Kh-32 là tên lửa hành trình chống hạm phóng từ trên không của Nga; đây là phiên bản cải tiến của tên lửa Kh-22 với những cải tiến về công nghệ dẫn đường, khả năng chống nhiễu, động cơ và có tầm bắn xa hơn rất nhiều. Ảnh: Tên lửa Kh-32 - Nguồn: TopwarTên lửa Kh-32 được thiết kế để tấn công các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ, cũng như các mục tiêu mặt đất khác nhau. Tên lửa được phóng đi từ máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-22M3M của Nga; Tu-22M3M cũng là những phương tiện chủ yếu để đối phó với những biên đội tàu sân bay của Mỹ. Ảnh: Tên lửa hành trình Kh-32 - Nguồn: TopwarCông cuộc phát triển tên lửa Kh-32 được bắt đầu từ giữa những năm 1980, khi Liên Xô còn chưa sụp đổ. Cũng như tên lửa tiền nhiệm Kh-22, tên lửa Kh-32 được tạo ra bởi phòng thiết kế tên lửa lừng danh Raduga. Ảnh: Tên lửa Kh-32 - Nguồn: TopwarNhưng sau khi Liên Xô tan rã (năm 1991), việc phát triển loại tên lửa này đã bị dừng nhiều lần do các vấn đề kinh phí. Việc thử nghiệm Kh-32 chỉ được bắt đầu nối lại vào năm 1998, tuy nhiên liên tục xảy ra thất bại, dẫn đến chậm tiến độ. Ảnh: Tên lửa chống hạm Kh-32 - Nguồn: TopwarNhững thử nghiệm cuối cùng của Kh-32 được hoàn thành vào năm 2016 và được chính thức sử dụng trong cùng năm. Như vậy 15 năm sau lần phóng đầu tiên và mất 30 năm để phát triển, Kh-32 mới đưa vào sử dụng. Vì vậy ý tưởng của Kh-32 về lý thuyết là đã lạc hậu. Ảnh: Tên lửa Kh-32 - Nguồn: TopwarKh-32 ban đầu được thiết kế để vượt qua hệ thống phòng không Aegis và Patriot của Mỹ, xuất hiện vào đầu những năm 1980. Hệ thống Aegis lúc đầu chỉ được trang bị trên các tàu tuần dương lớp Ticonderoga, sau này là cả tàu chiến lớp Arleigh Burke. Hiện cả hai tàu chiến lớp Ticonderoga và Arleigh Burke đều bảo vệ tàu sân bay Mỹ khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa. Ảnh: Tàu chiến lớp Arleigh Burke - Nguồn: Hải quân Mỹ.Vào thời điểm đó, tên lửa hành trình chống hạm hiện đại nhất của Liên Xô là Kh-22, chỉ có tầm bắn từ 80-330 km. Tầm bắn này không đủ để đe dọa các nhóm tàu sân bay Mỹ, đồng thời nguy hiểm cho các máy bay ném bom Tu-22M mang các tên lửa này. Vì vậy, Liên Xô cần một tên lửa tầm bắn xa hơn, có thể vượt qua hệ thống phòng không của Mỹ. Ảnh: Tên lửa Kh-22 - Nguồn: TopwarLà phiên bản "nâng cấp và cải tiến" của tên lửa Kh-22, tên lửa hành trình Kh-32 nặng 6 tấn, tốc độ bay gấp 4,4 lần tốc độ âm thanh và cũng chỉ được trang bị trên máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-22M3. Một máy bay ném bom Tu-22M3 có thể mang ít nhất hai tên lửa hành trình Kh-32. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 mang tên lửa Kh-32 - Nguồn: TopwarMặc dù tên lửa Kh-32 có kích thước giống như Kh-22, nhưng nó có tầm bắn xa hơn. Những tiến bộ về điện tử và dẫn đường cho phép giảm kích thước của các bộ phận bên trong và tăng kích thước của khoang nhiên liệu. Đầu đạn của Kh-32 giảm từ 1.000 kg xuống 500 kg và sử dụng động cơ tiết kiệm nhiên liệu hơn. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 mang tên lửa Kh-32 - Nguồn: TopwarTất cả những cải tiến trên cho phép tăng tầm bắn của Kh-32 lên 600-1.000 km, tùy thuộc vào cấu hình bay. Tầm bắn như vậy cho phép Tu-22M3 tiếp cận mục tiêu và phóng tên lửa ở ngoài vùng hỏa lực phòng không của đối phương, bảo đảm an toàn cho máy bay mang tên lửa phóng. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 mang tên lửa Kh-32 - Nguồn: TopwarSau khi được phóng khỏi máy bay, tên lửa Kh-32 đầu tiên sẽ leo lên trên và bay vào tầng bình lưu (phía trên tầng đối lưu của khí quyển trái đất), hành trình theo phương ngang, ở độ cao 40 km tính từ bề mặt đất. