Vào ngày 3/8, tại vùng biển phía Đông Địa Trung Hải, một chiếc máy bay chống ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ, đã bay từ căn cứ không quân Sigonella ở Sicily (Italy) tới bờ biển Syria để tiến hành trinh sát gần hai căn cứ quân sự của Nga là căn cứ không quân Khmeimim và hải quân Tartus. Ảnh: Máy bay Poseidon P-8A của Hải quân Mỹ đang thực hiện các chuyến bay trinh sát căn cứ không quân Hmeimim của Nga gần bờ biển Syria - Nguồn: Hải quân MỹTại Tartus, Hải quân Mỹ đã phát hiện ra sự vắng mặt của một chiếc tàu ngầm Kilo đang neo đậu tại đây. Hải quân Mỹ cực kỳ quan tâm đến việc chiếc tàu này đi đâu và tại sao nó lại lặng lẽ rời cảng? Ảnh: Tàu ngầm diesel Kilo của Hạm đội Thái Bình Dương Nga - Nguồn: Yuri Smityuk/TASSLập tức Hải quân Mỹ tại Trung Đông lập tức điều 2 chiếc máy bay săn ngầm P-8A Poseidon, phối hợp với một chiếc đã có sẵn ở đó để tiến hành săn lùng chiếc tàu ngầm của Nga. Ảnh: Máy bay Poseidon P-8A của Hải quân - Nguồn: Hải quân MỹCả ba chiếc máy bay chống ngầm của Hải quân Mỹ bắt đầu tuần tra trong một diện tích không quá lớn từ bờ biển của Síp. Các máy bay bay với bộ phát đáp được bật và chuyển động của chúng được theo dõi trên cổng giám sát không lưu khu vực và toàn cầu trực tuyến PlaneRadar. Đường bay của 3 chiếc P-8A giống hệt như đường bay được sử dụng trong việc tìm kiếm tàu ngầm. Ảnh: Máy bay Poseidon P-8A của Hải quân - Nguồn: Hải quân MỹHơn nữa, khi nghiên cứu bản đồ di chuyển của 3 chiếc P-8A được ghi lại trên cổng PlaneRadar, rõ ràng chiếc tàu ngầm đã được tìm kiếm trong khu vực căn cứ Không quân Akrotiri đặt tại Síp. Rõ ràng, tàu ngầm Kilo của Nga đã tiến hành trinh sát hiệu quả của việc phòng thủ chống tàu ngầm của căn cứ Anh tại đây. Ảnh: Máy bay Poseidon P-8A của Hải quân - Nguồn: Hải quân MỹTuy nhiên như tác giả của ấn phẩm trên Voennoye Obozreniye phân tích, ngay cả ba máy bay chống ngầm hiện đại của Mỹ “liên thủ” với nhau, nhưng trên thực tế cũng không có cơ hội phát hiện ra chiếc tàu ngầm Kilo được mệnh danh là “lỗ đen” này. Ảnh: Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga - Nguồn: Hải quân NgaMặc dù trang bị săn ngầm của chiếc P-8A bao gồm phao sonar, thứ mà Hải quân Mỹ cho là loại tiên tiến nhất trên thế giới như ANSSQ-125 MAC, AN/ SSQ-62D/E DICASS và AN/SSQ-101B ADAR; đây là những phao sonar hoạt động theo nguyên lý chủ động và thụ động, được trang bị hydrophone có độ nhạy cao. Ảnh: Một thành viên phi hành đoàn của P-8A tiến xếp phao ANSSQ-125 MAC - Nguồn: Hải quân MỹTuy nhiên chiếc Kilo với tiếng ồn rất nhỏ, lên rất khó phát hiện; đó là lý do tại sao phương Tây gọi tàu ngầm này là "lỗ đen". Ở chế độ "quay lén", tức là khi vận động ở tốc độ thấp, sóng âm từ Kilo không vượt quá mức âm lượng 30-35 dB. Ảnh: Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga - Nguồn: Hải quân NgaDo vậy các thiết bị thủy âm hiện đại nhất, được gắn trong phao hoặc được sử dụng trong hệ thống sonar của tàu săn ngầm của Hải quân Mỹ, khó có thể "nghe thấy" tàu ngầm Nga hoạt động ở khoảng cách 6-7 km. Ảnh: Huấn luyện rải phao sonar ANSSQ-125 MAC - Nguồn: Hải quân MỹTuy nhiên đó là điều kiện lý tưởng trong điều kiện “trời yên, biển lặng” và trong khoảng cách hàng chục, thậm chí hàng trăm km không có tàu nào làm “đục nước” và tạo ra trường âm mạnh; nhưng ở biển Địa Trung Hải, việc vận chuyển hàng hóa rất nhộn nhịp. Ảnh: Máy bay Poseidon P-8A của Hải quân - Nguồn: Hải quân MỹTheo các chuyên gia về hải quân, để các máy bay săn ngầm có thể phát hiện ra các tàu ngầm