"Sắp tới, nhà máy đóng tàu Amur sẽ chế tạo hai tàu hộ tống Dự án 20380 và 20385 cho Hạm đội Thái Bình Dương", điều này đã được thông báo bởi Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương - Đô đốc Sergei Avakyants.Theo Đô đốc Avakyants, những chiếc tàu tên lửa tàng hình đầu tiên xuất xưởng tại Nhà máy đóng tàu Amur sẽ là các khinh hạm "Grozny" thuộc Dự án 20380 và "Buiny" thuộc Dự án 20385.Tổng cộng, nhà máy sẽ phải đóng 4 tàu hộ tống thuộc Dự án 20380 và 2 tàu Dự án 20385. Tất cả trong số này sẽ trở thành một phần của Hạm đội Thái Bình Dương trong giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2028. Hợp đồng đóng các con tàu đã được ký kết vào năm ngoái.Bên cạnh đó, 4 tàu tên lửa cỡ nhỏ thuộc Dự án 22800 Karakurt của Hạm đội Thái Bình Dương đang được hoàn thiện tại Nhà máy đóng tàu Amur, và 2 chiếc nữa sẽ được đóng tại Vostochnaya Verf ở Vladivostok. Chiếc cuối cùng sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2025.Ngoài ra, trong tương lai gần, Hạm đội Thái Bình Dương sẽ được bổ sung 1 tàu hộ tống thuộc Dự án 20385 lớp Gremyashchiy và 2 tàu ngầm diesel-điện thuộc Dự án 636.3, đó là chiếc "Petropavlovsk-Kamchatsky" và "Volkhov".Những con tàu này đang chuẩn bị cho hành trình liên hạm đội từ Baltic đến Kamchatka. Các tàu ngầm dưới sự bảo vệ của một tàu hộ tống sẽ đi dọc theo tuyến đường phía Nam, qua Biển Địa Trung Hải - kênh đào Suez và Ấn Độ Dương.Trong tương lai, Hạm đội Thái Bình Dương sẽ được bổ sung các tàu hộ tống thuộc Dự án 20380 và 20385, các khinh hạm thuộc Dự án 22350, tàu tên lửa thuộc Dự án 22800, hàng loạt tàu ngầm diesel-điện Kilo, tàu ngầm chiến lược Borey-A, tàu ngầm hạt nhân đa năng Yasen...Sau khi bản kế hoạch trên hoàn thành, Hạm đội Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ có sức mạnh mới, khi hiện nay đa phần chiến hạm của đơn vị là những con tàu được đóng từ thời Liên Xô đã trên 30 năm hoạt động.Tương lai hoạt động của Hạm đội Thái Bình Dương vẫn sẽ thiên về phòng thủ, do đây chỉ là những chiến hạm cỡ nhỏ và trung bình, khó có khả năng vươn xa như các khu trục hạm được Liên Xô chế tạo.Việc Nga tăng cường nhiều tàu hộ vệ tên lửa tàng hình cho Hạm đội Thái Bình Dương được cho là liên quan trực tiếp tới tranh chấp Quần đảo Kuril, khi tại Nhật Bản ngày càng có nhiều tiếng nói cứng rắn.Chính quyền Tokyo mặc dù vẫn tuyên bố sẽ ưu tiên cho giải pháp đàm phán hòa bình, nhưng phương án quân sự cũng được sẵn sàng, vì vậy Nga phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.Hiện tại so sánh tương quan sức mạnh thì Hạm đội Thái Bình Dương của Nga bị nhận xét không thể sánh bằng Hải quân Nhật Bản, khi Tokyo có lực lượng tàu mặt nước và tàu ngầm vô cùng đông đảo cũng như hiện đại.Sức mạnh Hải quân Nhật Bản tập trung vào các khu trục hạm trang bị hệ thống tác chiến Aegis, tàu sân bay lớp Izumo mang tiêm kích tàng hình F-35B và hàng chục tàu ngầm tấn công dùng pin lithium ion cực kỳ yên tĩnh.Giới chuyên gia quân sự quốc tế nhận định, ưu thế chính của Nga so với Nhật Bản vẫn là vũ khí hạt nhân, bởi kể cả khi Hạm đội Thái Bình Dương nhận đủ số tàu dự kiến thì vẫn quá nhỏ bé khi đặt cạnh hạm đội Nhật Bản.
