Theo tờ của Mỹ, vào ngày nước Mỹ kỷ niệm 20 năm vụ khủng bố 11/9, vũ khí mạnh nhất của quân đội Mỹ để đối phó với các cuộc tấn công trong tương lai vẫn là các hàng không mẫu hạm.Vào thời điểm đó, tàu sân bay USS Reagan, chở theo 90 máy bay chiến đấu các loại, đang trực chiến ở Biển Bắc Ả Rập, gần với Vịnh Ba Tư và không xa Afghanistan, để hỗ trợ cuộc di tản của người Mỹ ra khỏi Afghanistan.Dưới sự hộ tống của hai tàu chiến mang tên lửa dẫn đường, thông qua cập nhật thời gian thực của thông tin tình báo trên không, những tiêm kích hạm trên hàng không mẫu hạm Reagan, có thể tấn công bất kỳ hành động khiêu khích khủng bố nào trong vòng vài giờ.Cùng lúc đó, một tàu sân bay khác là Carl Vinson đang ra khơi trên Biển Đông, một khu vực khác mà quân đội Mỹ quan tâm nhất. Nó cũng có 90 máy bay chiến đấu có thể đáp ứng các hoạt động quân sự khác nhau trong vòng vài giờ; nên nhớ là những tàu sân bay này rất gần với những kẻ thù tiềm tàng.Vì các hành động của tàu sân bay Mỹ là các hoạt động triển khai bình thường, nên chúng hiếm khi thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông lớn. Nhưng vai trò quân sự, mà đội hình tàu sân bay mang lại cho quân đội Mỹ và các đồng minh, không phải là điều quá hiếm gặp.Trong bất kỳ cuộc xung đột nào ngoài chiến tranh hạt nhân, 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ, vẫn là hệ thống vũ khí nguy hiểm nhất cho đến nay. Trên thực tế, khả năng sát thương của chúng mạnh đến mức, nếu cần chúng có thể tiêu diệt chính xác hàng trăm mục tiêu mỗi ngày.Vì vậy, tàu sân bay có thể đã làm được nhiều việc hơn bất kỳ thiết bị quân sự nào khác trong lịch sử của nước Mỹ. Với năm đặc điểm sau đây, sẽ giải thích tại sao các siêu tàu sân bay như Reagan hay Carl Vinson, không thể thiếu trong chiến lược quốc gia của Mỹ.Thứ nhất, tàu sân bay của Mỹ thực chất là một căn cứ không quân nổi trên biển, có khả năng hành trình đến bất cứ đâu với tốc độ hơn 1.000 km mỗi ngày. Trên một tàu sân bay bao gồm 9 phi đội bay, gồm các máy bay chiến đấu, tác chiến điện tử, cảnh báo sớm, vận tải và các loại trực thăng khác nhau.Tiêm kích hạm chủ lực của hàng không mẫu hạm Mỹ là F/A-18E/F Super Hornet; đây là tiêm kích hạm thành công nhất từng được chế tạo. Nó có thể phóng chính xác 9 tấn vũ khí, vào các mục tiêu trên bộ hoặc trên biển cách xa 600 km, đồng thời quét sạch khu vực xung quanh.Trong tương lai, tiêm kích hạm tàng hình F-35C có trọng tải tương tự sẽ thay thế Super Hornet; F-35C có tầm hoạt động xa hơn và có tính năng tàng hình. Máy bay tác chiến điện tử E/A-18G có thể chế áp hệ thống liên lạc và radar tiên tiến nhất của đối phương; trong khi máy bay cảnh báo sớm E-2D có thể theo dõi hàng trăm máy bay địch ở khoảng cách xa.Tàu sân bay lớp Ford mới, là sự kế thừa của lớp Nimitz, giúp tăng số lượng máy bay có thể được xuất kích mỗi ngày lên một phần ba, với số lượt lên 270 lần xuất kích. Mỗi máy bay cường kích chiến đấu có thể mang theo nhiều loại vũ khí dẫn đường chính xác, sở hữu hiệu quả chiến đấu vô song.Thứ hai, sức mạnh tự duy trì siêu lâu. Không giống như các tàu chiến khác, tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân có kho chứa vũ khí lớn. Các tàu sân bay lớp Nimitz và Ford có thể chiến đấu tại các chiến trường khốc liệt trong vài tháng.