Năm 2014, Nga đưa vào trang bị tiêm kích Su-35, được phát triển trên nền tảng của máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-27 Flanker, được phát triển dưới thời Liên Xô. Su-27 là chiến đấu cơ được thiết kế để đối đầu với F-15C Eagle và chiến đấu cơ kế nhiệm của nó là F-22 Raptor.MiG-35 đi vào hoạt động từ tháng 6/2019, và là phiên bản nâng cấp mạnh của MiG-29 Fulcrum, một chiến đấu cơ có trọng lượng trung bình, tương đương với F/A-18 Hornet của Mỹ; chiến đấu cơ MiG-35 sẽ được triển khai gần khu vực xung đột hơn.Mặc dù cả MiG-35 và Su-35 đều trang bị nhiều công nghệ tương tự, nhưng cả hai đều có thiết kế khác nhau về cơ bản, bổ sung cho các chiến đấu cơ có từ thời Chiến tranh Lạnh hiện có của Nga; việc đánh giá hai loại máy bay này, để thấy sự khác biệt và tương lai của chúng.Su-35 sử dụng radar mảng pha thụ động (PESA) Irbis-E, có thể phát hiện hầu hết các mục tiêu cỡ máy bay chiến đấu ở phạm vi trên 400 km, có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình ở phạm vi hơn 80 km và có thể theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên không.Radar của MiG-35 phức tạp hơn và là radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) đầu tiên của Nga, được lắp đặt trên máy bay chiến đấu. Radar của MiG-35, khả năng bắt mục tiêu kém hơn nhiều so với Irbis-E, nghĩa là Su-35 sẽ giữ được lợi thế đáng kể trong phát hiện mục tiêu.Đồng thời các loại vũ khí tiến công tầm xa của Su-35, cũng tương đương với phạm vi phát hiện của radar Irbis-E (đến 400 km); như vậy vũ khí tầm xa của Su-35 có thể tiêu diệt các mục tiêu là máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không, máy bay tiếp liệu của đối phương; đây là lợi thế mà không phải máy bay chiến đấu nào cũng có được.Một ưu điểm của hai loại máy bay chiến đấu trên của Nga, là có thể dùng chung nhiều loại vũ khí không đối không tầm xa, như tên lửa không đối không siêu thanh R-37M, có tốc độ đến Mach 6 và đầu dò mục tiêu rất mạnh, có khả năng tấn công máy bay ở phạm vi lên đến 400km.Với tên lửa R-37M, cho phép Su-35 và MiG-35 thoải mái vượt qua mọi đối thủ tiềm tàng trong các cuộc giao tranh ngoài tầm nhìn. Hiện các tên lửa không đối không mới nhất của Trung Quốc và Mỹ chỉ có tầm bắn bằng một nửa hoặc thấp hơn và chậm hơn đáng kể.Cả hai máy bay chiến đấu cũng có thể triển khai một loạt tên lửa hành trình tiến công mặt đất như Kh-35 và Kh-31; trong đó có tên lửa hành trình mới nhất là Kh-38, nhưng chưa rõ Su-35 có khả năng sử dụng loại tên lửa này không?Cả Su-35 và MiG-35 đều có khả năng siêu cơ động nhờ sử dụng động vectơ lực đẩy ba chiều. Những chiếc Su-27 và MiG-29, tiền thân của MiG-35 và Su-35 đã được chứng minh là có khả năng cơ động vượt trội hơn nhiều so với các đối thủ phương Tây và lợi thế này còn lớn hơn đối với Su-35 và MiG-35.Những cải tiến lớn của Su-35 và MiG-35 bao gồm sử dụng động cơ mạnh hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn; độ bền vượt trội và khả năng chứa nhiên liệu