Hãng thông tấn News18 của Mỹ trích lời Bộ trưởng Bộ ngoại giao nước này cho biết phía Mỹ đang đàm phán với Ấn Độ về một bản hợp đồng trị giá "nhiều tỷ USD" nhằm mua các máy bay không người lái MQ-9 Reaper từ Mỹ. Nguồn ảnh: AF.Theo đó, phía Mỹ đang đàm phán về việc bán cùng lúc 22 chiếc máy bay không người lái MQ-9 Reaper cho phía Ấn Độ. Tổng giá trị hợp đồng này được tiết lộ là từ 2 tới 3 tỷ USD. Nguồn ảnh: Youtube.Ra đời từ năm 2001 và được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2007. MQ-9 Reaper là chiếc máy bay không người lái trinh sát-tấn công hiện đại nhất thế giới tính đến thời điểm này. Tới năm 2014, đã có tổng cộng 163 chiếc MQ-9 được sản xuất. Nguồn ảnh: Tech.MQ-9 là loại máy bay không người lái có khả năng được điều khiển từ xa qua tín hiệu vệ tinh hoặc thông qua các trạm điều khiển mặt đất truyền thông tin nối tiếp nhau. Nguồn ảnh: Twis.MQ-9 có khả năng bay liên tục 14 tiếng trên không cung cấp khả năng trinh sát tuyệt vời. Đặc biệt, MQ-9 có khả năng triển khai vũ khí hạng nặng gồm tên lửa chống tăng, tên lửa không đối không, bom thông minh trên 7 giá treo. Nguồn ảnh: Youtube.Tầm bay tối đa của MQ-9 lên tới 1800 km, trần bay của chiếc máy bay không người lái có vũ trang này vào khoảng 18.000 mét và nó có thể di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 540 km/h. Nguồn ảnh: Dailymail.MQ-9 Reaper sử dụng động cơ cánh quạt nên có thời gian hoạt động trên không cực kỳ lâu. Nguồn ảnh: Gand.Theo các chuyên gia phân tích, Ấn Độ thực sự cần một loại máy bay không người lái thám sát trên không vì nước này có đường bờ biển dài tới 7.500 km và sẽ rất khó khăn, tốn kém về tiền bạc và nhân lực để bao quát hết đường biên giới này nếu sử dụng cách thức truyền thống. Nguồn ảnh: Aviation.Ngoài ra, việc Mỹ tham gia vào hợp đồng mua bán giá trị lớn với Ấn Độ cũng sẽ mở ra một cơ hội về hợp tác trong tương lai với cả hai quốc gia này, nhất là trong lĩnh vực tình báo. Nguồn ảnh: Twis.Chưa kể đến việc, Ấn Độ vốn được coi là đối trọng duy nhất của Trung Quốc ở châu Á và việc Mỹ cùng Ấn Độ hợp tác, chia sẻ tin tình báo chắc chắn sẽ có lợi rất nhiều trong việc hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc về mặt quân sự ở khu vực châu Á trong tương lai. Nguồn ảnh: Aviation.
Hãng thông tấn News18 của Mỹ trích lời Bộ trưởng Bộ ngoại giao nước này cho biết phía Mỹ đang đàm phán với Ấn Độ về một bản hợp đồng trị giá "nhiều tỷ USD" nhằm mua các máy bay không người lái MQ-9 Reaper từ Mỹ. Nguồn ảnh: AF.
Theo đó, phía Mỹ đang đàm phán về việc bán cùng lúc 22 chiếc máy bay không người lái MQ-9 Reaper cho phía Ấn Độ. Tổng giá trị hợp đồng này được tiết lộ là từ 2 tới 3 tỷ USD. Nguồn ảnh: Youtube.
Ra đời từ năm 2001 và được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2007. MQ-9 Reaper là chiếc máy bay không người lái trinh sát-tấn công hiện đại nhất thế giới tính đến thời điểm này. Tới năm 2014, đã có tổng cộng 163 chiếc MQ-9 được sản xuất. Nguồn ảnh: Tech.
MQ-9 là loại máy bay không người lái có khả năng được điều khiển từ xa qua tín hiệu vệ tinh hoặc thông qua các trạm điều khiển mặt đất truyền thông tin nối tiếp nhau. Nguồn ảnh: Twis.
MQ-9 có khả năng bay liên tục 14 tiếng trên không cung cấp khả năng trinh sát tuyệt vời. Đặc biệt, MQ-9 có khả năng triển khai vũ khí hạng nặng gồm tên lửa chống tăng, tên lửa không đối không, bom thông minh trên 7 giá treo. Nguồn ảnh: Youtube.
Tầm bay tối đa của MQ-9 lên tới 1800 km, trần bay của chiếc máy bay không người lái có vũ trang này vào khoảng 18.000 mét và nó có thể di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 540 km/h. Nguồn ảnh: Dailymail.
MQ-9 Reaper sử dụng động cơ cánh quạt nên có thời gian hoạt động trên không cực kỳ lâu. Nguồn ảnh: Gand.
Theo các chuyên gia phân tích, Ấn Độ thực sự cần một loại máy bay không người lái thám sát trên không vì nước này có đường bờ biển dài tới 7.500 km và sẽ rất khó khăn, tốn kém về tiền bạc và nhân lực để bao quát hết đường biên giới này nếu sử dụng cách thức truyền thống. Nguồn ảnh: Aviation.
Ngoài ra, việc Mỹ tham gia vào hợp đồng mua bán giá trị lớn với Ấn Độ cũng sẽ mở ra một cơ hội về hợp tác trong tương lai với cả hai quốc gia này, nhất là trong lĩnh vực tình báo. Nguồn ảnh: Twis.
Chưa kể đến việc, Ấn Độ vốn được coi là đối trọng duy nhất của Trung Quốc ở châu Á và việc Mỹ cùng Ấn Độ hợp tác, chia sẻ tin tình báo chắc chắn sẽ có lợi rất nhiều trong việc hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc về mặt quân sự ở khu vực châu Á trong tương lai. Nguồn ảnh: Aviation.