Giới quan sát quân sự càng tỏ ra nghi ngờ hơn về lai lịch của UAV Orion khi mới đây công ty công nghệ Kronshtadt của Nga tiết lộ sẽ phát triển biến thể vũ trang của Orion có tên là Orion-E. Theo thông tin ban đầu UAV chiến đấu này có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa 1000 kg, trong đó sẽ có 200 kg vũ khí. Ảnh: Defence.Với 200 kg vũ khí, máy bay không người lái Orion-E của Nga sẽ mang được tối đa 4 quả bom mỗi quả nặng 50 kg. Phía Nga khẳng định, đây sẽ là loại bom thông minh có dẫn đường và được thiết kế riêng cho loại máy bay không người lái này. Ảnh: Livejournal.Loại bom được thiết kế riêng cho Orion-E sẽ giúp nó bảo toàn được kiểu dáng khí động học của mình, hạn chế tối đa việc mang theo vũ khí ảnh hưởng đến hiệu suất bay của loại máy bay không người lái này. Ảnh: Tube.Hệ thống quang học trên phiên bản Orion-E cũng được cải tiến để phục vụ nhiệm vụ của một máy bay không người lái tấn công. Theo đó, UAV Orion-E sẽ có hai hệ thống cung cấp ảnh nhiệt, một camera góc rộng cùng với hệ thống xác định mục tiêu/khoảng cách. Ảnh: MASK.Phiên bản UAV tấn công Orion-E sẽ có khả năng bay ở tầm cao 7500 mét với tầm bay 250 km hoặc 24 giờ liên tục. Các tính năng thám sát của chiếc UAV tấn công này bao gồm chụp ảnh độ phân dải cao và thu thập tín hiệu tình báo của đối phương vẫn được giữ nguyên. Ảnh: Mask.Công ty Krostadt hiện cũng đang phát triển phiên bản Orion-2 - một phiên bản nâng cấp dự kiến sẽ biến Orion từ máy bay hoạt động ở độ cao tầm trung thành máy bay không người lái hoạt động ở độ cao lớn. Ảnh: Defence.Cụ thể, Orion-2 dự kiến sẽ có tầm bay tối đa 350 km, trần bay lên tới 12.000 mét và trọng lượng cất cánh tối đa có thể đạt tới 5000 kg. Ảnh: Sina.UAV Orion đặt theo tên của chòm sao Lạp Hộ được Nga cho xuất hiện chính thức lần đầu tiên tại triển lãm hàng không quốc tế MASK-2017. Loại máy bay này có sải cảnh 16 mét, dài 8 mét và có tốc độ bay tối đa lên tới 200 km/h. Ảnh: Tube.Cận cảnh bên trong buồng điều khiển từ xa của UAV Orion. Ảnh: Livejournal. Mời độc giả xem Video: Siêu máy bay không người lái UAV MQ-9 của Mỹ.
Giới quan sát quân sự càng tỏ ra nghi ngờ hơn về lai lịch của UAV Orion khi mới đây công ty công nghệ Kronshtadt của Nga tiết lộ sẽ phát triển biến thể vũ trang của Orion có tên là Orion-E. Theo thông tin ban đầu UAV chiến đấu này có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa 1000 kg, trong đó sẽ có 200 kg vũ khí. Ảnh: Defence.
Với 200 kg vũ khí, máy bay không người lái Orion-E của Nga sẽ mang được tối đa 4 quả bom mỗi quả nặng 50 kg. Phía Nga khẳng định, đây sẽ là loại bom thông minh có dẫn đường và được thiết kế riêng cho loại máy bay không người lái này. Ảnh: Livejournal.
Loại bom được thiết kế riêng cho Orion-E sẽ giúp nó bảo toàn được kiểu dáng khí động học của mình, hạn chế tối đa việc mang theo vũ khí ảnh hưởng đến hiệu suất bay của loại máy bay không người lái này. Ảnh: Tube.
Hệ thống quang học trên phiên bản Orion-E cũng được cải tiến để phục vụ nhiệm vụ của một máy bay không người lái tấn công. Theo đó, UAV Orion-E sẽ có hai hệ thống cung cấp ảnh nhiệt, một camera góc rộng cùng với hệ thống xác định mục tiêu/khoảng cách. Ảnh: MASK.
Phiên bản UAV tấn công Orion-E sẽ có khả năng bay ở tầm cao 7500 mét với tầm bay 250 km hoặc 24 giờ liên tục. Các tính năng thám sát của chiếc UAV tấn công này bao gồm chụp ảnh độ phân dải cao và thu thập tín hiệu tình báo của đối phương vẫn được giữ nguyên. Ảnh: Mask.
Công ty Krostadt hiện cũng đang phát triển phiên bản Orion-2 - một phiên bản nâng cấp dự kiến sẽ biến Orion từ máy bay hoạt động ở độ cao tầm trung thành máy bay không người lái hoạt động ở độ cao lớn. Ảnh: Defence.
Cụ thể, Orion-2 dự kiến sẽ có tầm bay tối đa 350 km, trần bay lên tới 12.000 mét và trọng lượng cất cánh tối đa có thể đạt tới 5000 kg. Ảnh: Sina.
UAV Orion đặt theo tên của chòm sao Lạp Hộ được Nga cho xuất hiện chính thức lần đầu tiên tại triển lãm hàng không quốc tế MASK-2017. Loại máy bay này có sải cảnh 16 mét, dài 8 mét và có tốc độ bay tối đa lên tới 200 km/h. Ảnh: Tube.
Cận cảnh bên trong buồng điều khiển từ xa của UAV Orion. Ảnh: Livejournal.
Mời độc giả xem Video: Siêu máy bay không người lái UAV MQ-9 của Mỹ.