Động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân giúp tàu sân bay có thể ra khơi liên tục, những kho chứa khổng lồ trên tàu có thể mang theo 1,4 triệu kg nhiên liệu hàng không và vũ khí, đạn dược khác nhau. Tàu sân bay một ngày có thể tự sản xuất 1,5 triệu lít nước ngọt từ nước biển, đảm bảo 18.000 suất ăn cho các thủy thủ và hoạt động liên tục trong 90 ngày.Nếu vũ khí và nhiên liệu cạn kiệt, tàu sân bay có thể nhanh chóng ra khỏi khu vực chiến đấu, bổ sung vũ khí, nhiên liệu hàng không trên biển, sau đó nhanh chóng khôi phục khả năng tác chiến. Để đáp ứng nhu cầu bổ sung khẩn cấp nhất của tàu sân bay, việc sử dụng máy bay vận tải cánh quạt lật V-22, có thể nâng cao hơn khả năng tiếp vận.Thứ ba, khả năng sống sót mạnh mẽ. Một số người cho rằng tàu sân bay Mỹ dài 330m và cao 20 tầng nên dễ bị tấn công. Trên thực tế, tình hình hoàn toàn ngược lại, khi siêu tàu sân bay của Mỹ có lượng giáp bảo vệ lớn và hàng trăm khoang kín nước, chỉ có vũ khí hạt nhân mới có thể đánh chìm nó. Điều này khiến tàu sân bay trở thành tàu chiến mặt nước có khả năng sống sót nhất trên thế giới.Trước khi đối phương khóa được tàu sân bay, cần phải tìm ra vị trí của tàu sân bay, nhưng đây không phải là vấn đề đơn giản, bởi vì tàu sân bay liên tục di chuyển. Ngoài số tiêm kích hạm trên tàu sân bay, còn có hệ thống vũ khí phòng thủ của biên đội tàu sân bay được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, với hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất thế giới.Thứ tư, tính đa năng. Máy bay hoạt động trên tàu sân bay vốn dĩ là loại máy bay đa năng. Các máy bay này có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu khác nhau trên bộ và các loại tàu chiến trên biển.Quan trọng nhất, sức chiến đấu khủng khiếp của gần một trăm tiêm kích hạm được trang bị vũ khí tấn công chính xác, đã nâng cao khả năng răn đe của quân đội Mỹ. Mặc dù không mang vũ khí hạt nhân, nhưng chúng hoàn toàn có khả năng nhắm vào các hệ thống chiến lược của các nước khác.Thứ năm, khả năng thích ứng. Tàu sân bay lớp Ford được thiết kế để có thể dễ dàng nâng cấp trong tương lai. Ví dụ, con tàu chỉ cần một nửa công suất phát điện để cung cấp năng lượng cho các thiết bị hiện có, và công suất còn lại có thể được sử dụng cho các công nghệ tương lai như laser công suất cao.Đến thời điểm hiện tại, không có hệ thống tác chiến nào khác có thể tiếp cận tiêu diệt tàu sân bay của Mỹ hoặc có loại vũ khí nào của quân đội các quốc gia khác (kể cả Nga và Trung Quốc) có trình độ gần tương đương với tàu sân bay của Hải quân Mỹ; do vậy Hải quân Mỹ có thể tiếp tục sử dụng tàu sân bay trong thế kỷ tới. Nguồn ảnh: Pinterest. Tàu sân bay lớp Nimitz - lãnh thổ di động trên biển của nước Mỹ. Nguồn: QPVN.
