Phía Đan Mạch đã đề nghị hỗ trợ nhưng chỉ huy tàu ngầm Nga đã từ chối. Hải quân Nga sau đó đã điều tàu kéo Altai đến để hỗ trợ, sự cố nhanh chóng được khắc phục và tàu ngầm K-226 Orel tiếp tục di chuyển và không cần sự hỗ trợ của tàu kéo. Hải quân Nga chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.Tàu ngầm hạt nhân tấn công đề án 949A Antey hay còn được biết đến với tên gọi là lớp Oscar-II theo định danh của phương Tây, là sự kế thừa của lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công đề án 949 lớp Oscar-I trước đó.Các tàu ngầm hạt nhân tấn công này được thiết kế nhằm chống lại các mối đe dọa từ các cụm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Liên Xô và Nga đã hoàn thành được 11 trên tổng số 19 tàu ngầm theo kế hoạch tại nhà máy đóng tàu Sevmash ở Severodvinsk.3 chiếc tàu ngầm khác chỉ mới hoàn thành được ở mức độ là 50%. Một trong số các tàu ngầm này đang được hoán cải đề chở thành phương tiện mang siêu ngư lôi hạt nhân 2M39 Poisedon và tàu ngầm do thám, trong khi 2 chiếc khác bị loại biên và tháo dỡ vào năm 2012.Ngoài ra, còn có 3 chiếc tàu ngầm khác được đặt đóng cho dự án 949U cải tiến nhưng chưa bao giờ được hoàn thiện và đã bị dỡ bỏ trong giai đoạn đầu xây dựng. Do kinh phí hạn chế, hiện nay chỉ có 6 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Oscar-II đang biên chế trong Hải quân Nga.Một số chiếc đang được đại tu, nâng cấp hiện đại hóa và sẽ sớm quay trở lại thành phần tác chiến của các hạm đội trong tương lai gần. Các tàu ngầm loại này hiện nay đều thuộc biên chế của Hạm đội Biển Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga.Các tàu ngầm đề án 949A lớp Oscar-II được kéo dài thân tàu thêm 10m so với lớp tàu tiền nhiệm nhằm làm cho hệ thống động lực khi hoạt động sẽ gây ra ít tiếng ồn hơn, ngoài ra hệ thống điện tử của tàu cũng được nâng cấp và các bánh lái của tàu được kéo dài nhằm cải thiện khả năng cơ động khi ở dưới nước.Oscar-II cũng gắn liền với vụ tai nạn tàu ngầm nguyên tử Kursk nổi tiếng. Tàu ngầm Kursk được đưa vào biên chế năm 1994, trở thành con tàu đầu tiên của lớp tàu này được hoàn thiện sau khi Liên Xô sụp đổ. Ngày 12/8/2000, tàu ngầm hạt nhân K-141 Kursk trong khi đang thực hiện các hoạt động diễn tập của Hạm đội Biển Bắc đã xảy ra tai nạn (nổ đầu đạn ngư lôi).Tai nạn này đã làm cho con tàu chìm xuống dưới dáy biển Barent ở độ sâu 108m, cách bờ biển Severomosk khoảng 135km, khiến toàn bộ 118 thủy thủ tàu ngầm hy sinh. Mọi nỗ lực cứu hộ đều không mang lại kết quả, mãi sau này người Nga mới trục vớt được một phần tàu ngầm Kursk.Tính đến năm 2018, có 6 chiếc thuộc lớp tàu ngầm này đang hoạt động trong biên chế Hải quân Nga gồm K-119 Voronezh, K-410 Smolensk, K-456 Tver, K-226 Orel, K-186 Omsk và K-526 Tomsk. Trong tương lai, lớp tàu này sẽ được thay thế bằng lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công Yasen tối tân hơn.Tàu ngầm đề án 949A dài 155m, rộng 18,2 m, mớn nước 9m lượng dãn nước toàn tải khi nổi là 13.900 