tây Dương là căn cứ ở bang Florida. Trong số máy bay P-8A tại Căn cứ Đảo Whidbey, được giao cho Hạm đội 7 và được triển khai bao vây vùng biển của Trung Quốc.Ngoài Hải quân Mỹ, P-8A còn được bán cho một số quốc gia được coi là "ít thân thiện" với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ví dụ, Ấn Độ đã mua 8 chiếc trong năm 2009, 4 chiếc bổ sung vào năm 2010 và 6 chiếc bổ sung vào năm 2019. Australia đã mua 23 chiếc P-8A, trong đó có 12 chiếc đã đưa vào biên chế; New Zealand đã mua tổng cộng 8 chiếc. Năm 2019, Hàn Quốc đã quyết định mua 6 chiếc P-8A; Malaysia cũng đang có ý định mua P-8A.Tính theo cách này, sau khi kế hoạch mua sắm của các quốc gia nói trên được hoàn thành, cộng với số lượng P-8A của Hải quân Mỹ, thì tổng số P-8A bao vây các vùng biển xung quanh Trung Quốc vượt quá 100 chiếc.Những chiếc P-8A thường được sử dụng để thực hiện giám sát hàng hải, tìm kiếm và tấn công tàu ngầm, các nhiệm vụ trinh sát và giám sát điện tử, và cũng có một số khả năng tấn công chống tàu và thậm chí là ném bom; điều này gây lo ngại với Hải quân Trung Quốc, khi các đường ra Thái Bình Dương của họ, bị theo dõi chặt chẽ bởi hàng trăm chiếc "Thần biển" P-8A. Video "Sát thủ săn ngầm" của Hải quân Việt Nam trên Biển Đông - Nguồn: QPVN
Vào ngày 8/6/2020, Công ty Boeing của Mỹ tuyên bố, đã bàn giao chiếc máy bay tuần tra hàng hải P-8A Poseidon thứ 100 cho Hải quân Mỹ. Cùng với số lượng được bán cho Ấn Độ và Australia, số lượng P-8A đã vượt quá 100 chiếc.
Chính sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc là chất xúc tác, để Mỹ đẩy mạnh việc trang bị máy bay P-8A; trong số hơn 100 chiếc P-8A, quá một nửa được triển khai trực tiếp chống lại Trung Quốc. Với việc Hàn Quốc, Malaysia và New Zealand mua P-8A, con số này sẽ tiếp tục tăng lên.
Sự phát triển của máy bay tuần thám P-8A bắt đầu vào năm 1989, khi Hải quân Mỹ lên kế hoạch thay thế máy bay tuần tra P-3C cũ bằng một mẫu mới. Lockheed từng đề xuất một mô hình gọi là P-7, nhưng công việc phát triển không thành công; Boeing đã đề xuất một mô hình mới dựa trên máy bay chở khách Boeing 737. Sau một cuộc chiến dài, Boeing đã giành chiến thắng vào năm 2004.
Đánh giá chung, sự lựa chọn của Hải quân Mỹ với P-8A là hợp lý, vì thiết kế của P-3C đã lạc hậu. Boeing 373-800 là loại máy bay chở khách, dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục, đủ phụ tùng, khả năng hoạt động ổn định; đây là một sự lựa chọn đúng đắn.
Năm 2009, chiếc P-8 đầu tiên đã hoàn thành thử nghiệm và bước vào giai đoạn sản xuất loạt nhỏ; sau một số trục trặc về phao sonar vào năm 2011, các lỗi kỹ thuật đã được giải quyết. Năm 2013, Hải quân Hoa Kỳ đã phê duyệt đưa P-8 vào sản xuất hàng loạt và đặt tên là P-8A.
Do dây chuyền sản xuất thân máy bay Boeing 737 hoạt động ổn định, nên P-8A được bàn giao nhanh chóng cho khách hàng. Trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2012, hai chiếc P-8A đã được đưa tới Hawaii để tham gia cuộc tập trận này; sau đó 2 chiếc này đã được triển khai đến sân bay Putianma ở Okinawa vào ngày 2/11/2013.