"Sắp tới, nhà máy đóng tàu Amur sẽ chế tạo hai tàu hộ tống Dự án 20380 và 20385 cho Hạm đội Thái Bình Dương", điều này đã được thông báo bởi Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương - Đô đốc Sergei Avakyants.
Theo Đô đốc Avakyants, những chiếc tàu tên lửa tàng hình đầu tiên xuất xưởng tại Nhà máy đóng tàu Amur sẽ là các khinh hạm "Grozny" thuộc Dự án 20380 và "Buiny" thuộc Dự án 20385.
Tổng cộng, nhà máy sẽ phải đóng 4 tàu hộ tống thuộc Dự án 20380 và 2 tàu Dự án 20385. Tất cả trong số này sẽ trở thành một phần của Hạm đội Thái Bình Dương trong giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2028. Hợp đồng đóng các con tàu đã được ký kết vào năm ngoái.
Bên cạnh đó, 4 tàu tên lửa cỡ nhỏ thuộc Dự án 22800 Karakurt của Hạm đội Thái Bình Dương đang được hoàn thiện tại Nhà máy đóng tàu Amur, và 2 chiếc nữa sẽ được đóng tại Vostochnaya Verf ở Vladivostok. Chiếc cuối cùng sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2025.
Ngoài ra, trong tương lai gần, Hạm đội Thái Bình Dương sẽ được bổ sung 1 tàu hộ tống thuộc Dự án 20385 lớp Gremyashchiy và 2 tàu ngầm diesel-điện thuộc Dự án 636.3, đó là chiếc "Petropavlovsk-Kamchatsky" và "Volkhov".
Những con tàu này đang chuẩn bị cho hành trình liên hạm đội từ Baltic đến Kamchatka. Các tàu ngầm dưới sự bảo vệ của một tàu hộ tống sẽ đi dọc theo tuyến đường phía Nam, qua Biển Địa Trung Hải - kênh đào Suez và Ấn Độ Dương.
Trong tương lai, Hạm đội Thái Bình Dương sẽ được bổ sung các tàu hộ tống thuộc Dự án 20380 và 20385, các khinh hạm thuộc Dự án 22350, tàu tên lửa thuộc Dự án 22800, hàng loạt tàu ngầm diesel-điện Kilo, tàu ngầm chiến lược Borey-A, tàu ngầm hạt nhân đa năng Yasen...
Sau khi bản kế hoạch trên hoàn thành, Hạm đội Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ có sức mạnh mới, khi hiện nay đa phần chiến hạm của đơn vị là những con tàu được đóng từ thời Liên Xô đã trên 30 năm hoạt động.
Tương lai hoạt động của Hạm đội Thái Bình Dương vẫn sẽ thiên về phòng thủ, do đây chỉ là những chiến hạm cỡ nhỏ và trung bình, khó có khả năng vươn xa như các khu trục hạm được Liên Xô chế tạo.
Việc Nga tăng cường nhiều tàu hộ vệ tên lửa tàng hình cho Hạm đội Thái Bình Dương được cho là liên quan trực tiếp tới tranh chấp Quần đảo Kuril, khi tại Nhật Bản ngày càng có nhiều tiếng nói cứng rắn.
Chính quyền Tokyo mặc dù vẫn tuyên bố sẽ ưu tiên cho giải pháp đàm phán hòa bình, nhưng phương án quân sự cũng được sẵn sàng, vì vậy Nga phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.
Hiện tại so sánh tương quan sức mạnh thì Hạm đội Thái Bình Dương của Nga bị nhận xét không thể sánh bằng Hải quân Nhật Bản, khi Tokyo có lực lượng tàu mặt nước và tàu ngầm vô cùng đông đảo cũng như hiện đại.
Sức mạnh Hải quân Nhật Bản tập trung vào các khu trục hạm trang bị hệ thống tác chiến Aegis, tàu sân bay lớp Izumo mang tiêm kích tàng hình F-35B và hàng chục tàu ngầm tấn công dùng pin lithium ion cực kỳ yên tĩnh.
Giới chuyên gia quân sự quốc tế nhận định, ưu thế chính của Nga so với Nhật Bản vẫn là vũ khí hạt nhân, bởi kể cả khi Hạm đội Thái Bình Dương nhận đủ số tàu dự kiến thì vẫn quá nhỏ bé khi đặt cạnh hạm đội Nhật Bản.