tấn, lượng giãn nước toàn tải khi lặn là 18.300 tấn. Tốc độ khi nổi là 16 hải lý/h, khi lặn là 32 hải lý/h. Khả năng lặn sâu tiêu chuẩn là 500m, khẳ năng lặn sâu tối đa 830m, số lượng thủy thủ đoàn 118 người.Tàu ngầm đề án 949A được thiết kế với 2 khoang thân dạng hình ống đặt song song với nhau cùng với lớp vỏ tàu cách âm đặc biệt bọc bên ngoài. Thiết kế với 2 khoang thân tách biệt nhau đem đến khả năng sống sót cao hơn cho con tàu. Vỏ ngoài của tàu được đắp một lớp ngói cách âm đặc biệt, có từ tính yếu khiến cho các hệ thống định vị thủy âm khó phát hiện ra nó.Về hệ thống động lực, tàu ngầm được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân áp lực nước OK-650, cung cấp năng lượng cho toàn bộ tàu và làm quay hai trục chân vịt. Đây cũng là loại lò phản ứng được trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Typhoon.Các tàu ngầm lớp Oscar-II được trang bị 24 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P-700 Granit (SS-N-19 Shipwreck theo định danh của NATO). Các ống phóng tên lửa được đặt nghiêng và bố trí thành 2 hàng, đượt đặt giữa lớp vỏ bọc và nằm bên ngoài khoang thân tàu, mỗi bên mạn tàu có 12 ống phóng.Tên lửa P-700 Granit có khối lượng khoảng 7 tấn, chiều dài 10m, đường kính 0,85m, tầm bắn khoảng 625 đến 700km. Tên lửa được trang bị đầu đạn hạt nhân 500 Kiloton hoặc đầu đạn thường khối lượng 750kg. Tên lửa sử dụng động cơ phản lực Turbojet cho vận tốc Mach 1,6 ở độ cao thấp và trên Mach 2,5 ở độ cao lớn.Khi tác chiến, tàu ngầm sẽ phóng một loạt nhiều tên lửa, một quả tên lửa P-700 sẽ bay cao lên trên làm nhiệm vụ dẫn đường chỉ thị mục tiêu cho các tên lửa khác bay đến tiêu diệt mục tiêu thông qua hệ thống liên kết dữ liệu.Tên lửa P-700 Granit là một trong những hệ thống vũ khí đầu tiên sở hữu AI mô phỏng trí thông minh của con người. Tên lửa được trang bị một máy tính kỹ thuật số mạnh gồm 3 bộ vi xử lý và bộ thiết bị đối phó chiến tranh điện tử, tránh các tên lửa phòng không và biện pháp gây nhiễu của kẻ thù.Vào năm 2017, tàu ngầm K-226 Orel đã được tiến hành đại tu nâng cấp hiện đại hóa. Theo đó con tàu đã được trang bị hệ thống tên lửa mới. Các tên lửa chống hạm P-700 Granit được thay thế bằng các tên lửa chống hạm thế hệ mới P-800 Oniks.Ống phóng tên lửa P-700 Granit cũ được thay thế bằng ống phóng mới chứa cùng lúc 3 tên lửa P-800 Oniks, nâng số lượng tên lửa mà con tàu này có thể mang theo từ 24 tên lửa P-700 lên thành 72 tên lửa P-800. Các tàu khác cũng sẽ được đại tu nâng cấp theo cấu hình này.Từ khoảng giữa những năm 2020, con tàu này đã có khả năng triển khai cả các tên lửa tấn công mặt đất/chống hạm đa năng tầm xa Kalibr có tầm bắn tối đa 2500km và đang tiến tới thử nghiệm siêu tên lửa dòng Zircon.Các tàu ngầm lớp này cũng được trang bị 2 ống phóng ngư lôi cỡ 650mm và 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Các ống phóng này có khả năng phóng cả ngư lôi và tên lửa chống hạm.Chúng bao gồm các ngư lôi thông thường như Test-71M, ...., ngư lôi siêu