lớn hơn, trọng tải vũ khí được mở rộng, khung máy bay nhẹ hơn và bền hơn do sử dụng nhiều vật liệu composite.Liên Xô luôn bị đánh giá thấp về công nghệ điện tử, nhưng trên Su-35 và MiG-35, đều được trang bị hệ thống tác chiến điện tử, liên kết dữ liệu và màn hình hiển thị hiện đại; đặc biệt là hệ thống lái bằng dây, không hề thua kém các thiết kế của Mỹ.Su-35 mặc dù có kích thước lớn hơn, nhưng nhờ ứng dụng công nghệ máy bay tàng hình, nên đã giảm tiết diện radar hơn 70% so với Su-27. Còn MiG-35 chưa biết có sử dụng công nghệ tàng hình hay không.Cả MiG-35 và Su-35 đều có khả năng đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 2,25; Su-35 có trần bay cao hơn và tầm bay xa hơn, cho phép nó xâm nhập sâu vào phía sau phòng tuyến của đối phương và tuần tra các khu vực lớn hơn ngay cả khi mang đầy đủ vũ khí.Độ cao hoạt động tối đa của MiG-35 thấp hơn Su-35 khoảng 20%. Trong khi Su-27 và MiG-29 có trọng tải tiêu chuẩn lần lượt là 8 và 6 tên lửa, Su-35 và MiG-35 mở rộng số này lên 12-14 và 8 tên lửa. Do khả năng chứa nhiên liệu lớn hơn nhiều, nên dù mang trọng tải nhiều hơn, nhưng không ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động.Về tổng thể, Su-35 là loại máy bay chiến đấu mạnh hơn, mặc dù có kích thước lớn hơn, nhưng MiG-35 vẫn giữ được một số lợi thế quan trọng. Chi phí hoạt động của MiG-35 thấp hơn 20% so với MiG-29, khiến nó trở thành một trong những máy bay chiến đấu cao cấp, nhưng có giá rẻ nhất trên thế giới (cả về giá mua và chi phí sử dụng).Ngoài ra, với giá mua thấp hơn, nên các lực lượng không quân có thể mua với số lượng MiG-35 lớn hơn nhiều so với Su-35. Các yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn của MiG-35, cho phép nó xuất kích nhiều lần hơn, cũng như duy trì thời gian trên không lâu hơn, so với Su-35.Bên cạnh đó, MiG-35 có những tính năng mà Su-35 không có, đó là khả năng cất hạ cánh với đường băng rất ngắn, hoặc thậm chí là đường băng dã chiến có cơ sở vật chất chắp vá. Nhất là các đường băng gần khu vực chiến đấu.Su-35 là loại chiến đấu cơ cao cấp hơn, dùng để đối đầu cả với những đối thủ hạng nặng ưu tú của phương Tây như F-22; nhưng MiG-35 cũng vẫn đủ sức chống lại những đối thủ của phương Tây, bao gồm các thiết kế mới nhất, như Gripen-E, F-16V, F/A-18E/F và Rafale.Việc Nga tập trung nhiều hơn, vào các máy bay chiến đấu hạng nặng, mà ít chú ý đến máy bay chiến đấu hạng nhẹ, diễn ra từ sau thời kỳ chiến tranh Lạnh; có nghĩa là Nga có khả năng sẽ tập trung nhiều hơn vào việc mua Su-35, giống như họ ưu tiên sản xuất Su-27 và Su-30 hơn MiG-29 sau khi Liên Xô tan rã.Tuy nhiên, điều này phải trả giá bằng việc mất cân đối của lực lượng không quân, khi sử dụng chiến đấu cơ hạng nặng, chi phí tăng cao. Và rất có khả năng Không quân Nga không muốn tăng số lượng máy bay hạng nhẹ như MiG-35; mặc dù Nga có kế hoạch trang bị 150 chiếc MiG-35 trong thời gian tới. Soi từng chi tiết trên chiến đấu cơ MiG-35 của lực lượng Không quân Nga. Nguồn: THP.
