Ngày 15/9/1973, đoàn xe chở Thủ tướng Phạm Văn Đồng và lãnh tụ Fidel Castro sau khi thăm vùng giải phóng hướng ra Vĩnh Linh. Đoàn xe vừa lăn bánh tới cầu Hiền Lương thì cách đó chừng 500m, trên cánh đồng xã Vĩnh Thành cạnh quốc lộ 1, một tiếng nổ chát chúa vang lên.Có nhiều tiếng la hét hoảng loạn. Một cô gái bị thương ôm lấy vùng bụng lảo đảo chạy tới vệ đường quốc lộ thì ngã vật ra. Đoàn xe khi đó cũng vừa tới. Cô gái ngất đi vì mất quá nhiều máu, không còn nhớ gì nữa, chỉ thấy dáng một người rất cao lớn cúi xuống gần bên cạnh.Cô gái ngất đi đó là bà Hương, khi ấy là một nữ đoàn viên thanh niên đang tham gia chiến dịch lấp hố bom trả lại mặt bằng để có ruộng cày cấy. Những hố bom chi chít trên cánh đồng được các thanh niên trong chi đoàn phát động đi lấp từ 4 giờ sáng.Sau này bà Hương mới được nghe mọi người kể lại rằng người đàn ông cao lớn chạy đến giúp đỡ bà khi đó chính là Fidel Castro, chứng kiến cảnh bà bị thương tích do quả bom bi phát nổ và ông đã bật khóc.Chuyến thăm vùng giải phóng Quảng Trị quá nhiều ấn tượng với lãnh tụ Fidel, nhưng vụ tai nạn bất ngờ gây thương tích cho cô gái 16 tuổi khiến ông xúc động mạnh.Những bác sĩ tháp tùng đoàn đã kịp thời sơ cứu cho Hương và cho xe trong đoàn đưa cô về Bệnh viện A của đặc khu Vĩnh Linh bấy giờ đặt ở xã Vĩnh Tú để phẫu thuật.Khi về đến bệnh viện, các bác sĩ quyết định phẫu thuật nhưng lượng máu cho ca phẫu thuật không đủ, lại chính một chiếc xe trong đoàn tùy tùng chạy khẩn cấp ra Bệnh viện Đồng Hới để lấy máu mang vào.Quả bom bi định mệnh ấy làm Hương bị đứt 8 đoạn ruột, đứt động mạch, ê-kip bác sĩ của bệnh viện vùng tuyến lửa đều là những bác sĩ dày dạn kinh nghiệm nên đã cứu cô thoát chết.Hơn một tháng sau, sức khỏe tạm ổn và được xuất viện về nhà, Hương càng bất ngờ hơn khi xe của bệnh viện đưa thẳng cô từ bệnh viện về trụ sở UBND xã Vĩnh Thành.Ở trụ sở UBND có nhiều người dân trong thôn có mặt, tất cả đều được nhận quà của Fidel gửi, một số kẹo bánh và thuốc men. Phần quà của bà Hương có khá nhiều thuốc bổ và nhất là tấm danh thiếp rất đẹp với hoa văn in chìm có dòng chữ “CMDTE. FIDEL CASTRO RUZ” phía dưới là dòng chữ mà bà được dịch cho nghe là Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba.Năm 1985, bà Hương có nhận được thư của Đại sứ quán Cuba tại Hà Nội chuyển lời của Fidel muốn bố trí cho bà sang Cuba một chuyến để kiểm tra sức khỏe và an dưỡng nhưng thời điểm đó bà đang sinh đứa con gái út, vậy rồi ước mong được gặp ân nhân của bà đã không thực hiện được...Nhưng câu chuyện về cô gái trên vĩ tuyến 17 bị thương không chỉ dừng ở đó. Chứng kiến những thương tích chiến tranh gây ra cho người dân trên vùng đất lửa, Fidel đã quyết định dành một món quà tặng đặc biệt và thiết thực cho nhân dân trong vùng.Ngay sau chuyến đi, lãnh tụ Fidel gọi đại sứ Cuba tại Việt Nam cùng đi với đoàn để chỉ đạo việc có kế hoạch giúp xây dựng một bệnh viện hiện đại để chữa bệnh cho người dân sau chiến tranh.Không lâu sau đó, chỉ đạo của Fidel đã thành hiện thực, một bệnh viện mang tên Việt Nam - Cuba được chọn đặt tại thị xã Đồng Hới, tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình.Ngày 19/5/1974, lễ khởi công xây dựng bệnh viện hữu nghị được tiến hành và hơn 40 năm qua, kể từ ngày đi vào hoạt động, Bệnh viện Việt Nam - Cuba ở Quảng Bình đã như một cột mốc tin yêu của mối tình hữu nghị đặc biệt giữa hai quốc gia mà người anh em Cuba đã dốc lòng san sẻ. Nguồn ảnh: TL.