khoang Va-111 Shkval và tên lửa chống ngầm RPK-2 tầm bắn 45km và tên lửa chống ngầm Vyuga RPK-6 Vodopad với tầm bắn 100km , mang theo ngư lôi để chống lại các tàu ngầm đối phương.Các tàu ngầm lớp Oscar-II cũng được trang bị các phao ăng ten nổi để thu tín hiệu định vị vệ tinh, dữ liệu chỉ thị mục tiêu và tin nhắn vô tuyến ở độ sâu lớn hay ngay cả dưới lớp băng dày.Hiện nay ít nhất một tàu ngầm lớp Oscar-II đã được cải tiến thành tàu ngầm chuyên dụng Belgorod. Các tàu ngầm này được sử dụng để triển khai các ngư lôi hạt nhân Poisedon mang đầu đạn hạt nhân và tàu ngầm trinh sát đặc biệt có khả năng lặn sâu như là tàu ngầm Losharik cho các nhiệm vụ đặc biệt.Mỗi tàu ngầm này có thể mang theo 6 ngư lôi hạt nhân Poisedon, hoạt động ở độ sâu 1.000m và có tầm hoạt động không giới hạn cùng 1 tàu ngầm đặc biệt. Các tàu ngầm này cũng có thể triển khai được hệ thống lò phản ứng hạt nhân tự hành đặt dưới đáy biển.Các lò phản ứng này được thiết kế là nguồn cung cấp năng lượng cho hệ thống mạng lưới cảm biến trinh sát ngầm dưới đáy biển của Hải quân Nga. Chiếc tàu ngầm lớp Belgorod đầu tiên đã được hạ thủy năm 2019 và được đưa vào biên chế vào năm 2021, trở thành tàu ngầm đặc biệt có kích thước lớn nhất thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest. Lớp tàu ngầm ác mộng với mọi tàu sân bay Mỹ suốt từ thời Liên Xô tới nay. Nguồn: MilitaryNews.
Phía Đan Mạch đã đề nghị hỗ trợ nhưng chỉ huy tàu ngầm Nga đã từ chối. Hải quân Nga sau đó đã điều tàu kéo Altai đến để hỗ trợ, sự cố nhanh chóng được khắc phục và tàu ngầm K-226 Orel tiếp tục di chuyển và không cần sự hỗ trợ của tàu kéo. Hải quân Nga chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công đề án 949A Antey hay còn được biết đến với tên gọi là lớp Oscar-II theo định danh của phương Tây, là sự kế thừa của lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công đề án 949 lớp Oscar-I trước đó.
Các tàu ngầm hạt nhân tấn công này được thiết kế nhằm chống lại các mối đe dọa từ các cụm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Liên Xô và Nga đã hoàn thành được 11 trên tổng số 19 tàu ngầm theo kế hoạch tại nhà máy đóng tàu Sevmash ở Severodvinsk.
3 chiếc tàu ngầm khác chỉ mới hoàn thành được ở mức độ là 50%. Một trong số các tàu ngầm này đang được hoán cải đề chở thành phương tiện mang siêu ngư lôi hạt nhân 2M39 Poisedon và tàu ngầm do thám, trong khi 2 chiếc khác bị loại biên và tháo dỡ vào năm 2012.
Ngoài ra, còn có 3 chiếc tàu ngầm khác được đặt đóng cho dự án 949U cải tiến nhưng chưa bao giờ được hoàn thiện và đã bị dỡ bỏ trong giai đoạn đầu xây dựng. Do kinh phí hạn chế, hiện nay chỉ có 6 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Oscar-II đang biên chế trong Hải quân Nga.
Một số chiếc đang được đại tu, nâng cấp hiện đại hóa và sẽ sớm quay trở lại thành phần tác chiến của các hạm đội trong tương lai gần. Các tàu ngầm loại này hiện nay đều thuộc biên chế của Hạm đội Biển Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga.