Năm 2014, Nga đưa vào trang bị tiêm kích Su-35, được phát triển trên nền tảng của máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-27 Flanker, được phát triển dưới thời Liên Xô. Su-27 là chiến đấu cơ được thiết kế để đối đầu với F-15C Eagle và chiến đấu cơ kế nhiệm của nó là F-22 Raptor.
MiG-35 đi vào hoạt động từ tháng 6/2019, và là phiên bản nâng cấp mạnh của MiG-29 Fulcrum, một chiến đấu cơ có trọng lượng trung bình, tương đương với F/A-18 Hornet của Mỹ; chiến đấu cơ MiG-35 sẽ được triển khai gần khu vực xung đột hơn.
Mặc dù cả MiG-35 và Su-35 đều trang bị nhiều công nghệ tương tự, nhưng cả hai đều có thiết kế khác nhau về cơ bản, bổ sung cho các chiến đấu cơ có từ thời Chiến tranh Lạnh hiện có của Nga; việc đánh giá hai loại máy bay này, để thấy sự khác biệt và tương lai của chúng.
Su-35 sử dụng radar mảng pha thụ động (PESA) Irbis-E, có thể phát hiện hầu hết các mục tiêu cỡ máy bay chiến đấu ở phạm vi trên 400 km, có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình ở phạm vi hơn 80 km và có thể theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên không.
Radar của MiG-35 phức tạp hơn và là radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) đầu tiên của Nga, được lắp đặt trên máy bay chiến đấu. Radar của MiG-35, khả năng bắt mục tiêu kém hơn nhiều so với Irbis-E, nghĩa là Su-35 sẽ giữ được lợi thế đáng kể trong phát hiện mục tiêu.
Đồng thời các loại vũ khí tiến công tầm xa của Su-35, cũng tương đương với phạm vi phát hiện của radar Irbis-E (đến 400 km); như vậy vũ khí tầm xa của Su-35 có thể tiêu diệt các mục tiêu là máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không, máy bay tiếp liệu của đối phương; đây là lợi thế mà không phải máy bay chiến đấu nào cũng có được.
Một ưu điểm của hai loại máy bay chiến đấu trên của Nga, là có thể dùng chung nhiều loại vũ khí không đối không tầm xa, như tên lửa không đối không siêu thanh R-37M, có tốc độ đến Mach 6 và đầu dò mục tiêu rất mạnh, có khả năng tấn công máy bay ở phạm vi lên đến 400km.
Với tên lửa R-37M, cho phép Su-35 và MiG-35 thoải mái vượt qua mọi đối thủ tiềm tàng trong các cuộc giao tranh ngoài tầm nhìn. Hiện các tên lửa không đối không mới nhất của Trung Quốc và Mỹ chỉ có tầm bắn bằng một nửa hoặc thấp hơn và chậm hơn đáng kể.
Cả hai máy bay chiến đấu cũng có thể triển khai một loạt tên lửa hành trình tiến công mặt đất như Kh-35 và Kh-31; trong đó có tên lửa hành trình mới nhất là Kh-38, nhưng chưa rõ Su-35 có khả năng sử dụng loại tên lửa này không?
Cả Su-35 và MiG-35 đều có khả năng siêu cơ động nhờ sử dụng động vectơ lực đẩy ba chiều. Những chiếc Su-27 và MiG-29, tiền thân của MiG-35 và Su-35 đã được chứng minh là có khả năng cơ động vượt trội hơn nhiều so với các đối thủ phương Tây và lợi thế này còn lớn hơn đối với Su-35 và MiG-35.
Những cải tiến lớn của Su-35 và MiG-35 bao gồm sử dụng động cơ mạnh hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn; độ bền vượt trội và khả năng chứa nhiên liệu lớn hơn, trọng tải vũ khí được mở rộng, khung máy bay nhẹ hơn và bền hơn do sử dụng nhiều vật liệu composite.
