Theo Báo Hải quân Việt Nam, hôm 4/7 vừa qua, Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Vững - Bí thư Đảng ủy - Chính ủy Hải quân đến thăm, kiểm tra, nắm tình hình tại Lữ đoàn 172 - Vùng 3 Hải quân, cũng như đi thăm các kíp tàu trong đó cả Tàu 20. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.Và từ hình ảnh của chuyến thăm trên có thể thấy nhiều khả năng Tàu 20 – một trong hai tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohong Flight III của Hải quân Nhân dân Việt Nam đã được biên chế cho Lữ đoàn 172. Nguồn ảnh: Twitter.Bản thân Tàu 20 được Hàn Quốc chuyển giao chính thức cho Quân chủng Hải quân từ tháng 10 năm ngoái, đây cũng là tàu Pohang thứ hai của chúng ta được phía nước bạn trao tặng. Thậm chí trước khi lên đường trở về Việt Nam, Tàu 20 còn tham gia lễ duyệt binh trên biển với Hải quân Hàn Quốc ngoài khơi đảo Jeju. Nguồn ảnh: Twitter.Tuy nhiên, việc Hàn Quốc chuyển giao Tàu 20 cho Việt Nam vào năm ngoái giành được khá nhiều sự quan tâm từ giới quan sát quốc tế khi hệ thống vũ khí trên tàu được giữ nguyên như khi còn trong biên chế Hải quân Hàn Quốc (PCC-765). Trong khi đó tàu Pohang đầu tiên của chúng ta (hiện là Tàu 18) hệ thống vũ khí nguyên bản bị cắt bỏ và thay đổi khá nhiều. Nguồn ảnh: Twitter.Dù vậy khi về tới Việt Nam Tàu 20 lại không được biên chế chính thức ngay lập tức, do đó có nhiều khả năng Quân chủng Hải quân đã tiến hành đại tu và cải tiến hệ thống trang thiết bị điện tử và vũ khí của con tàu này như từng làm với Tàu 18 sau đó mới đưa vào trang bị. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.Ở một khía cạnh nào đó Tàu 20 hiện có thể được xem là tàu hộ vệ săn ngầm mạnh nhất của Hải quân Việt Nam với hệ thống vũ khí đồ sộ mà con tàu này được trang bị. Trong đó vũ khí chống ngầm chủ yếu vẫn là hệ thống ống phóng ngư lôi 324mm được bố trí hai bên mạn tàu. Nguồn ảnh: Twitter.Với hệ thống vũ khí được giữ nguyên, Tàu 20 hiện được trang bị hai tháp pháo OTO Melara cỡ nòng 76mm, 2 pháo Nobong nòng đôi cỡ 40mm cùng với đó là 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm. Nguồn ảnh: Twitter.Điều khá may mắn cho Việt Nam là các tàu Pohang được phía Hàn Quốc chuyển giao vẫn được trang bị một phần trang thiết bị điện tử như radar trinh sát bề mặt Marconi ST-1810, hệ thống điều khiển hỏa lực ST-1802, thiết bị ngắm bắn quang học Radamec 2400 cùng với thiết bị định vị thủy âm (sonar) gắn liền loại Signaal PHS-32. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.Lớp tàu hộ vệ Pohang có kích cỡ trung bình với chiều dài 88,3 m; chiều rộng 10 m; mớn nước 2,9 m; lượng giãn nước đầy tải 1.300 tấn. Tàu được trang bị động cơ CODOG (diesel và turbine khí kết hợp) cho phép tàu chạy với vận tốc tối đa 32 hải lý/ giờ và có tầm hoạt động 4.000 hải lý, với thủy thủ đoàn 95 người. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.Việc Quân chủng Hải quân biên chế Tàu 20 tại Lữ đoàn 172 là sự bổ sung tuyệt vời cho Vùng 3 Hải quân, vốn có năng lực tác chiến chống ngầm khá hạn chế khi trọng trách này đang được đặt lên vai các tàu chiến thế hệ cũ. Nguồn ảnh: Military Armed Forces.Mời độc giả xem video: Lữ đoàn 171 huấn luyện làm chủ khí tài hiện đại. (nguồn QPVN)
Theo Báo Hải quân Việt Nam, hôm 4/7 vừa qua, Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Vững - Bí thư Đảng ủy - Chính ủy Hải quân đến thăm, kiểm tra, nắm tình hình tại Lữ đoàn 172 - Vùng 3 Hải quân, cũng như đi thăm các kíp tàu trong đó cả Tàu 20. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.
