Được Mỹ xây dựng từ năm 1965, Tổng kho Long Bình đặt tại Biên Hòa, Đồng Nai cách Sài Gòn khoảng 20 km về phía đông và có diện tính vào khoảng 24 cây số vuông chính là kho bom đạn và hậu cần lớn nhất của Mỹ đặt tại Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Military.Nằm cách Biên Hòa khoảng 7 km, Tổng kho Long Bình là nơi đặt bộ tư lệnh dã chiến II và Bộ tư Lệnh Hậu cần số 1 của Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.Không những nằm gần Sài Gòn và Biên Hòa, Tổng kho Long Bình còn nằm ngay bên cạnh dòng sông Đồng Nai, điều này cho phép hàng hóa của Mỹ có thể tập kết tại đây bằng cả đường bộ, đường không và đường thủy. Nguồn ảnh: Wiki.Vào năm 1969, trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc chiến quân số của Mỹ và quân đội ngụy Sài Gòn tại Tổng kho Long Bình có thể lên tới 60.000 quân, cao nhất trong số các căn cứ quân sự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.Do có vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi và là tổng kho hậu cần của Mỹ nên Long Bình luôn là mục tiêu mà quân Giải phóng nhắm tới trong suốt Chiến tranh Việt Nam. Đặc biệt là trong Tết Mậu Thân năm 1968, kho Long Bình đã bị các lực lượng của ta tấn công nhiều lần liên tục, phá hủy nhiều kho tàng của địch. Nguồn ảnh: Wiki.Về thiết kế, Tổng kho Long bình được xây dựng như một công trình phòng thủ quy mô và rất kiên cố. Xung quanh tổng kho này được bảo vệ bằng từ 7 tới 12 lớp hàng rào dây kẽm gai, chống xâm nhập. Nguồn ảnh: Critical.Ngoài lớp hàng rào dây thép gai là những bãi mìn rộng hàng nghìn mét và những bộ cảm biến chuyển động hiện đại nhất thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Cipher.Xung quanh hàng rào của Tổng kho Long Bình, cứ cách khoảng 30 tới 40 mét lại có một lô cốt phòng thủ với đèn cao áp cực sáng giúp Quân đội Mỹ và Sài Gòn có thể kiểm soát được an ninh ngay cả khi trời tối. Nguồn ảnh: Lib.Một lô cốt quan sát bên ngoài hàng rào dây thép gai tại Tổng kho Long Bình. Nguồn ảnh: Reader.Bên trong, Tổng kho Long Bình được xây dựng theo kiểu phòng thủ chiều sâu, chia thành từng ô nhỏ, mỗi ô nhỏ là một khu vực biệt lập với nhiều chòi canh. Trong trường hợp bị tấn công, các ô nhỏ sẽ được cô lập với nhau, đảm bảo thiệt hại ở mức thấp nhất và cũng khiến lực lượng tấn công khó có thể thoát ta khi đã di chuyển vào bên trong. Nguồn ảnh: Arm.Hai khu kho quan trọng nhất và lớn nhất của Tổng kho Long Bình là kho đồi 50 và kho đồi 53. Mỗi kho có diện tích khoảng 3,75 cây số vuông với khoảng 200 gian và được chia thành nhiều khu, canh gác cẩn mật cả ngày lẫn đêm và có cửa thép với rất nhiều khóa. Nguồn ảnh: Pinterest.Năm 1967, lần đầu tiên lực lượng đặc công của ta tấn công vào Kho Long Bình đã phá hủy ít nhất 15.000 quả đạn pháo 155mm của địch, gây ra một vụ nổ kinh thiên động địa kéo dài tới vài ngày. Nguồn ảnh: W3.Sau Chiến tranh Việt Nam, Tổng kho Long Bình đã "hết nhiệm vụ". Các loại vũ khí, bom đạn chiến lợi phẩm được quân đội ta thu giữ và phân chia về các kho quân nhu của từng quân khu. Nguồn ảnh: Proud.Ngày nay, Kho Long Bình đã trở thành khu công nghệ cao. Dấu tích chiến tranh tại nơi đây đã hoàn toàn biến mất. Nguồn ảnh: Crain. Video Những độc chiêu du kích trong chiến tranh ở Việt Nam - Nguồn: QPVN
Được Mỹ xây dựng từ năm 1965, Tổng kho Long Bình đặt tại Biên Hòa, Đồng Nai cách Sài Gòn khoảng 20 km về phía đông và có diện tính vào khoảng 24 cây số vuông chính là kho bom đạn và hậu cần lớn nhất của Mỹ đặt tại Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Military.