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 mang tên lửa Kh-32 - Nguồn: TopwarĐối với các vật thể bay "cao và tốc độ cao" như vậy, hầu hết các radar mặt đất không thể phát hiện và theo dõi các mục tiêu tiếp cận từ trên xuống. Đồng thời Kh-32 bay ở độ cao cực lớn như vậy, tên lửa phòng không của đối phương không thể với tới và đánh chặn. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 mang tên lửa Kh-32 - Nguồn: TopwarĐầu đạn của tên lửa Kh-32 được trang bị đầu dò radar tiên tiến, phạm vi phát hiện được mở rộng và có thể theo dõi trực tiếp mục tiêu bị tấn công ở khoảng cách xa hơn. Khi tìm thấy mục tiêu, tên lửa Kh-32 sẽ bổ nhào xuống một góc lớn gần khu vực mục tiêu và tấn công trực diện. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 mang tên lửa Kh-32 - Nguồn: TopwarĐiều đáng nói ở đây là sự suy giảm lực lượng không quân của Nga sau khi Liên Xô tan rã vẫn chưa được cải thiện một cách hiệu quả. Hiện tại, Không quân và Hải quân Nga có ít hơn 100 máy bay ném bom Tu-22M3, và khả năng thực hiện các cuộc tấn công bão hòa vào đội hình tàu sân bay của Hải quân Mỹ không còn tốt như trước. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 mang tên lửa Kh-32 - Nguồn: TopwarĐối với Nga, ngoài việc phát triển thành công tên lửa hành trình Kh-32, nước này cũng đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn để nâng cao hơn nữa quy mô và khả năng của các hệ thống tìm kiếm mục tiêu trên biển. Như vậy mới phát huy hết khả năng của loại tên lửa này. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 mang tên lửa Kh-32 - Nguồn: Topwar Cận cảnh máy bay Tu-22 của Nga phóng tên lửa Kh-32.
Kh-32 là tên lửa hành trình chống hạm phóng từ trên không của Nga; đây là phiên bản cải tiến của tên lửa Kh-22 với những cải tiến về công nghệ dẫn đường, khả năng chống nhiễu, động cơ và có tầm bắn xa hơn rất nhiều. Ảnh: Tên lửa Kh-32 - Nguồn: Topwar
Tên lửa Kh-32 được thiết kế để tấn công các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ, cũng như các mục tiêu mặt đất khác nhau. Tên lửa được phóng đi từ máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-22M3M của Nga; Tu-22M3M cũng là những phương tiện chủ yếu để đối phó với những biên đội tàu sân bay của Mỹ. Ảnh: Tên lửa hành trình Kh-32 - Nguồn: Topwar
Công cuộc phát triển tên lửa Kh-32 được bắt đầu từ giữa những năm 1980, khi Liên Xô còn chưa sụp đổ. Cũng như tên lửa tiền nhiệm Kh-22, tên lửa Kh-32 được tạo ra bởi phòng thiết kế tên lửa lừng danh Raduga. Ảnh: Tên lửa Kh-32 - Nguồn: Topwar
Nhưng sau khi Liên Xô tan rã (năm 1991), việc phát triển loại tên lửa này đã bị dừng nhiều lần do các vấn đề kinh phí. Việc thử nghiệm Kh-32 chỉ được bắt đầu nối lại vào năm 1998, tuy nhiên liên tục xảy ra thất bại, dẫn đến chậm tiến độ. Ảnh: Tên lửa chống hạm Kh-32 - Nguồn: Topwar
Những thử nghiệm cuối cùng của Kh-32 được hoàn thành vào năm 2016 và được chính thức sử dụng trong cùng năm. Như vậy 15 năm sau lần phóng đầu tiên và mất 30 năm để phát triển, Kh-32 mới đưa vào sử dụng. Vì vậy ý tưởng của Kh-32 về lý thuyết là đã lạc hậu. Ảnh: Tên lửa Kh-32 - Nguồn: Topwar