Và từ hình ảnh của chuyến thăm trên có thể thấy nhiều khả năng Tàu 20 – một trong hai tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohong Flight III của Hải quân Nhân dân Việt Nam đã được biên chế cho Lữ đoàn 172. Nguồn ảnh: Twitter.
Bản thân Tàu 20 được Hàn Quốc chuyển giao chính thức cho Quân chủng Hải quân từ tháng 10 năm ngoái, đây cũng là tàu Pohang thứ hai của chúng ta được phía nước bạn trao tặng. Thậm chí trước khi lên đường trở về Việt Nam, Tàu 20 còn tham gia lễ duyệt binh trên biển với Hải quân Hàn Quốc ngoài khơi đảo Jeju. Nguồn ảnh: Twitter.
Tuy nhiên, việc Hàn Quốc chuyển giao Tàu 20 cho Việt Nam vào năm ngoái giành được khá nhiều sự quan tâm từ giới quan sát quốc tế khi hệ thống vũ khí trên tàu được giữ nguyên như khi còn trong biên chế Hải quân Hàn Quốc (PCC-765). Trong khi đó tàu Pohang đầu tiên của chúng ta (hiện là Tàu 18) hệ thống vũ khí nguyên bản bị cắt bỏ và thay đổi khá nhiều. Nguồn ảnh: Twitter.
Dù vậy khi về tới Việt Nam Tàu 20 lại không được biên chế chính thức ngay lập tức, do đó có nhiều khả năng Quân chủng Hải quân đã tiến hành đại tu và cải tiến hệ thống trang thiết bị điện tử và vũ khí của con tàu này như từng làm với Tàu 18 sau đó mới đưa vào trang bị. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.
Ở một khía cạnh nào đó Tàu 20 hiện có thể được xem là tàu hộ vệ săn ngầm mạnh nhất của Hải quân Việt Nam với hệ thống vũ khí đồ sộ mà con tàu này được trang bị. Trong đó vũ khí chống ngầm chủ yếu vẫn là hệ thống ống phóng ngư lôi 324mm được bố trí hai bên mạn tàu. Nguồn ảnh: Twitter.
Với hệ thống vũ khí được giữ nguyên, Tàu 20 hiện được trang bị hai tháp pháo OTO Melara cỡ nòng 76mm, 2 pháo Nobong nòng đôi cỡ 40mm cùng với đó là 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm. Nguồn ảnh: Twitter.
Điều khá may mắn cho Việt Nam là các tàu Pohang được phía Hàn Quốc chuyển giao vẫn được trang bị một phần trang thiết bị điện tử như radar trinh sát bề mặt Marconi ST-1810, hệ thống điều khiển hỏa lực ST-1802, thiết bị ngắm bắn quang học Radamec 2400 cùng với thiết bị định vị thủy âm (sonar) gắn liền loại Signaal PHS-32. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.
Lớp tàu hộ vệ Pohang có kích cỡ trung bình với chiều dài 88,3 m; chiều rộng 10 m; mớn nước 2,9 m; lượng giãn nước đầy tải 1.300 tấn. Tàu được trang bị động cơ CODOG (diesel và turbine khí kết hợp) cho phép tàu chạy với vận tốc tối đa 32 hải lý/ giờ và có tầm hoạt động 4.000 hải lý, với thủy thủ đoàn 95 người. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.
Việc Quân chủng Hải quân biên chế Tàu 20 tại Lữ đoàn 172 là sự bổ sung tuyệt vời cho Vùng 3 Hải quân, vốn có năng lực tác chiến chống ngầm khá hạn chế khi trọng trách này đang được đặt lên vai các tàu chiến thế hệ cũ. Nguồn ảnh: Military Armed Forces.
Mời độc giả xem video: Lữ đoàn 171 huấn luyện làm chủ khí tài hiện đại. (nguồn QPVN)