Nằm cách Biên Hòa khoảng 7 km, Tổng kho Long Bình là nơi đặt bộ tư lệnh dã chiến II và Bộ tư Lệnh Hậu cần số 1 của Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Không những nằm gần Sài Gòn và Biên Hòa, Tổng kho Long Bình còn nằm ngay bên cạnh dòng sông Đồng Nai, điều này cho phép hàng hóa của Mỹ có thể tập kết tại đây bằng cả đường bộ, đường không và đường thủy. Nguồn ảnh: Wiki.
Vào năm 1969, trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc chiến quân số của Mỹ và quân đội ngụy Sài Gòn tại Tổng kho Long Bình có thể lên tới 60.000 quân, cao nhất trong số các căn cứ quân sự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.
Do có vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi và là tổng kho hậu cần của Mỹ nên Long Bình luôn là mục tiêu mà quân Giải phóng nhắm tới trong suốt Chiến tranh Việt Nam. Đặc biệt là trong Tết Mậu Thân năm 1968, kho Long Bình đã bị các lực lượng của ta tấn công nhiều lần liên tục, phá hủy nhiều kho tàng của địch. Nguồn ảnh: Wiki.
Về thiết kế, Tổng kho Long bình được xây dựng như một công trình phòng thủ quy mô và rất kiên cố. Xung quanh tổng kho này được bảo vệ bằng từ 7 tới 12 lớp hàng rào dây kẽm gai, chống xâm nhập. Nguồn ảnh: Critical.
Ngoài lớp hàng rào dây thép gai là những bãi mìn rộng hàng nghìn mét và những bộ cảm biến chuyển động hiện đại nhất thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Cipher.
Xung quanh hàng rào của Tổng kho Long Bình, cứ cách khoảng 30 tới 40 mét lại có một lô cốt phòng thủ với đèn cao áp cực sáng giúp Quân đội Mỹ và Sài Gòn có thể kiểm soát được an ninh ngay cả khi trời tối. Nguồn ảnh: Lib.
Một lô cốt quan sát bên ngoài hàng rào dây thép gai tại Tổng kho Long Bình. Nguồn ảnh: Reader.
Bên trong, Tổng kho Long Bình được xây dựng theo kiểu phòng thủ chiều sâu, chia thành từng ô nhỏ, mỗi ô nhỏ là một khu vực biệt lập với nhiều chòi canh. Trong trường hợp bị tấn công, các ô nhỏ sẽ được cô lập với nhau, đảm bảo thiệt hại ở mức thấp nhất và cũng khiến lực lượng tấn công khó có thể thoát ta khi đã di chuyển vào bên trong. Nguồn ảnh: Arm.
Hai khu kho quan trọng nhất và lớn nhất của Tổng kho Long Bình là kho đồi 50 và kho đồi 53. Mỗi kho có diện tích khoảng 3,75 cây số vuông với khoảng 200 gian và được chia thành nhiều khu, canh gác cẩn mật cả ngày lẫn đêm và có cửa thép với rất nhiều khóa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Năm 1967, lần đầu tiên lực lượng đặc công của ta tấn công vào Kho Long Bình đã phá hủy ít nhất 15.000 quả đạn pháo 155mm của địch, gây ra một vụ nổ kinh thiên động địa kéo dài tới vài ngày. Nguồn ảnh: W3.
Sau Chiến tranh Việt Nam, Tổng kho Long Bình đã "hết nhiệm vụ". Các loại vũ khí, bom đạn chiến lợi phẩm được quân đội ta thu giữ và phân chia về các kho quân nhu của từng quân khu. Nguồn ảnh: Proud.
Ngày nay, Kho Long Bình đã trở thành khu công nghệ cao. Dấu tích chiến tranh tại nơi đây đã hoàn toàn biến mất. Nguồn ảnh: Crain.
Video Những độc chiêu du kích trong chiến tranh ở Việt Nam - Nguồn: QPVN