Theo tờ của Mỹ, vào ngày nước Mỹ kỷ niệm 20 năm vụ khủng bố 11/9, vũ khí mạnh nhất của quân đội Mỹ để đối phó với các cuộc tấn công trong tương lai vẫn là các hàng không mẫu hạm.
Vào thời điểm đó, tàu sân bay USS Reagan, chở theo 90 máy bay chiến đấu các loại, đang trực chiến ở Biển Bắc Ả Rập, gần với Vịnh Ba Tư và không xa Afghanistan, để hỗ trợ cuộc di tản của người Mỹ ra khỏi Afghanistan.
Dưới sự hộ tống của hai tàu chiến mang tên lửa dẫn đường, thông qua cập nhật thời gian thực của thông tin tình báo trên không, những tiêm kích hạm trên hàng không mẫu hạm Reagan, có thể tấn công bất kỳ hành động khiêu khích khủng bố nào trong vòng vài giờ.
Cùng lúc đó, một tàu sân bay khác là Carl Vinson đang ra khơi trên Biển Đông, một khu vực khác mà quân đội Mỹ quan tâm nhất. Nó cũng có 90 máy bay chiến đấu có thể đáp ứng các hoạt động quân sự khác nhau trong vòng vài giờ; nên nhớ là những tàu sân bay này rất gần với những kẻ thù tiềm tàng.
Vì các hành động của tàu sân bay Mỹ là các hoạt động triển khai bình thường, nên chúng hiếm khi thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông lớn. Nhưng vai trò quân sự, mà đội hình tàu sân bay mang lại cho quân đội Mỹ và các đồng minh, không phải là điều quá hiếm gặp.
Trong bất kỳ cuộc xung đột nào ngoài chiến tranh hạt nhân, 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ, vẫn là hệ thống vũ khí nguy hiểm nhất cho đến nay. Trên thực tế, khả năng sát thương của chúng mạnh đến mức, nếu cần chúng có thể tiêu diệt chính xác hàng trăm mục tiêu mỗi ngày.
Vì vậy, tàu sân bay có thể đã làm được nhiều việc hơn bất kỳ thiết bị quân sự nào khác trong lịch sử của nước Mỹ. Với năm đặc điểm sau đây, sẽ giải thích tại sao các siêu tàu sân bay như Reagan hay Carl Vinson, không thể thiếu trong chiến lược quốc gia của Mỹ.
Thứ nhất, tàu sân bay của Mỹ thực chất là một căn cứ không quân nổi trên biển, có khả năng hành trình đến bất cứ đâu với tốc độ hơn 1.000 km mỗi ngày. Trên một tàu sân bay bao gồm 9 phi đội bay, gồm các máy bay chiến đấu, tác chiến điện tử, cảnh báo sớm, vận tải và các loại trực thăng khác nhau.
Tiêm kích hạm chủ lực của hàng không mẫu hạm Mỹ là F/A-18E/F Super Hornet; đây là tiêm kích hạm thành công nhất từng được chế tạo. Nó có thể phóng chính xác 9 tấn vũ khí, vào các mục tiêu trên bộ hoặc trên biển cách xa 600 km, đồng thời quét sạch khu vực xung quanh.
Trong tương lai, tiêm kích hạm tàng hình F-35C có trọng tải tương tự sẽ thay thế Super Hornet; F-35C có tầm hoạt động xa hơn và có tính năng tàng hình. Máy bay tác chiến điện tử E/A-18G có thể chế áp hệ thống liên lạc và radar tiên tiến nhất của đối phương; trong khi máy bay cảnh báo sớm E-2D có thể theo dõi hàng trăm máy bay địch ở khoảng cách xa.
Tàu sân bay lớp Ford mới, là sự kế thừa của lớp Nimitz, giúp tăng số lượng máy bay có thể được xuất kích mỗi ngày lên một phần ba, với số lượt lên 270 lần xuất kích. Mỗi máy bay cường kích chiến đấu có thể mang theo nhiều loại vũ khí dẫn đường chính xác, sở hữu hiệu quả chiến đấu vô song.