Kilo; về lý thuyết phải giám sát chi tiết và thường xuyên từng km vuông khu vực mục tiêu, sử dụng một số lượng lớn phao sonar và cảm biến phi từ tính, được bố trí trên máy bay tuần tra chống ngầm P-8A; nhưng trên thực tế khó có thể thực hiện được. Ảnh: Máy bay Poseidon P-8A của Hải quân - Nguồn: Hải quân MỹHiện Hải quân Mỹ có hàng trăm chiếc P-8A và 22 chiếc nữa sẽ được đưa vào biên chế. Nhưng số lượng này là không đủ để giám sát liên tục từng km vuông các khu vực mục tiêu, và hải quân Mỹ cũng không có đủ phao sonar để rải chúng trong khoảng cách 5-6 km. Ảnh: Máy bay Poseidon P-8A của Hải quân - Nguồn: Hải quân MỹMáy bay săn ngầm P-8A được chế tạo trên cơ sở chiếc máy bay dân dụng Boeing 787-800. Về tính năng kỹ chiến thuật, bán kính chiến đấu đạt 3.700 km; ở chế độ tuần tra có thể bay thấp sát mặt biển 60 m. Ảnh: Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga - Nguồn: Hải quân NgaP-8A được trang bị các thiết bị trinh sát hiện đại, có thể phát hiện tàu ngầm ở độ sâu đến 300 m; ngoài ra còn trang bị các loại vũ khí săn ngầm như ngư lôi, bom chìm, tên lửa hành trình chống hạm Harpoon. Ảnh: Máy bay Poseidon P-8A của Hải quân - Nguồn: Hải quân MỹTuy nhiên tính năng kỹ chiến thuật của chiếc tàu ngầm Kilo cũng rất tốt; hệ thống sonar của nó có thể phát hiện tàu ngầm NATO ở khoảng cách xa gấp 3-4 lần so với khoảng cách mà nó có thể bị phát hiện; đặc biệt là hệ thống “gạch” cách âm đặc biệt, giúp giảm ồn đến mức tối thiểu. Đây là cuộc chơi “trốn tìm” lớn trên biển, mà những “Thần biển” khó có thể phát hiện ra được những “lỗ đen”. Ảnh: Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga - Nguồn: Hải quân Nga Video Ngày Hải quân Nga: hoành tráng từ Vladivostok đến Sevastopol - Nguồn: Sputnik Việt Nam
Vào ngày 3/8, tại vùng biển phía Đông Địa Trung Hải, một chiếc máy bay chống ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ, đã bay từ căn cứ không quân Sigonella ở Sicily (Italy) tới bờ biển Syria để tiến hành trinh sát gần hai căn cứ quân sự của Nga là căn cứ không quân Khmeimim và hải quân Tartus. Ảnh: Máy bay Poseidon P-8A của Hải quân Mỹ đang thực hiện các chuyến bay trinh sát căn cứ không quân Hmeimim của Nga gần bờ biển Syria - Nguồn: Hải quân Mỹ
Tại Tartus, Hải quân Mỹ đã phát hiện ra sự vắng mặt của một chiếc tàu ngầm Kilo đang neo đậu tại đây. Hải quân Mỹ cực kỳ quan tâm đến việc chiếc tàu này đi đâu và tại sao nó lại lặng lẽ rời cảng? Ảnh: Tàu ngầm diesel Kilo của Hạm đội Thái Bình Dương Nga - Nguồn: Yuri Smityuk/TASS
Lập tức Hải quân Mỹ tại Trung Đông lập tức điều 2 chiếc máy bay săn ngầm P-8A Poseidon, phối hợp với một chiếc đã có sẵn ở đó để tiến hành săn lùng chiếc tàu ngầm của Nga. Ảnh: Máy bay Poseidon P-8A của Hải quân - Nguồn: Hải quân Mỹ
Cả ba chiếc máy bay chống ngầm của Hải quân Mỹ bắt đầu tuần tra trong một diện tích không quá lớn từ bờ biển của Síp. Các máy bay bay với bộ phát đáp được bật và chuyển động của chúng được theo dõi trên cổng giám sát không lưu khu vực và toàn cầu trực tuyến PlaneRadar. Đường bay của 3 chiếc P-8A giống hệt như đường bay được sử dụng trong việc tìm kiếm tàu ngầm. Ảnh: Máy bay Poseidon P-8A của Hải quân - Nguồn: Hải quân Mỹ
Hơn nữa, khi nghiên cứu bản đồ di chuyển của 3 chiếc P-8A được ghi lại trên cổng PlaneRadar, rõ ràng chiếc tàu ngầm đã được tìm kiếm trong khu vực căn cứ Không quân Akrotiri đặt tại Síp. Rõ ràng, tàu ngầm Kilo của Nga đã tiến hành trinh sát hiệu quả của việc phòng thủ chống tàu ngầm của căn cứ Anh tại đây. Ảnh: Máy bay Poseidon P-8A của Hải quân - Nguồn: Hải quân Mỹ