Các tàu ngầm đề án 949A lớp Oscar-II được kéo dài thân tàu thêm 10m so với lớp tàu tiền nhiệm nhằm làm cho hệ thống động lực khi hoạt động sẽ gây ra ít tiếng ồn hơn, ngoài ra hệ thống điện tử của tàu cũng được nâng cấp và các bánh lái của tàu được kéo dài nhằm cải thiện khả năng cơ động khi ở dưới nước.
Oscar-II cũng gắn liền với vụ tai nạn tàu ngầm nguyên tử Kursk nổi tiếng. Tàu ngầm Kursk được đưa vào biên chế năm 1994, trở thành con tàu đầu tiên của lớp tàu này được hoàn thiện sau khi Liên Xô sụp đổ. Ngày 12/8/2000, tàu ngầm hạt nhân K-141 Kursk trong khi đang thực hiện các hoạt động diễn tập của Hạm đội Biển Bắc đã xảy ra tai nạn (nổ đầu đạn ngư lôi).
Tai nạn này đã làm cho con tàu chìm xuống dưới dáy biển Barent ở độ sâu 108m, cách bờ biển Severomosk khoảng 135km, khiến toàn bộ 118 thủy thủ tàu ngầm hy sinh. Mọi nỗ lực cứu hộ đều không mang lại kết quả, mãi sau này người Nga mới trục vớt được một phần tàu ngầm Kursk.
Tính đến năm 2018, có 6 chiếc thuộc lớp tàu ngầm này đang hoạt động trong biên chế Hải quân Nga gồm K-119 Voronezh, K-410 Smolensk, K-456 Tver, K-226 Orel, K-186 Omsk và K-526 Tomsk. Trong tương lai, lớp tàu này sẽ được thay thế bằng lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công Yasen tối tân hơn.
Tàu ngầm đề án 949A dài 155m, rộng 18,2 m, mớn nước 9m lượng dãn nước toàn tải khi nổi là 13.900 tấn, lượng giãn nước toàn tải khi lặn là 18.300 tấn. Tốc độ khi nổi là 16 hải lý/h, khi lặn là 32 hải lý/h. Khả năng lặn sâu tiêu chuẩn là 500m, khẳ năng lặn sâu tối đa 830m, số lượng thủy thủ đoàn 118 người.
Tàu ngầm đề án 949A được thiết kế với 2 khoang thân dạng hình ống đặt song song với nhau cùng với lớp vỏ tàu cách âm đặc biệt bọc bên ngoài. Thiết kế với 2 khoang thân tách biệt nhau đem đến khả năng sống sót cao hơn cho con tàu. Vỏ ngoài của tàu được đắp một lớp ngói cách âm đặc biệt, có từ tính yếu khiến cho các hệ thống định vị thủy âm khó phát hiện ra nó.
Về hệ thống động lực, tàu ngầm được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân áp lực nước OK-650, cung cấp năng lượng cho toàn bộ tàu và làm quay hai trục chân vịt. Đây cũng là loại lò phản ứng được trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Typhoon.
Các tàu ngầm lớp Oscar-II được trang bị 24 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P-700 Granit (SS-N-19 Shipwreck theo định danh của NATO). Các ống phóng tên lửa được đặt nghiêng và bố trí thành 2 hàng, đượt đặt giữa lớp vỏ bọc và nằm bên ngoài khoang thân tàu, mỗi bên mạn tàu có 12 ống phóng.
Tên lửa P-700 Granit có khối lượng khoảng 7 tấn, chiều dài 10m, đường kính 0,85m, tầm bắn khoảng 625 đến 700km. Tên lửa được trang bị đầu đạn hạt nhân 500 Kiloton hoặc đầu đạn thường khối lượng 750kg. Tên lửa sử dụng động cơ phản lực Turbojet cho vận tốc Mach 1,6 ở độ cao thấp và trên Mach 2,5 ở độ cao lớn.
