Tranh chấp quần đảo Kuril là vấn đề tồn tại dai dẳng giữa Nga và Nhật Bản trong suốt thời gian dài, khiến cho hai nước cho tới nay vẫn chưa thể ký kết hiệp ước hòa bình.Thậm chí mới đây Moskva còn đưa ra dự luật đặt khu vực này ngang hàng với bán đảo Crimea, tức là sẽ không có những cuộc đàm phán nhằm trao trả theo đề nghị của Tokyo.Trước tình hình trên, đã có nhiều ý kiến cho rằng Nhật Bản sẽ hành động cứng rắn hơn, thậm chí việc sử dụng sức mạnh quân sự cũng là một trong những lựa chọn của họ.Chuyên gia quân sự Nga - ông Dmitry Drozdenko nói rằng nếu cần thiết, hải quân Nhật Bản có thể chiếm giữ 4 hòn đảo thuộc quần đảo Kuril đang nằm dưới quyền kiểm soát của Nga trong thời gian rất ngắn.Trong trường hợp không sử dụng tới vũ khí hạt nhân, Nga chỉ đơn giản là không có đủ sức mạnh đối đầu với hải quân Nhật Bản.Điều cần lưu tâm nữa chính là các hạm đội khác của hải quân Nga chỉ có thể đưa tàu chiến đến hỗ trợ hạm đội Thái Bình Dương sau 30 - 35 ngày."Đây có thể là một cuộc tấn công nhanh chóng, trong một chiến dịch quân sự ngắn hạn. Ở giai đoạn này, nếu không sử dụng vũ khí hạt nhân, Nga khó có thể chống lại sức mạnh to lớn của đối phương"."Hạm đội phương Bắc chỉ có thể đến hỗ trợ cho hạm đội Thái Bình Dương không sớm hơn 30 - 35 ngày. Trong thời gian này, người Nhật sẽ nhanh chóng tấn công rồi chiếm giữ các vùng lãnh thổ tranh chấp”.“Khi sự việc đã rồi, Nhật Bản có thể tiến hành những cuộc đàm phán hòa bình dưới sự bảo trợ của Mỹ và các quốc gia khác", chuyên gia Drozdenko nói.So sánh tương quan lực lượng, hải quân Nga hiện không có bất cứ tàu sân bay hay tàu đổ bộ cỡ lớn trang bị máy bay nào trong biên chế.Hải quân Nhật Bản hiện có 4 khu trục hạm cỡ lớn mang trực thăng trong đó 2 chiếc thuộc lớp Izumo đang được hoán cải trở thành tàu sân bay hạng nhẹ mang tiêm kích tàng hình F-35B, 2 chiếc còn lại thuộc lớp Hyuga cũng có khả năng này.Không chỉ có vậy, hải quân Nhật Bản còn có trong tay nhiều khu trục hạm Aegis tối tân và hơn 20 tàu ngầm tấn công diesel-điện được trang bị công nghệ động cơ đẩy độc lập với không khí hiện đại hàng đầu thế giới.Trong khi đó hạm đội Thái Bình Dương hải quân Nga chủ yếu vẫn vận hành các chiến hạm từ thời Liên Xô, một vài tàu mới bổ sung đều là loại nhỏ hoạt động ven bờ.Tuy nhiên các chuyên gia chú ý đến thực tế rằng Nga có đủ vũ khí để chống lại Nhật Bản, trong khi việc Moskva tránh sử dụng vũ khí hạt nhân là gần như không có.Lý do là bởi học thuyết sử dụng loại vũ khí này đã được Moskva thay đổi, theo đó họ sẵn sàng triển khai trước nếu xảy ra trường hợp gặp mối đe dọa đặc biệt lớn.Trước thực tế trên, dù cho sức mạnh hải quân có lớn hơn đi nữa nhưng chắc chắn Nhật Bản sẽ không mạo hiểm phát động một chiến dịch quân sự nhằm đánh chiếm Quần đảo Kurril.