Liên Xô luôn bị đánh giá thấp về công nghệ điện tử, nhưng trên Su-35 và MiG-35, đều được trang bị hệ thống tác chiến điện tử, liên kết dữ liệu và màn hình hiển thị hiện đại; đặc biệt là hệ thống lái bằng dây, không hề thua kém các thiết kế của Mỹ.
Su-35 mặc dù có kích thước lớn hơn, nhưng nhờ ứng dụng công nghệ máy bay tàng hình, nên đã giảm tiết diện radar hơn 70% so với Su-27. Còn MiG-35 chưa biết có sử dụng công nghệ tàng hình hay không.
Cả MiG-35 và Su-35 đều có khả năng đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 2,25; Su-35 có trần bay cao hơn và tầm bay xa hơn, cho phép nó xâm nhập sâu vào phía sau phòng tuyến của đối phương và tuần tra các khu vực lớn hơn ngay cả khi mang đầy đủ vũ khí.
Độ cao hoạt động tối đa của MiG-35 thấp hơn Su-35 khoảng 20%. Trong khi Su-27 và MiG-29 có trọng tải tiêu chuẩn lần lượt là 8 và 6 tên lửa, Su-35 và MiG-35 mở rộng số này lên 12-14 và 8 tên lửa. Do khả năng chứa nhiên liệu lớn hơn nhiều, nên dù mang trọng tải nhiều hơn, nhưng không ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động.
Về tổng thể, Su-35 là loại máy bay chiến đấu mạnh hơn, mặc dù có kích thước lớn hơn, nhưng MiG-35 vẫn giữ được một số lợi thế quan trọng. Chi phí hoạt động của MiG-35 thấp hơn 20% so với MiG-29, khiến nó trở thành một trong những máy bay chiến đấu cao cấp, nhưng có giá rẻ nhất trên thế giới (cả về giá mua và chi phí sử dụng).
Ngoài ra, với giá mua thấp hơn, nên các lực lượng không quân có thể mua với số lượng MiG-35 lớn hơn nhiều so với Su-35. Các yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn của MiG-35, cho phép nó xuất kích nhiều lần hơn, cũng như duy trì thời gian trên không lâu hơn, so với Su-35.
Bên cạnh đó, MiG-35 có những tính năng mà Su-35 không có, đó là khả năng cất hạ cánh với đường băng rất ngắn, hoặc thậm chí là đường băng dã chiến có cơ sở vật chất chắp vá. Nhất là các đường băng gần khu vực chiến đấu.
Su-35 là loại chiến đấu cơ cao cấp hơn, dùng để đối đầu cả với những đối thủ hạng nặng ưu tú của phương Tây như F-22; nhưng MiG-35 cũng vẫn đủ sức chống lại những đối thủ của phương Tây, bao gồm các thiết kế mới nhất, như Gripen-E, F-16V, F/A-18E/F và Rafale.
Việc Nga tập trung nhiều hơn, vào các máy bay chiến đấu hạng nặng, mà ít chú ý đến máy bay chiến đấu hạng nhẹ, diễn ra từ sau thời kỳ chiến tranh Lạnh; có nghĩa là Nga có khả năng sẽ tập trung nhiều hơn vào việc mua Su-35, giống như họ ưu tiên sản xuất Su-27 và Su-30 hơn MiG-29 sau khi Liên Xô tan rã.
Tuy nhiên, điều này phải trả giá bằng việc mất cân đối của lực lượng không quân, khi sử dụng chiến đấu cơ hạng nặng, chi phí tăng cao. Và rất có khả năng Không quân Nga không muốn tăng số lượng máy bay hạng nhẹ như MiG-35; mặc dù Nga có kế hoạch trang bị 150 chiếc MiG-35 trong thời gian tới.
Soi từng chi tiết trên chiến đấu cơ MiG-35 của lực lượng Không quân Nga. Nguồn: THP.