Tuy nhiên như tác giả của ấn phẩm trên Voennoye Obozreniye phân tích, ngay cả ba máy bay chống ngầm hiện đại của Mỹ “liên thủ” với nhau, nhưng trên thực tế cũng không có cơ hội phát hiện ra chiếc tàu ngầm Kilo được mệnh danh là “lỗ đen” này. Ảnh: Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga - Nguồn: Hải quân Nga
Mặc dù trang bị săn ngầm của chiếc P-8A bao gồm phao sonar, thứ mà Hải quân Mỹ cho là loại tiên tiến nhất trên thế giới như ANSSQ-125 MAC, AN/ SSQ-62D/E DICASS và AN/SSQ-101B ADAR; đây là những phao sonar hoạt động theo nguyên lý chủ động và thụ động, được trang bị hydrophone có độ nhạy cao. Ảnh: Một thành viên phi hành đoàn của P-8A tiến xếp phao ANSSQ-125 MAC - Nguồn: Hải quân Mỹ
Tuy nhiên chiếc Kilo với tiếng ồn rất nhỏ, lên rất khó phát hiện; đó là lý do tại sao phương Tây gọi tàu ngầm này là "lỗ đen". Ở chế độ "quay lén", tức là khi vận động ở tốc độ thấp, sóng âm từ Kilo không vượt quá mức âm lượng 30-35 dB. Ảnh: Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga - Nguồn: Hải quân Nga
Do vậy các thiết bị thủy âm hiện đại nhất, được gắn trong phao hoặc được sử dụng trong hệ thống sonar của tàu săn ngầm của Hải quân Mỹ, khó có thể "nghe thấy" tàu ngầm Nga hoạt động ở khoảng cách 6-7 km. Ảnh: Huấn luyện rải phao sonar ANSSQ-125 MAC - Nguồn: Hải quân Mỹ
Tuy nhiên đó là điều kiện lý tưởng trong điều kiện “trời yên, biển lặng” và trong khoảng cách hàng chục, thậm chí hàng trăm km không có tàu nào làm “đục nước” và tạo ra trường âm mạnh; nhưng ở biển Địa Trung Hải, việc vận chuyển hàng hóa rất nhộn nhịp. Ảnh: Máy bay Poseidon P-8A của Hải quân - Nguồn: Hải quân Mỹ
Theo các chuyên gia về hải quân, để các máy bay săn ngầm có thể phát hiện ra các tàu ngầm Kilo; về lý thuyết phải giám sát chi tiết và thường xuyên từng km vuông khu vực mục tiêu, sử dụng một số lượng lớn phao sonar và cảm biến phi từ tính, được bố trí trên máy bay tuần tra chống ngầm P-8A; nhưng trên thực tế khó có thể thực hiện được. Ảnh: Máy bay Poseidon P-8A của Hải quân - Nguồn: Hải quân Mỹ
Hiện Hải quân Mỹ có hàng trăm chiếc P-8A và 22 chiếc nữa sẽ được đưa vào biên chế. Nhưng số lượng này là không đủ để giám sát liên tục từng km vuông các khu vực mục tiêu, và hải quân Mỹ cũng không có đủ phao sonar để rải chúng trong khoảng cách 5-6 km. Ảnh: Máy bay Poseidon P-8A của Hải quân - Nguồn: Hải quân Mỹ
Máy bay săn ngầm P-8A được chế tạo trên cơ sở chiếc máy bay dân dụng Boeing 787-800. Về tính năng kỹ chiến thuật, bán kính chiến đấu đạt 3.700 km; ở chế độ tuần tra có thể bay thấp sát mặt biển 60 m. Ảnh: Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga - Nguồn: Hải quân Nga
P-8A được trang bị các thiết bị trinh sát hiện đại, có thể phát hiện tàu ngầm ở độ sâu đến 300 m; ngoài ra còn trang bị các loại vũ khí săn ngầm như ngư lôi, bom chìm, tên lửa hành trình chống hạm Harpoon. Ảnh: Máy bay Poseidon P-8A của Hải quân - Nguồn: Hải quân Mỹ
Tuy nhiên tính năng kỹ chiến thuật của chiếc tàu ngầm Kilo cũng rất tốt; hệ thống sonar của nó có thể phát hiện tàu ngầm NATO ở khoảng cách xa gấp 3-4 lần so với khoảng cách mà nó có thể bị phát hiện; đặc biệt là hệ thống “gạch” cách âm đặc biệt, giúp giảm ồn đến mức tối thiểu. Đây là cuộc chơi “trốn tìm” lớn trên biển, mà những “Thần biển” khó có thể phát hiện ra được những “lỗ đen”. Ảnh: Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga - Nguồn: Hải quân Nga
Video Ngày Hải quân Nga: hoành tráng từ Vladivostok đến Sevastopol - Nguồn: Sputnik Việt Nam