Tranh chấp quần đảo Kuril là vấn đề tồn tại dai dẳng giữa Nga và Nhật Bản trong suốt thời gian dài, khiến cho hai nước cho tới nay vẫn chưa thể ký kết hiệp ước hòa bình.
Thậm chí mới đây Moskva còn đưa ra dự luật đặt khu vực này ngang hàng với bán đảo Crimea, tức là sẽ không có những cuộc đàm phán nhằm trao trả theo đề nghị của Tokyo.
Trước tình hình trên, đã có nhiều ý kiến cho rằng Nhật Bản sẽ hành động cứng rắn hơn, thậm chí việc sử dụng sức mạnh quân sự cũng là một trong những lựa chọn của họ.
Chuyên gia quân sự Nga - ông Dmitry Drozdenko nói rằng nếu cần thiết, hải quân Nhật Bản có thể chiếm giữ 4 hòn đảo thuộc quần đảo Kuril đang nằm dưới quyền kiểm soát của Nga trong thời gian rất ngắn.
Trong trường hợp không sử dụng tới vũ khí hạt nhân, Nga chỉ đơn giản là không có đủ sức mạnh đối đầu với hải quân Nhật Bản.
Điều cần lưu tâm nữa chính là các hạm đội khác của hải quân Nga chỉ có thể đưa tàu chiến đến hỗ trợ hạm đội Thái Bình Dương sau 30 - 35 ngày.
"Đây có thể là một cuộc tấn công nhanh chóng, trong một chiến dịch quân sự ngắn hạn. Ở giai đoạn này, nếu không sử dụng vũ khí hạt nhân, Nga khó có thể chống lại sức mạnh to lớn của đối phương".
"Hạm đội phương Bắc chỉ có thể đến hỗ trợ cho hạm đội Thái Bình Dương không sớm hơn 30 - 35 ngày. Trong thời gian này, người Nhật sẽ nhanh chóng tấn công rồi chiếm giữ các vùng lãnh thổ tranh chấp”.
“Khi sự việc đã rồi, Nhật Bản có thể tiến hành những cuộc đàm phán hòa bình dưới sự bảo trợ của Mỹ và các quốc gia khác", chuyên gia Drozdenko nói.
So sánh tương quan lực lượng, hải quân Nga hiện không có bất cứ tàu sân bay hay tàu đổ bộ cỡ lớn trang bị máy bay nào trong biên chế.
Hải quân Nhật Bản hiện có 4 khu trục hạm cỡ lớn mang trực thăng trong đó 2 chiếc thuộc lớp Izumo đang được hoán cải trở thành tàu sân bay hạng nhẹ mang tiêm kích tàng hình F-35B, 2 chiếc còn lại thuộc lớp Hyuga cũng có khả năng này.
Không chỉ có vậy, hải quân Nhật Bản còn có trong tay nhiều khu trục hạm Aegis tối tân và hơn 20 tàu ngầm tấn công diesel-điện được trang bị công nghệ động cơ đẩy độc lập với không khí hiện đại hàng đầu thế giới.
Trong khi đó hạm đội Thái Bình Dương hải quân Nga chủ yếu vẫn vận hành các chiến hạm từ thời Liên Xô, một vài tàu mới bổ sung đều là loại nhỏ hoạt động ven bờ.
Tuy nhiên các chuyên gia chú ý đến thực tế rằng Nga có đủ vũ khí để chống lại Nhật Bản, trong khi việc Moskva tránh sử dụng vũ khí hạt nhân là gần như không có.
Lý do là bởi học thuyết sử dụng loại vũ khí này đã được Moskva thay đổi, theo đó họ sẵn sàng triển khai trước nếu xảy ra trường hợp gặp mối đe dọa đặc biệt lớn.
Trước thực tế trên, dù cho sức mạnh hải quân có lớn hơn đi nữa nhưng chắc chắn Nhật Bản sẽ không mạo hiểm phát động một chiến dịch quân sự nhằm đánh chiếm Quần đảo Kurril.