Cũng vào thời điểm này, Trung Quốc vừa công bố Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông; để thử "độ lún" của Vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc vừa mới công bố, Hải quân Mỹ đã điều hai chiếc P-8A trên, xuất phát từ sân bay Putianma, tiến hành "xâm nhập" ADIZ Hoa Đông; việc này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Bắc Kinh.
Ảnh: Vùng ADIZ do Trung Quốc đơn phương thiết lập năm ngoái trên biển Hoa Đông từng hứng làn sóng phản đối gay gắt của các nước láng giềng - Nguồn: Reuters
Trong hai năm tiếp theo, những chiếc P-8A đóng căn cứ tại Nhật Bản đã tiến hành liên tục các thử nghiệm bao gồm radar, các cảm biến và liên kết liên lạc; và các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc là "quân xanh" có chất lượng, để Boeing thử nghiệm các thiết bị trinh sát mới trên P-8A.
Gần đây một chiếc P-8A có biệt danh "Crazy Fox", thuộc Phi đội VP-5 của Hải quân Mỹ đã "xâm phạm" Vùng nhận diện phòng không quốc gia Trung Quốc, gần đảo Hải Nam, và bị một máy bay chiến đấu J-11 của Không quân Trung Quốc chặn lại. J-11 đã tiếp cận cách P-8 chưa đến 10 m và thực hiện động tác đe dọa; việc này đã bị phía Mỹ lên án phi công Trung Quốc là "thiếu chuyên nghiệp".
Trọng tâm của các hoạt động của số máy bay tuần tra hàng hải P-8A của Mỹ vẫn là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tháng 9/2014, chính phủ Malaysia đã mở một căn cứ quân sự ở Đông Malaysia, để máy bay P-8A cất và hạ cánh. Vào tháng 12/2015, hai chiếc P-8A đã được triển khai tới Singapore với lý do "chống khủng bố và cướp biển".
Hiện tại, có 13 phi đội P-8A của Hải quân Mỹ được triển khai ở các hướng Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Căn cứ chính theo hướng Thái Bình Dương là căn cứ đảo Whidbey ở bang Washington; theo hướng Đại Tây Dương là căn cứ ở bang Florida. Trong số máy bay P-8A tại Căn cứ Đảo Whidbey, được giao cho Hạm đội 7 và được triển khai bao vây vùng biển của Trung Quốc.
Ngoài Hải quân Mỹ, P-8A còn được bán cho một số quốc gia được coi là "ít thân thiện" với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ví dụ, Ấn Độ đã mua 8 chiếc trong năm 2009, 4 chiếc bổ sung vào năm 2010 và 6 chiếc bổ sung vào năm 2019. Australia đã mua 23 chiếc P-8A, trong đó có 12 chiếc đã đưa vào biên chế; New Zealand đã mua tổng cộng 8 chiếc. Năm 2019, Hàn Quốc đã quyết định mua 6 chiếc P-8A; Malaysia cũng đang có ý định mua P-8A.
Tính theo cách này, sau khi kế hoạch mua sắm của các quốc gia nói trên được hoàn thành, cộng với số lượng P-8A của Hải quân Mỹ, thì tổng số P-8A bao vây các vùng biển xung quanh Trung Quốc vượt quá 100 chiếc.
Những chiếc P-8A thường được sử dụng để thực hiện giám sát hàng hải, tìm kiếm và tấn công tàu ngầm, các nhiệm vụ trinh sát và giám sát điện tử, và cũng có một số khả năng tấn công chống tàu và thậm chí là ném bom; điều này gây lo ngại với Hải quân Trung Quốc, khi các đường ra Thái Bình Dương của họ, bị theo dõi chặt chẽ bởi hàng trăm chiếc "Thần biển" P-8A.
Video "Sát thủ săn ngầm" của Hải quân Việt Nam trên Biển Đông - Nguồn: QPVN