Những hình ảnh được truyền thông Đài Loan đăng tải cho thấy, hiện trường thảm khốc của vụ rơi tiêm kích F-16V hôm 11/1 vừa rồi, khi chiếc chiến đấu cơ của hòn đảo này đâm thẳng xuống biển.Lực lượng cứu hộ của đảo Đài Loan phối hợp cùng lực lượng vũ trang nước này, đã tiến hành trục vớt các mảnh vỡ và cố gắng tìm kiếm thi thể của phi công lái chính trong suốt thời gian qua.Trước đó hôm 11/1, một máy bay chiến đấu F-16V của đảo Đài Loan đã rơi thẳng xuống biển khi đang bay huấn luyện.Người điểu khiển chiếc tiêm kích gặp tai nạn được xác định là phi công, Đại úy Trần Dịch - người được cho là có kinh nghiệm khá tốt trong lĩnh vực bay biển.Mặc dù vậy, truyền thông Đài Loan cho biết không loại trừ khả năng chiếc tiêm kích F-16V đã rơi do lỗi định hướng của phi công. Theo đó, trong quá trình bay huấn luyện trên biển, phi công đã mất định hướng, không phân biệt được biển và trời.Mất định hướng là tình trạng xảy ra với các phi công khi bay biển hoặc khi bay trong điều kiện thời tiết mây mù, tầm nhìn kém. Khi này, đường chân trời sẽ gần như biến mất và phi công sẽ không có khả năng nhận biết máy bay đang bay lên - hay đang đâm xuống.Ở những loại tiêm kích hiện đại, các hệ thống cảnh báo đường chân trời thường rất hiện đại, sẽ cho phép phi công định hướng tốt ngay cả khi tầm nhìn bằng 0.Tuy nhiên không loại trừ khả năng, phi công Trần Dịch của Đài Loan đã quá tự tin vào trình độ của mình, bỏ qua các cảnh báo điện tử và bay theo cảm giác, dẫn tới vụ tai nạn thương tâm.Bay đêm và bay biển là hai kiểu bay cực kỳ khó, đòi hỏi phi công có kinh nghiệm dày dặn, được đào tạo bài bản và có số giờ bay nhất định. Thông thường, không phải bất cứ phi công tiêm kích nào cũng có thể bay đêm và bay biển.Mặc dù vậy, ngay cả khi đã có kinh nghiệm bay dày dặn, các phi công này vẫn phải đối mặt với nguy cơ tai nạn bất cứ lúc nào, do các bài bay này là cực kỳ nguy hiểm, ngay cả trong thời bình.Chiến đấu cơ F-16V là phiên bản tiêm kích mạnh nhất đảo Đài Loan hiện đang sở hữu. Những chiếc F-16V mới nhất cũng mới chỉ được đưa vào biên chế lực lượng này từ tháng 11 năm ngoái, sau khi trải qua quá trình hiện đại hóa.Theo các thông tin được đăng tải trước đó, đảo Đài Loan đã chi 3,9 tỷ USD để nâng cấp 141 chiếc tiêm kích F-16 lên phiên bản F-16V, ngoài ra hòn đảo này còn chi tới 8 tỷ USD để mua mới 66 chiếc tiêm kích F-16V từ Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những hình ảnh được truyền thông Đài Loan đăng tải cho thấy, hiện trường thảm khốc của vụ rơi tiêm kích F-16V hôm 11/1 vừa rồi, khi chiếc chiến đấu cơ của hòn đảo này đâm thẳng xuống biển.
Lực lượng cứu hộ của đảo Đài Loan phối hợp cùng lực lượng vũ trang nước này, đã tiến hành trục vớt các mảnh vỡ và cố gắng tìm kiếm thi thể của phi công lái chính trong suốt thời gian qua.
Trước đó hôm 11/1, một máy bay chiến đấu F-16V của đảo Đài Loan đã rơi thẳng xuống biển khi đang bay huấn luyện.
Người điểu khiển chiếc tiêm kích gặp tai nạn được xác định là phi công, Đại úy Trần Dịch - người được cho là có kinh nghiệm khá tốt trong lĩnh vực bay biển.
Mặc dù vậy, truyền thông Đài Loan cho biết không loại trừ khả năng chiếc tiêm kích F-16V đã rơi do lỗi định hướng của phi công. Theo đó, trong quá trình bay huấn luyện trên biển, phi công đã mất định hướng, không phân biệt được biển và trời.
Mất định hướng là tình trạng xảy ra với các phi công khi bay biển hoặc khi bay trong điều kiện thời tiết mây mù, tầm nhìn kém. Khi này, đường chân trời sẽ gần như biến mất và phi công sẽ không có khả năng nhận biết máy bay đang bay lên - hay đang đâm xuống.
Ở những loại tiêm kích hiện đại, các hệ thống cảnh báo đường chân trời thường rất hiện đại, sẽ cho phép phi công định hướng tốt ngay cả khi tầm nhìn bằng 0.
Tuy nhiên không loại trừ khả năng, phi công Trần Dịch của Đài Loan đã quá tự tin vào trình độ của mình, bỏ qua các cảnh báo điện tử và bay theo cảm giác, dẫn tới vụ tai nạn thương tâm.
Bay đêm và bay biển là hai kiểu bay cực kỳ khó, đòi hỏi phi công có kinh nghiệm dày dặn, được đào tạo bài bản và có số giờ bay nhất định. Thông thường, không phải bất cứ phi công tiêm kích nào cũng có thể bay đêm và bay biển.
Mặc dù vậy, ngay cả khi đã có kinh nghiệm bay dày dặn, các phi công này vẫn phải đối mặt với nguy cơ tai nạn bất cứ lúc nào, do các bài bay này là cực kỳ nguy hiểm, ngay cả trong thời bình.
Chiến đấu cơ F-16V là phiên bản tiêm kích mạnh nhất đảo Đài Loan hiện đang sở hữu. Những chiếc F-16V mới nhất cũng mới chỉ được đưa vào biên chế lực lượng này từ tháng 11 năm ngoái, sau khi trải qua quá trình hiện đại hóa.
Theo các thông tin được đăng tải trước đó, đảo Đài Loan đã chi 3,9 tỷ USD để nâng cấp 141 chiếc tiêm kích F-16 lên phiên bản F-16V, ngoài ra hòn đảo này còn chi tới 8 tỷ USD để mua mới 66 chiếc tiêm kích F-16V từ Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.