Thứ hai, sức mạnh tự duy trì siêu lâu. Không giống như các tàu chiến khác, tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân có kho chứa vũ khí lớn. Các tàu sân bay lớp Nimitz và Ford có thể chiến đấu tại các chiến trường khốc liệt trong vài tháng.
Động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân giúp tàu sân bay có thể ra khơi liên tục, những kho chứa khổng lồ trên tàu có thể mang theo 1,4 triệu kg nhiên liệu hàng không và vũ khí, đạn dược khác nhau. Tàu sân bay một ngày có thể tự sản xuất 1,5 triệu lít nước ngọt từ nước biển, đảm bảo 18.000 suất ăn cho các thủy thủ và hoạt động liên tục trong 90 ngày.
Nếu vũ khí và nhiên liệu cạn kiệt, tàu sân bay có thể nhanh chóng ra khỏi khu vực chiến đấu, bổ sung vũ khí, nhiên liệu hàng không trên biển, sau đó nhanh chóng khôi phục khả năng tác chiến. Để đáp ứng nhu cầu bổ sung khẩn cấp nhất của tàu sân bay, việc sử dụng máy bay vận tải cánh quạt lật V-22, có thể nâng cao hơn khả năng tiếp vận.
Thứ ba, khả năng sống sót mạnh mẽ. Một số người cho rằng tàu sân bay Mỹ dài 330m và cao 20 tầng nên dễ bị tấn công. Trên thực tế, tình hình hoàn toàn ngược lại, khi siêu tàu sân bay của Mỹ có lượng giáp bảo vệ lớn và hàng trăm khoang kín nước, chỉ có vũ khí hạt nhân mới có thể đánh chìm nó. Điều này khiến tàu sân bay trở thành tàu chiến mặt nước có khả năng sống sót nhất trên thế giới.
Trước khi đối phương khóa được tàu sân bay, cần phải tìm ra vị trí của tàu sân bay, nhưng đây không phải là vấn đề đơn giản, bởi vì tàu sân bay liên tục di chuyển. Ngoài số tiêm kích hạm trên tàu sân bay, còn có hệ thống vũ khí phòng thủ của biên đội tàu sân bay được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, với hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất thế giới.
Thứ tư, tính đa năng. Máy bay hoạt động trên tàu sân bay vốn dĩ là loại máy bay đa năng. Các máy bay này có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu khác nhau trên bộ và các loại tàu chiến trên biển.
Quan trọng nhất, sức chiến đấu khủng khiếp của gần một trăm tiêm kích hạm được trang bị vũ khí tấn công chính xác, đã nâng cao khả năng răn đe của quân đội Mỹ. Mặc dù không mang vũ khí hạt nhân, nhưng chúng hoàn toàn có khả năng nhắm vào các hệ thống chiến lược của các nước khác.
Thứ năm, khả năng thích ứng. Tàu sân bay lớp Ford được thiết kế để có thể dễ dàng nâng cấp trong tương lai. Ví dụ, con tàu chỉ cần một nửa công suất phát điện để cung cấp năng lượng cho các thiết bị hiện có, và công suất còn lại có thể được sử dụng cho các công nghệ tương lai như laser công suất cao.
Đến thời điểm hiện tại, không có hệ thống tác chiến nào khác có thể tiếp cận tiêu diệt tàu sân bay của Mỹ hoặc có loại vũ khí nào của quân đội các quốc gia khác (kể cả Nga và Trung Quốc) có trình độ gần tương đương với tàu sân bay của Hải quân Mỹ; do vậy Hải quân Mỹ có thể tiếp tục sử dụng tàu sân bay trong thế kỷ tới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tàu sân bay lớp Nimitz - lãnh thổ di động trên biển của nước Mỹ. Nguồn: QPVN.