Khi tác chiến, tàu ngầm sẽ phóng một loạt nhiều tên lửa, một quả tên lửa P-700 sẽ bay cao lên trên làm nhiệm vụ dẫn đường chỉ thị mục tiêu cho các tên lửa khác bay đến tiêu diệt mục tiêu thông qua hệ thống liên kết dữ liệu.
Tên lửa P-700 Granit là một trong những hệ thống vũ khí đầu tiên sở hữu AI mô phỏng trí thông minh của con người. Tên lửa được trang bị một máy tính kỹ thuật số mạnh gồm 3 bộ vi xử lý và bộ thiết bị đối phó chiến tranh điện tử, tránh các tên lửa phòng không và biện pháp gây nhiễu của kẻ thù.
Vào năm 2017, tàu ngầm K-226 Orel đã được tiến hành đại tu nâng cấp hiện đại hóa. Theo đó con tàu đã được trang bị hệ thống tên lửa mới. Các tên lửa chống hạm P-700 Granit được thay thế bằng các tên lửa chống hạm thế hệ mới P-800 Oniks.
Ống phóng tên lửa P-700 Granit cũ được thay thế bằng ống phóng mới chứa cùng lúc 3 tên lửa P-800 Oniks, nâng số lượng tên lửa mà con tàu này có thể mang theo từ 24 tên lửa P-700 lên thành 72 tên lửa P-800. Các tàu khác cũng sẽ được đại tu nâng cấp theo cấu hình này.
Từ khoảng giữa những năm 2020, con tàu này đã có khả năng triển khai cả các tên lửa tấn công mặt đất/chống hạm đa năng tầm xa Kalibr có tầm bắn tối đa 2500km và đang tiến tới thử nghiệm siêu tên lửa dòng Zircon.
Các tàu ngầm lớp này cũng được trang bị 2 ống phóng ngư lôi cỡ 650mm và 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Các ống phóng này có khả năng phóng cả ngư lôi và tên lửa chống hạm.
Chúng bao gồm các ngư lôi thông thường như Test-71M, ...., ngư lôi siêu khoang Va-111 Shkval và tên lửa chống ngầm RPK-2 tầm bắn 45km và tên lửa chống ngầm Vyuga RPK-6 Vodopad với tầm bắn 100km , mang theo ngư lôi để chống lại các tàu ngầm đối phương.
Các tàu ngầm lớp Oscar-II cũng được trang bị các phao ăng ten nổi để thu tín hiệu định vị vệ tinh, dữ liệu chỉ thị mục tiêu và tin nhắn vô tuyến ở độ sâu lớn hay ngay cả dưới lớp băng dày.
Hiện nay ít nhất một tàu ngầm lớp Oscar-II đã được cải tiến thành tàu ngầm chuyên dụng Belgorod. Các tàu ngầm này được sử dụng để triển khai các ngư lôi hạt nhân Poisedon mang đầu đạn hạt nhân và tàu ngầm trinh sát đặc biệt có khả năng lặn sâu như là tàu ngầm Losharik cho các nhiệm vụ đặc biệt.
Mỗi tàu ngầm này có thể mang theo 6 ngư lôi hạt nhân Poisedon, hoạt động ở độ sâu 1.000m và có tầm hoạt động không giới hạn cùng 1 tàu ngầm đặc biệt. Các tàu ngầm này cũng có thể triển khai được hệ thống lò phản ứng hạt nhân tự hành đặt dưới đáy biển.
Các lò phản ứng này được thiết kế là nguồn cung cấp năng lượng cho hệ thống mạng lưới cảm biến trinh sát ngầm dưới đáy biển của Hải quân Nga. Chiếc tàu ngầm lớp Belgorod đầu tiên đã được hạ thủy năm 2019 và được đưa vào biên chế vào năm 2021, trở thành tàu ngầm đặc biệt có kích thước lớn nhất thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lớp tàu ngầm ác mộng với mọi tàu sân bay Mỹ suốt từ thời Liên Xô tới nay. Nguồn: MilitaryNews.