Kh-32 ban đầu được thiết kế để vượt qua hệ thống phòng không Aegis và Patriot của Mỹ, xuất hiện vào đầu những năm 1980. Hệ thống Aegis lúc đầu chỉ được trang bị trên các tàu tuần dương lớp Ticonderoga, sau này là cả tàu chiến lớp Arleigh Burke. Hiện cả hai tàu chiến lớp Ticonderoga và Arleigh Burke đều bảo vệ tàu sân bay Mỹ khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa. Ảnh: Tàu chiến lớp Arleigh Burke - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Vào thời điểm đó, tên lửa hành trình chống hạm hiện đại nhất của Liên Xô là Kh-22, chỉ có tầm bắn từ 80-330 km. Tầm bắn này không đủ để đe dọa các nhóm tàu sân bay Mỹ, đồng thời nguy hiểm cho các máy bay ném bom Tu-22M mang các tên lửa này. Vì vậy, Liên Xô cần một tên lửa tầm bắn xa hơn, có thể vượt qua hệ thống phòng không của Mỹ. Ảnh: Tên lửa Kh-22 - Nguồn: Topwar
Là phiên bản "nâng cấp và cải tiến" của tên lửa Kh-22, tên lửa hành trình Kh-32 nặng 6 tấn, tốc độ bay gấp 4,4 lần tốc độ âm thanh và cũng chỉ được trang bị trên máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-22M3. Một máy bay ném bom Tu-22M3 có thể mang ít nhất hai tên lửa hành trình Kh-32. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 mang tên lửa Kh-32 - Nguồn: Topwar
Mặc dù tên lửa Kh-32 có kích thước giống như Kh-22, nhưng nó có tầm bắn xa hơn. Những tiến bộ về điện tử và dẫn đường cho phép giảm kích thước của các bộ phận bên trong và tăng kích thước của khoang nhiên liệu. Đầu đạn của Kh-32 giảm từ 1.000 kg xuống 500 kg và sử dụng động cơ tiết kiệm nhiên liệu hơn. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 mang tên lửa Kh-32 - Nguồn: Topwar
Tất cả những cải tiến trên cho phép tăng tầm bắn của Kh-32 lên 600-1.000 km, tùy thuộc vào cấu hình bay. Tầm bắn như vậy cho phép Tu-22M3 tiếp cận mục tiêu và phóng tên lửa ở ngoài vùng hỏa lực phòng không của đối phương, bảo đảm an toàn cho máy bay mang tên lửa phóng. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 mang tên lửa Kh-32 - Nguồn: Topwar
Sau khi được phóng khỏi máy bay, tên lửa Kh-32 đầu tiên sẽ leo lên trên và bay vào tầng bình lưu (phía trên tầng đối lưu của khí quyển trái đất), hành trình theo phương ngang, ở độ cao 40 km tính từ bề mặt đất. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 mang tên lửa Kh-32 - Nguồn: Topwar
Đối với các vật thể bay "cao và tốc độ cao" như vậy, hầu hết các radar mặt đất không thể phát hiện và theo dõi các mục tiêu tiếp cận từ trên xuống. Đồng thời Kh-32 bay ở độ cao cực lớn như vậy, tên lửa phòng không của đối phương không thể với tới và đánh chặn. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 mang tên lửa Kh-32 - Nguồn: Topwar
Đầu đạn của tên lửa Kh-32 được trang bị đầu dò radar tiên tiến, phạm vi phát hiện được mở rộng và có thể theo dõi trực tiếp mục tiêu bị tấn công ở khoảng cách xa hơn. Khi tìm thấy mục tiêu, tên lửa Kh-32 sẽ bổ nhào xuống một góc lớn gần khu vực mục tiêu và tấn công trực diện. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 mang tên lửa Kh-32 - Nguồn: Topwar
Điều đáng nói ở đây là sự suy giảm lực lượng không quân của Nga sau khi Liên Xô tan rã vẫn chưa được cải thiện một cách hiệu quả. Hiện tại, Không quân và Hải quân Nga có ít hơn 100 máy bay ném bom Tu-22M3, và khả năng thực hiện các cuộc tấn công bão hòa vào đội hình tàu sân bay của Hải quân Mỹ không còn tốt như trước. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 mang tên lửa Kh-32 - Nguồn: Topwar
Đối với Nga, ngoài việc phát triển thành công tên lửa hành trình Kh-32, nước này cũng đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn để nâng cao hơn nữa quy mô và khả năng của các hệ thống tìm kiếm mục tiêu trên biển. Như vậy mới phát huy hết khả năng của loại tên lửa này. Ảnh: Máy bay Tu-22M3 mang tên lửa Kh-32 - Nguồn: Topwar
Cận cảnh máy bay Tu-22 của Nga phóng tên lửa Kh-32.