Ngày 15/9/1973, đoàn xe chở Thủ tướng Phạm Văn Đồng và lãnh tụ Fidel Castro sau khi thăm vùng giải phóng hướng ra Vĩnh Linh. Đoàn xe vừa lăn bánh tới cầu Hiền Lương thì cách đó chừng 500m, trên cánh đồng xã Vĩnh Thành cạnh quốc lộ 1, một tiếng nổ chát chúa vang lên.
Có nhiều tiếng la hét hoảng loạn. Một cô gái bị thương ôm lấy vùng bụng lảo đảo chạy tới vệ đường quốc lộ thì ngã vật ra. Đoàn xe khi đó cũng vừa tới. Cô gái ngất đi vì mất quá nhiều máu, không còn nhớ gì nữa, chỉ thấy dáng một người rất cao lớn cúi xuống gần bên cạnh.
Cô gái ngất đi đó là bà Hương, khi ấy là một nữ đoàn viên thanh niên đang tham gia chiến dịch lấp hố bom trả lại mặt bằng để có ruộng cày cấy. Những hố bom chi chít trên cánh đồng được các thanh niên trong chi đoàn phát động đi lấp từ 4 giờ sáng.
Sau này bà Hương mới được nghe mọi người kể lại rằng người đàn ông cao lớn chạy đến giúp đỡ bà khi đó chính là Fidel Castro, chứng kiến cảnh bà bị thương tích do quả bom bi phát nổ và ông đã bật khóc.
Chuyến thăm vùng giải phóng Quảng Trị quá nhiều ấn tượng với lãnh tụ Fidel, nhưng vụ tai nạn bất ngờ gây thương tích cho cô gái 16 tuổi khiến ông xúc động mạnh.
Những bác sĩ tháp tùng đoàn đã kịp thời sơ cứu cho Hương và cho xe trong đoàn đưa cô về Bệnh viện A của đặc khu Vĩnh Linh bấy giờ đặt ở xã Vĩnh Tú để phẫu thuật.
Khi về đến bệnh viện, các bác sĩ quyết định phẫu thuật nhưng lượng máu cho ca phẫu thuật không đủ, lại chính một chiếc xe trong đoàn tùy tùng chạy khẩn cấp ra Bệnh viện Đồng Hới để lấy máu mang vào.
Quả bom bi định mệnh ấy làm Hương bị đứt 8 đoạn ruột, đứt động mạch, ê-kip bác sĩ của bệnh viện vùng tuyến lửa đều là những bác sĩ dày dạn kinh nghiệm nên đã cứu cô thoát chết.
Hơn một tháng sau, sức khỏe tạm ổn và được xuất viện về nhà, Hương càng bất ngờ hơn khi xe của bệnh viện đưa thẳng cô từ bệnh viện về trụ sở UBND xã Vĩnh Thành.
Ở trụ sở UBND có nhiều người dân trong thôn có mặt, tất cả đều được nhận quà của Fidel gửi, một số kẹo bánh và thuốc men. Phần quà của bà Hương có khá nhiều thuốc bổ và nhất là tấm danh thiếp rất đẹp với hoa văn in chìm có dòng chữ “CMDTE. FIDEL CASTRO RUZ” phía dưới là dòng chữ mà bà được dịch cho nghe là Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba.
Năm 1985, bà Hương có nhận được thư của Đại sứ quán Cuba tại Hà Nội chuyển lời của Fidel muốn bố trí cho bà sang Cuba một chuyến để kiểm tra sức khỏe và an dưỡng nhưng thời điểm đó bà đang sinh đứa con gái út, vậy rồi ước mong được gặp ân nhân của bà đã không thực hiện được...
Nhưng câu chuyện về cô gái trên vĩ tuyến 17 bị thương không chỉ dừng ở đó. Chứng kiến những thương tích chiến tranh gây ra cho người dân trên vùng đất lửa, Fidel đã quyết định dành một món quà tặng đặc biệt và thiết thực cho nhân dân trong vùng.
Ngay sau chuyến đi, lãnh tụ Fidel gọi đại sứ Cuba tại Việt Nam cùng đi với đoàn để chỉ đạo việc có kế hoạch giúp xây dựng một bệnh viện hiện đại để chữa bệnh cho người dân sau chiến tranh.
Không lâu sau đó, chỉ đạo của Fidel đã thành hiện thực, một bệnh viện mang tên Việt Nam - Cuba được chọn đặt tại thị xã Đồng Hới, tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình.
Ngày 19/5/1974, lễ khởi công xây dựng bệnh viện hữu nghị được tiến hành và hơn 40 năm qua, kể từ ngày đi vào hoạt động, Bệnh viện Việt Nam - Cuba ở Quảng Bình đã như một cột mốc tin yêu của mối tình hữu nghị đặc biệt giữa hai quốc gia mà người anh em Cuba đã dốc lòng san sẻ. Nguồn ảnh: TL.